Chuyển động Hà Nội

Tây Hồ: Phường Thuỵ Khuê, Yên Phụ đón nhận danh hiệu “Phường Văn hóa”

Bảo Trâm 28/01/2024 10:40

Tối 27/1, Đảng uỷ - UBND - Uỷ ban MTTQ phường Thuỵ Khuê, phường Yên Phụ đã tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu “Phường Văn hóa”. Hiện nay, quận Tây Hồ đã có 7/8 phường đạt danh hiệu “Phường Văn hoá” tiến tới xây dựng phường đạt chuẩn đô thị văn minh.

yp.jpeg
Tiết mục văn nghệ tại buổi lễ.

Trong tâm thức của mỗi người dân Thủ đô ngàn năm văn hiến, không ai là không biết đến vùng đất Tây Hồ với những giá trị văn hóa lịch sử đặc sắc. Trải qua nhiều thế kỷ, Tây Hồ được bồi đắp bởi bề dày trầm tích văn hóa phong phú với 71 di tích, trong đó có 40 di tích đã được xếp hạng và trở thành điểm đến nổi tiếng của các du khách trong và ngoài nước. Ngày nay, theo dòng chảy không ngừng của đô thị hoá, hài hoà trong những nét trầm tích cổ kính của các ngôi làng tại quận Tây Hồ là sự xuất hiện xen kẽ của những tiềm năng phát triển mới, góp phần tiếp nối những giá trị văn hoá truyền thống lâu đời.

Tiếp nối truyền thống văn hóa của mảnh đất Tây Hồ, Ngày 2-4-2009, quận Tây Hồ đã ban hành Đề án 03 về xây dựng "Phường văn hóa". Đề án này đã được UBND quận cụ thể hóa tại Quyết định số 14, ngày 27/4/2009 cùng với Quy chế công nhận danh hiệu "Phuờng văn hóa".

yp2.jpg
Lãnh đạo quận Tây Hồ trao Chứng nhận “Phường Văn hoá” cho phường Thuỵ Khuê và Yên Phụ.

Nằm ở phía Tây và Tây Bắc hồ Tây, hai địa danh Yên Phụ - Thụy Khuê là những địa phương có bề dày truyền thống, văn hóa lâu đời. Với nhiều thuận lợi như đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội trên địa bàn 2 phường ổn định. Các hoạt động quản lý và phong trào thi đua đã đạt được nhiều kết quả, cơ sở hạ tầng thông tin tuyên truyền, cổ động tốt; hệ thống hạ tầng đường, điện, nước được quan tâm đầu tư.… Nghị quyết Đảng ủy 2 phường đều xác định “Phấn đấu xây dựng phường trở thành phường văn hóa”, là định hướng chỉ đạo căn bản làm cơ sở cho việc huy động toàn bộ hệ thống chính trị và nhân dân trên địa bàn tham gia vào việc tổ chức vận động nhân dân thực hiện các nội dung tiêu chí xây dựng phường văn hóa.

Xây dựng đời sống kinh tế ổn định, phát triển bền vững là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, Chính quyền, MTTQ, các đoàn thể và nhân dân 2 phường Yên Phụ, Thụy Khuê. Trong đó chú trọng thực hiện kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế, phát huy nội lực của các doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn phường cho phát triển kinh tế ổn định, bền vững, trong đó chỉ đạo tập trung vào việc tăng cường các giải pháp thực hiện, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, ưu tiên phát triển hoạt động kinh doanh, dịch vụ.

Từ đó Kết quả Thu ngân sách nhà nước hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu giao. Các loại quỹ vận động đều được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Công tác giảm hộ nghèo, hộ cận nghèo đạt kết quả tốt, hầu hết các hộ gia đình trên địa bàn các phường có đời sống kinh tế ổn định, nhà ở khang trang. 100% các hộ chính sách có mức sống trung bình trở lên, không có hộ chính sách thuộc hộ nghèo hoặc hộ có hoàn cảnh khó khăn.

yp3.jpg
Bí thư Quận uỷ Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại buổi lễ.

Bí thư Quận uỷ, Chủ tịch HĐND quận Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng cho biết, ngay từ khi thành lập, Đảng bộ quận đã xác định "Quyết tâm phát huy nội lực, khai thác mọi tiềm năng, lợi thế, xây dựng quận Tây Hồ thành Trung tâm dịch vụ - du lịch văn hóa của Thủ đô".

Mục tiêu đó đã được cụ thể hoá bằng các chương trình, đề án cụ thể qua các kỳ Đại hội, với những nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt, mà trong đó nhiệm vụ “Phát triển toàn diện sự nghiệp văn hóa xã hội; góp phần nâng cao đời sống tinh thần của Nhân dân” luôn được Đảng bộ quận quan tâm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đồng thời với nhiệm vụ phát triển kinh tế trên địa bàn.

Quán triệt nghiêm túc quan điểm “Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội” được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu ra tại Hội nghị văn hóa toàn quốc (tháng 11/2021), Quận uỷ Tây Hồ luôn xác định, phải xây dựng được nền tảng văn hoá vững chắc, để với đặc thù lợi thế của quận, văn hóa sẽ thực sự là động lực thúc đẩy, hướng dẫn và hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội.

Chính vì vậy, trong nhiều năm qua, Đảng bộ quận Tây Hồ đã tập trung xây dựng "Phường Văn hóa” - là một mô hình văn hoá riêng có của quận Tây Hồ được triển khai với quan điểm: lấy sức dân để chăm lo cuộc sống cho dân, làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng cộng đồng dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người; góp phần xây dựng khối đoàn kết toàn dân, phát huy dân chủ, nâng cao dân trí, phát triển đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân; phát huy nội lực, tiềm năng của cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Cũng theo Bí thư Quận uỷ Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng, trong điều kiện việc triển khai xây dựng phường đạt chuẩn đô thị văn minh còn có những tiêu chí khó, chưa thực sự phù hợp thực tế, Phường Văn hoá chính là mô hình tiệm cận, với những tiêu chí khả thi và sát thực tế của địa phương để triển khai thực hiện, làm tiền đề cho việc xây dựng phường đạt chuẩn đô thị văn minh.

Tự hào là vùng đất văn hóa gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của Thăng Long - Hà Nội, Bí thư Quận uỷ Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng cho biết, trong thời gian tới, quận Tây Hồ định hướng xây dựng, phát triển thương hiệu dịch vụ du lịch văn hóa thông qua phát triển văn hoá và công nghiệp văn hóa, xây dựng các không gian văn hóa sáng tạo, sinh thái đặc trưng của quận Tây Hồ, gắn với Hồ Tây.

Để những nhiệm vụ, cũng là như mong muốn và khát vọng đó thành công, Bí thư Quận uỷ Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng mong muốn sự vào cuộc, chung sức đồng lòng, nỗ lực, kiên trì phấn đấu của Nhân dân quận Tây Hồ cùng Đảng bộ, chính quyền quận và cơ sở.

“Tôi tin tưởng rằng, với truyền thống và tình yêu với mảnh đất Tây Hồ, Nhân dân hai phường Thuỵ Khuê, Yên Phụ sẽ tiếp tục phát huy những lợi thế, tiềm lực vốn có và những kết quả đạt được trong việc triển khai thực hiện xây dựng Phường Văn hóa, cùng quyết tâm của cả hệ thống chính trị và sự đoàn kết, đồng thuận trong Nhân dân, triển khai thực hiện thành công nhiệm vụ xây dựng phường đạt chuẩn đô thị văn minh, góp phần xây dựng quận Tây Hồ ngày càng phát triển, thực sự trở thành Trung tâm dịch vụ du lịch văn hoá của Thủ đô” - Bí thư Quận uỷ Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.

yp4.jpg
Xây dựng đời sống kinh tế ổn định, phát triển bền vững là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, Chính quyền, MTTQ, các đoàn thể và nhân dân 2 phường Yên Phụ, Thụy Khuê.

Như vậy, 2 phường Yên Phụ, Thụy Khuê được công nhận phường Văn Hóa ngày hôm nay, quận Tây Hồ đã có 7/8 phường đạt chuẩn và được công nhận là phường Văn hóa, được nhân dân đồng thuận, hưởng ứng, là tiền đề quan trọng để quận tiếp tục xây dựng phường đạt chuẩn đô thị văn minh trên địa bàn, đóng góp cụ thể, thiết thực vào phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng môi trường sống nhân dân.

Quyết tâm xây dựng người Tây Hồ thanh lịch, văn minh, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, chính quyền và nhân dân quận Tây Hồ tiếp tục xây dựng mô hình "Phường văn hóa" theo cách đã triển khai, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Với bảy phường đã đạt danh hiệu "Phường văn hóa", quận Tây Hồ sẽ hướng dẫn và tạo điều kiện cho các phường xây dựng phường đạt chuẩn "đô thị văn minh"./.

Các tiêu chí 2 phường đạt được:

Tiêu chí Phát triển kinh tế

Phường Thụy Khuê từ 2018 - 2023, tổng quỹ vận động trên 1.829.679 triệu đồng; đã tặng quà của các cấp tới 15.050 lượt đối tượng chính sách với tổng số tiền trên 7 tỷ 117 triệu đồng. Phường không còn hộ nghèo, cận nghèo; các hộ chính sách có mức sống trung bình trở lên…

Phường Yên Phụ năm 2023 thu ngân sách trên 12 tỷ đồng, vận động các loại quỹ đạt trên 166 triệu đồng; phường đã không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo; 96,12% hộ gia đình trên địa bàn phường có đời sống kinh tế ổn định; từ năm 2020 -2023 đã tặng quà của các cấp tới 1.520 lượt đối tượng chính sách với tổng số tiền 4,1 tỷ đồng

Tiêu chí xây dựng đời sống tinh thần

Phường Thụy Khuê: Hỗ trợ 315 hộ vay vốn Ngân hàng chính sách; tổng dư nợ là trên 19 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 3.467 lao động. 98.9% hộ đạt danh hiệu Gia đình văn hóa; 13/13 tổ dân phố được công nhận tổ dân phố văn hóa - sức khỏe; 13/13 tổ dân phố thành lập tổ hòa giải, toàn phường có 18 chi hội khuyến học, 02 dòng họ khuyến học; 100% đối tượng chính sách xã hội và người có công được quan tâm.

Phường Yên Phụ: 97% số hộ đạt danh hiệu Gia đình văn hóa sức khỏe; 14/14 tổ đạt TDP đạt tổ dân phố văn hoá; 100% các tổ dân phố vận động xây dựng các loại Quỹ có hiệu quả. Hỗ trợ 342 hộ vay vốn Ngân hàng chính sách tổng dư nợ trên 24 tỷ đồng, giải quyết và giới thiệu việc làm cho 5.262 lao động; 14/14 tổ dân phố có các nhóm Văn nghệ; toàn phường có 21 chi hội khuyến học, 93,5% hộ gia đình học tập, có 02 dòng họ học tập; 100% đối tượng chính sách xã hội và người có công được quan tâm.

Tiêu chí văn minh đô thị

Phường Thụy Khuê đảm bảo tốt văn minh đô thị; việc cưới, việc tang văn minh đạt 100%; 500 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo phân cấp quản lý, 100% các cơ sở kinh doanh đã được ký cam kết ATTP

Phường Yên Phụ đảm bảo tốt văn minh đô thị; việc cưới, việc tang văn minh đạt từ 95 – 97%; 200 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo phân cấp quản lý của quận và phường, 100% cơ sở đã có GCN đủ điều kiện ATTP và đã được ký cam kết ATTP. 527/527 hộ kinh doanh các ngành nghề trên địa bàn phường đã ký cam kết trật tự đô thị.

Cơ sở vật chất hạ tầng xã hội

Phường Thụy Khuê đảm bảo cung cấp điện, nước sạch đến 100% các hộ dân. Đảm bảo điện chiếu sáng công cộng; cải tạo, sửa chữa 10 Nhà sinh hoạt, TTVH&TT phường; Hệ thống 03 trường học đều được quận quan tâm đầu tư xây mới và nâng cấp.

Phường Yên Phụ đảm bảo cung cấp điện, nước sạch đến 100% các hộ dân; 100% các tuyến ngõ, đường được bê tông hóa hoặc trải nhựa; cải tạo, sửa chữa 08 Nhà sinh hoạt và 01 TTVH&TT phường; Hệ thống đài truyền thanh 45 cụm loa tại 14 tổ dân phố….

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • Thêm một cuốn sách về tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam
    Để giúp bạn đọc hiểu rõ và đầy đủ hơn về các tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam - Hỏi và đáp” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Đỗ Thị Thanh Hương.
  • Họa mi vương vấn
    Chọn cho mình một góc quán cà phê ngoài trời, tôi nhìn dọc theo Phố sách Hà Nội. Vài ba người có lẽ là khách du lịch đang thích thú chụp ảnh và lựa sách, thi thoảng so vai, sửa lại khăn choàng khi có cơn gió ngang qua.
  • [Podcast] Dẻo thơm hương vị bánh gai làng Giá
    Nhắc tới bánh gai có lẽ nhiều người sẽ nghĩ tới bánh gai Ninh Giang (Hải Dương), bánh gai bà Thi (Nam Định) hay bánh gai tứ Trụ (Thanh Hóa), nhưng nếu một lần được thưởng thức bánh gai làng Giá - Xứ Đoài của Thủ đô Hà Nội tại huyện Hoài Đức bạn sẽ nhớ mãi. Theo quan niệm của người dân làng Giá (xã Yên Sở, H. Hoài Đức), bánh gai là thể hiện cho con người giao hòa với trời đất, âm dương, vì thế, công đoạn làm bánh phải thật công phu.
  • Hà Nội đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp
    Nhằm phát huy các tiềm năng, lợi thế sẵn có của Hà Nội để phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp (nông nghiệp tuần hoàn); Thành phố sẽ triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh phát triển khoa học và ứng dụng, chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội hướng tới phát triển nông nghiệp xanh và bền vững.
Đừng bỏ lỡ
Tây Hồ: Phường Thuỵ Khuê, Yên Phụ đón nhận danh hiệu “Phường Văn hóa”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO