Tập tục cúng âm hồn - Nét đẹp trong đời sống văn hóa tâm linh xứ Huế

Theo toquoc.vn| 07/07/2017 14:23

Tục cúng cho các âm hồn tại Huế vào ngày thất thủ Kinh đô được xem là ngày cúng cô hồn lớn nhất trong cả nước. Việc làm này đã thể hiện được tình đồng bào, tấm lòng nhân đạo và tính nhân văn sâu sắc của người dân xứ Huế

Nếu là một du khách lần đầu tiên đặt chân đến TP. Huế (tỉnh Thừa Thiên – Huế) đúng vào dịp 23/5 âm lịch, nhiều người sẽ không khỏi ngạc nhiên bởi không khí trang nghiêm trải khắp thành phố. Từ các gia đình đến thôn, xóm, phường,.. rất nhiều rạp được dựng nên để tổ chức lễ cúng âm hồn. Đó chính là ngày tưởng nhớ sự kiện “Thất thủ Kinh đô 23 tháng 5”, một ngày rất đặc biệt đối với mỗi người dân xứ Huế.

Đi tìm nguồn gốc ngày cúng âm hồn ở Huế

Hằng năm cứ đến dịp 23/5 âm lịch, người dân ở Huế lại long trọng tổ chức ngày lễ cúng âm hồn. Đây là một nghi lễ vừa mang tính chất gia đình lại vừa có tính chất cộng đồng trong một đoàn thể, tổ chức hay trong một tập thể dân cư ở cùng tổ, phường,.. Việc lễ cúng âm hồn ở Huế được tổ chức một cách trang trọng như vậy liên quan đến sự kiện thất thủ kinh đô năm 1885.

Tập tục cúng âm hồn - Nét đẹp trong đời sống văn hóa tâm linh xứ Huế - ảnh 1Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình mà lễ vật cũng khác nhau nhưng không thể thiếu: hương đèn, trầu cau, xôi, chè, khoai sắn, hoa quả,...

Giai đoạn 1883 – 1885 là giai đoạn nhạy cảm nhất trong lịch sử Việt vào triều Nguyễn. Năm 1883, sau khi Pháp nã đại bác vào Thuận An, Kinh thành Huế rơi vào thế lâm nguy, triều đình hoang mang lo sợ. Lúc này chỉ có Tôn Thất Thuyết vẫn cương quyết giữ vững lập trường đánh Pháp.

Đêm 4 rạng sáng 5/7/1885 (tức đêm 22 rạng sáng 23/5 năm Ất Dậu), Tôn Thất Thuyết đứng dậy chỉ huy cuộc vũ trang với 20.000 binh lính chống Pháp, đánh vào sào huyệt của giặc ở Mang Cá và Tòa Khâm Sứ bên bờ sông Hương. Quân ta chiến đấu gan dạ nhưng vì khí giới thô sơ nên bị thua trận. Quân địch tổ chức phản công, chiếm thành, giết chóc không chừa một ai. Một cuộc chạy loạn hết sức đau thương và bi thảm của người dân xứ Huế đã diễn ra. Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất chính là người dân trong kinh thành Huế.

Theo một số ghi chép, dường như không có gia đình nào là không chịu mất mát sau biến cố. Khoảng 9300 binh lính và thường dân bị thương vong. Họ là những quân sĩ, dân chúng, quan lại, thợ thầy,… tử nạn vì nhiều nguyên do. Hoặc là chết vì súng đạn giặc Pháp, hoặc do chen lấn, dày đạp nhau mà chết. Cũng có thể bị ngã khi tìm cách leo ra khỏi thành hoặc sẩy chân xuống các ao hồ dày đặc trong thành, nhất là hồ Tịnh Tâm,..

 Những người sống sót sau biến cố bàng hoàng, tiếc thương cho những người bị chết một cách oan uổng nên đã lập đàn cúng bái.

Tập tục cúng âm hồn - Nét đẹp trong đời sống văn hóa tâm linh xứ Huế - ảnh 2Trong nghi lễ luôn có một bình nước lớn và một bếp lửa được đốt ngay bên cạnh bàn thờ cúng.

Từ đó trở đi,  ngày 23/5 âm lịch hàng năm cũng trở thành ngày “giỗ chung” của cả kinh thành Huế. Vào ngày này, người dân ở Huế lại làm lễ cúng cho những người tử nạn, không kể người đó có phải là người thân trong gia đình hay không.

Nét đẹp cao quý trong văn hóa Huế

Tập tục cúng âm hồn bắt đầu từ những năm sau biến cố thất thủ kinh đô và kéo dài cho đến bây giờ. Trải qua hơn 130 năm, dù Huế có nhiều sự biến đổi nhưng tập tục này vẫn được gìn giữ và chưa bao giờ bị gián đoạn. Tuy quy mô và hình thức tổ chức có chút khác nhau so với từng thời điểm lịch sử song ý nghĩa của nó vẫn được giữ nguyên.

Từ ngày 23/5 âm lịch, nếu là một du khách đặt chân đến Huế ắt hẳn mọi người sẽ không khỏi ngạc nhiên trước không khí trang nghiêm. Hình ảnh các lễ cúng, hương khói, tiếng nhạc cúng lễ có thể bắt gặp ở mọi nơi từ sân nhà, đầu ngõ, trong chợ, bến đò, bến sông,..

Việc tổ chức nghi lễ cúng âm hồn theo hình thức cá nhân hay tập thể không có một quy định cụ thể nào. Chủ yếu là dựa vào sự thành tâm và tấm lòng của mỗi người. Thông thường, việc tổ chức lễ cúng âm hồn được tổ chức vào ngày chính lễ 23/5 âm lịch, nhưng cũng có thể kéo dài cho đến hết tháng 5 tùy vào mỗi gia đình.

Mâm cúng lễ thường được bày biện giữa trời, thường là trước cổng hoặc sân nhà với hai mâm thượng và hạ. Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình, mỗi khu phố mà lễ vật cũng khác nhau. Tuy nhiên trong số các lễ vật không thể thiếu: hương đèn, trầu cau, rượu trắng, cháo trắng, muối, gạo, hạt nổ, xôi, chè, khoai sắn, hoa quả, giấy tờ vàng mã,..

Đặc biệt trong nghi lễ luôn có một bình nước lớn và một bếp lửa được đốt ngay bên cạnh bàn thờ cúng. Nhiều người tin rằng những vong linh bị chết oan uổng vì đói khát, chết lạnh lẽo dưới ao hồ,.. không ai thờ tự có thể đến uống nước, sưởi ấm vào ngày này.

Tập tục cúng âm hồn - Nét đẹp trong đời sống văn hóa tâm linh xứ Huế - ảnh 3Miếu Âm Hồn là ngôi miếu có lịch sử lâu đời nhất, hằng năm vẫn tổ chức lễ cúng âm hồn tưởng nhớ những người tử nạn sau biến cố thất thủ Kinh đô.

Nghi thức tổ chức lễ cúng âm hồn trang trọng nhất vẫn được tổ chức ở các am miếu trong khắp thành phố Huế. Hiện nay nằm ở đường Mai Thúc Loan (TP. Huế) vẫn còn Miếu Âm Hồn là ngôi miếu có lịch sử lâu đời nhất gắn liền với ngày lễ này. Miếu được xây dựng vào năm 1895, hằng năm vẫn tổ chức lễ cúng âm hồn tưởng nhớ những người tử nạn sau biến cố thất thủ Kinh đô.

Ông Trần Văn Vinh (người dân TP. Huế) cho biết: “Ngày này người dân Huế vẫn gọi là ngày “quẩy cơm chung”. Vào ngày đó nếu là khách vãng lai thì dù bất cứ nơi nào mình nghỉ chân vẫn thường được gia chủ mời cùng với gia đình dùng chung bữa giỗ đó”.

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa Huế, lễ cúng âm hồn là một cuộc tưởng niệm tập thể của cộng đồng dân chúng Huế. Nó ghi lại một sự kiện bi hùng xảy ra trên đất Cố đô vào ngày 23/5 Ất Dậu khi có hàng nghìn người đã chết sau biến cố đau thương này.

Không chỉ cúng cho những vong linh không biết tên tuổi để tưởng nhớ họ đã có công chống thực dân để đấu tranh vì độc lập tự chủ của nước nhà. Tập tục còn thể hiện tính văn, nhân đạo rộng lớn và nghĩa cử hết sức cao đẹp của người dân Huế nói riêng và người Việt Nam nói chung.

Bài liên quan
  • Lấp khoảng trống phát sinh, phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam
    Sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa cùng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật được các chuyên gia đánh giá rất cần thiết để bắt kịp sự vận động và biến chuyển của xã hội. Quá trình xây dựng Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Bộ VH-TT&DL cũng đã chỉ ra một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn cần được bổ sung mới trong Luật, nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xúc động những câu chuyện thời niên thiếu của Bác Hồ ở Huế
    Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình từng sinh sống, lao động, học tập và tham gia các hoạt động yêu nước ở Thừa Thiên Huế trong thời gian từ 1895 - 1901 và 1906 - 1909.
  • Tái hiện “một thời hoa lửa” của Thanh niên xung phong
    Tối 18/5, tại khu vực sân khấu ngoài trời thị xã Sơn Tây, đêm thi thứ 5 “Liên hoan tiếng hát Cựu Thanh niên xung phong Hà Nội năm 2024” (cụm số 3) được tổ chức với sự tham gia của 6 đơn vị và hàng chục tiết mục đặc sắc, được dàn dựng công phu tái hiện chân thực một thời gian khổ, hy sinh nhưng rất đỗi hào hùng của các thế hệ Thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam.
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Phát động bình chọn “Những bản hùng ca của đất nước”
    Với chủ đề "Những bản hùng ca đất nước", cuộc bình chọn 50 tác phẩm văn học và nghệ thuật biểu diễn Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất chính thức được phát động ngày 18/5 tại Hà Nội.
  • Khánh thành công trình Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và bức Phù điêu Bác Hồ với Công an Thủ đô
    Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ đến thăm, chúc Tết Công an TP Hà Nội và 134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 19/5, Công an TP Hà Nội trang trọng tổ chức Lễ khánh thành công trình "Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và bức Phù điêu Bác Hồ với Công an Thủ đô".
Đừng bỏ lỡ
Tập tục cúng âm hồn - Nét đẹp trong đời sống văn hóa tâm linh xứ Huế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO