Tết thiếu nhi "đánh thức" sàn diễn

Miên Thảo| 02/06/2020 17:39

Tết thiếu nhi 1/6 năm nay có lẽ trở thành “sứ giả” đặc biệt khi “đánh thức” các sàn diễn “tỉnh giấc” sau mấy tháng trời phải đóng băng vì dịch Covid-19 hoành hành.

Tết thiếu nhi “đánh thức” sàn diễn
Vở nhạc kịch “Cuộc chiến vô cực” vừa mới được Nhà hát Tuổi trẻ dàn dựng 
mang nhiều màu sắc tươi mới. Ảnh: NHTT

“Tỉnh giấc” sớm nhất có lẽ là Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam khi cùng lúc nhà hát “bung ra” 3 chương trình: Vở kịch “Vaxilixa và Phù thủy độc ác”, nhạc kịch “Cuộc chiến vô cực” và ca múa nhạc – kịch vui “Trống Choai đi đâu thế…?” tại điểm rạp 11 Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

“Vaxilixa và phù thủy độc ác” (đạo diễn, NSƯT Như Lai) là vở kịch được chuyển thể từ câu chuyện “Hai cây phong” của nhà văn E.Sơ-vác-xơ. Vở kịch kể về hành trình của một người mẹ đi tìm hai đứa con ham chơi bị lạc lối trong khu rừng rậm. Hành trình này được mở ra với một không gian lung linh, huyền ảo cùng âm nhạc sống động, dẫn dắt khán giả bước cuộc kiếm tìm con trai của người mẹ dũng cảm. Điều thú vị là trong cuộc kiếm tìm này người mẹ còn trở thành người gắn kết những người bạn thú rừng cùng nhau lao động chăm chỉ, chiến đấu chống lại mụ phù thủy độc ác mưu mô. 

Trong khi đó, “Cuộc chiến vô cực” (tác giả: Kim Thúy, đạo diễn: Chí Huy) là vở nhạc kịch vui nhộn. Nếu như mới thoạt nghe tên vở kịch, nhiều khán giả tưởng rằng đây là vở nhạc kịch chỉ kể chuyện siêu nhân. Thế nhưng thật bất ngờ khi “Cuộc chiến vô cực” lại được phóng tác từ những tích truyện dân gian thuần Việt kết hợp cùng tạo hình các nhân vật anh hùng hiện đại để kể về cuộc hành trình chống lại cái ác của “Đội trưởng Tý” và bạn bè. 

Riêng “Trống Choai đi đâu thế…?” (tác giả: Chí Huy, đạo diễn: NSƯT Ánh Tuyết - Nhật Quang) là chương trình ca múa nhạc - kịch vui theo phong cách tạp kỹ hiện đại gồm những bài hát, điệu múa và câu chuyện kịch hấp dẫn mang tính tương tác cao. Ở chương trình này, khán giả không chỉ được phiêu lưu, thám hiểm mà còn được trực tiếp đưa ra những câu hỏi với các nhân vật. Theo thông tin từ nhà hát, bên cạnh các suất diễn được tổ chức từ cuối tháng 5, cả ba vở diễn này sẽ cùng tụ hội trong sự kiện “Ngày hội của bé” được diễn ra lúc 20h ngày 1/6.

Tết thiếu nhi “đánh thức” sàn diễn
Sân khấu Lệ Ngọc công diễn vở kịch “Cây tre thần”. Ảnh: Sân khấu Lệ Ngọc
Là tác giả và đạo diễn của hai vở diễn: “Cuộc chiến vô cực” và “Trống choai mình đi đâu thế?”, nghệ sĩ Chí Huy chia sẻ: “Thật mừng khi không còn phải thực hiện giãn cách xã hội vì dịch Covid-19 để chúng tôi có thể quay trở lại sàn diễn phục vụ khán giả đúng vào dịp Tết thiếu nhi. Thực ra, trong thời gian giãn cách xã hội, chúng tôi vẫn âm thầm tự tập vai để chờ ngày tưng bừng ra rạp và đem đến cho các em nhỏ những vở diễn đặc sắc, ý nghĩa”. 

Rạp xiếc 67 - 69 Trần Nhân Tông, Hai Bà Trưng, Hà Nội cũng mở cửa trở lại bằng việc đón khán giả dịp Tết thiếu nhi với chương trình xiếc và ảo thuật “Cướp biển trở lại” (kịch bản và đạo diễn: NSND Tống Toàn Thắng). Bằng sự kết hợp khéo léo giữa các tiết mục xiếc như: thăng bằng trên cao, tung hứng, ảo thuật, xiếc thú… “Cướp biển trở lại” dành tặng khán giả nhí câu chuyện mang tính giáo dục cao. Đấy là cuộc chiến đầy hấp dẫn và gay cấn giữa giữa các chàng thủy thủ tài ba gan dạ chiến đấu với lũ cướp biển để cứu đại dương xanh cùng nàng tiên cá. Cũng tại chương trình, các em nhỏ sẽ được chiêm ngưỡng một sân khấu huyền ảo mô phỏng đại dương xanh thơ mộng. Ngoài ra, để lưu diễn xuyên suốt mùa hè, Liên đoàn Xiếc Việt Nam còn xây dựng chương trình “Mùa hè sôi động”. 

Sân khấu Lệ Ngọc thì đón Tết thiếu nhi với các em nhỏ bằng vở diễn “Cây tre thần” - vở diễn đã được đạo diễn, NSƯT Bùi Như Lai dàn dựng trước khi dịch bệnh xảy ra nhưng phải chờ đến dịp này mới có thể công diễn đến khán giả. Đây là vở kịch được phóng tác từ truyện cổ tích dân gian “Cây tre trăm đốt”, vẫn kể về anh nông dân hiền lành bị lão phú hộ “quỵt” lời hứa hẹn sẽ gả con gái, bắt anh phải vào rừng tìm cây tre trăm đốt thì lão mới thực hiện lời hứa… Khi được sân khấu hóa, “Cây tre thần” hứa hẹn là một cuộc phiêu lưu, trải nghiệm thú vị. Bên cạnh việc ca ngợi cái thiện và tình yêu đôi lứa, “Cây tre thần” còn truyền tải thông điệp: cây tre chính là hình ảnh của người Việt, là môi trường xanh của người Việt. Bảo vệ cây tre là bảo vệ hồn cốt dân tộc Việt Nam.

Ngoài ra, Nhà hát Múa rối Thăng Long thì công diễn đến khán giả vở rối cạn “Mèo và chuột”; đồng thời phục vụ biểu diễn lưu động các chương trình rối nước đặc sắc: “Công chúa tóc mây”, “Bay lên từ mặt nước”… Trường Trung cấp Xiếc và tạp kỹ Việt Nam cũng mở gala xiếc với các tiết mục: Những chú mèo siêu đẳng, trích đoạn “Thạch Sanh đánh trằn tinh”, đại chiến sói xám… tại sân khấu tròn ở Khu văn công Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội.

Sau những tháng ngày phải đóng băng vì dịch Covid-19, sàn diễn sân khấu của các đơn vị nghệ thuật ở Hà Nội dần được sáng đèn bằng các chương trình đón Tết thiếu nhi. Bên cạnh những chương trình đã được công diễn từ những năm trước thì cũng có một số chương trình mới được các nhà hát dàn dựng khá hấp dẫn, tươi mới.
(0) Bình luận
  • Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An cùng các đơn vị có liên quan tổ chức Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.
  • Trao 80 di ảnh phục dựng chân dung Anh hùng liệt sĩ tại tỉnh Ninh Bình
    Trong không khí trang nghiêm và xúc động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2025); vừa qua, Hội Cựu Công an Nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình, phối hợp với “Trái tim người lính Việt Nam,” đã tổ chức Lễ trao Di ảnh Anh hùng - Liệt sĩ CAND và Anh hùng – Liệt sĩ có thân nhân là Công an tỉnh Ninh Bình, như một hành động thiết thực thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc.
  • Trưng bày “Gan vàng dạ sắt”: Thế hệ trẻ thêm vững bước trên con đường bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
    Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò (TP. Hà Nội) tổ chức trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt”. Đây là sự kiện không chỉ gợi nhắc ký ức hào hùng mà còn lan tỏa niềm tự hào, khơi dậy tinh thần yêu nước cho thế hệ hôm nay.
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tháng 4 này sẽ diễn ra chuỗi sự kiện điện ảnh “Như trăng trong đêm”
    Chuỗi sự kiện "Như trăng trong đêm" năm 2025 do Trung tâm Hỗ trợ Phát triển tài năng điện ảnh (TPD) tổ chức, năm nay lấy chủ đề "Điện ảnh Việt Nam qua một góc nhìn", diễn ra từ 17 - 27/4.
  • Tìm kiếm kịch bản điện ảnh kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng
    Hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2030), Cục Điện ảnh triển khai chương trình đầu tư chiều sâu nhằm tạo nguồn kịch bản phim truyện điện ảnh.
  • Khám phá hành trình nghệ thuật của họa sĩ Huỳnh Phương Đông
    Sáng ngày 11/4/2025, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra lễ khai mạc triển lãm chuyên đề “Hành trình Huỳnh Phương Đông”. Triển lãm do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam và gia đình họa sĩ tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và 100 năm ngày sinh chiến sĩ - họa sĩ Huỳnh Phương Đông (22/4/1925 – 22/4/2025), .
  • Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành “Thành phố học tập toàn cầu” của Unesco
    Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Quyết định số 1906/QĐ-UBND ngày 04/4/2025 về việc thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành thành viên Mạng lưới "Thành phố học tập toàn cầu" của Unesco.
  • [Podcast] Chùa Non Nước – Nơi hội tụ giá trị tâm linh, lịch sử của Thủ đô Hà Nội
    Hà Nội không chỉ nổi tiếng với những công trình cổ kính nơi phố thị mà còn ẩn chứa những ngôi chùa linh thiêng giữa núi rừng xanh ngát. Một trong những ngôi chùa mang đậm dấu ấn tâm linh, gắn liền với truyền thuyết Thánh Gióng và lịch sử dân tộc chính là Chùa Non Nước – một danh thắng tọa lạc trên núi Sóc, huyện Sóc Sơn. Chùa Non Nước được hình thành từ thời Đinh, sư trụ trì chùa đầu tiên là Khuông Việt Đại sư Ngô Chân Lưu (933 - 1011) - hậu duệ của Ngô Quyền và là vị Quốc sư được triều đình nhà Đinh, Tiền Lê và Hậu Lý kính trọng.
Đừng bỏ lỡ
Tết thiếu nhi "đánh thức" sàn diễn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO