Tập thể cũ, sáng tạo mới

HNMCT| 08/02/2022 19:54

Tập thể cũ là một di sản đô thị của Hà Nội, gắn bó với cuộc sống của hàng triệu người trong mấy thập niên. Việc tháo dỡ tập thể cũ là cần thiết. Nhưng giữ lại, ít nhất là một số tập thể cũ điển hình, thậm chí cũng cần thiết không kém. Thực tế cho thấy, đã và đang có những sáng tạo từ cộng đồng, để tập thể cũ vừa là nơi kinh doanh vừa mang sứ mệnh là đại diện của ký ức văn hóa Hà Nội.

Tập thể cũ, sáng tạo mới
Góc nhỏ xinh xắn được yêu thích của Cư Xá cà phê.

1. Nằm lẫn trong những căn hộ tập thể, tất cả các quán trong chuỗi Cư Xá cà phê đều phải đi qua những cầu thang cũ, hẹp và thiếu sáng. Ví như để đến Cư Xá trên phố Tôn Thất Tùng (quận Đống Đa, Hà Nội), khách thường phải có chỉ dẫn, nếu không rất dễ lầm đường. Nhưng Cư Xá cà phê hiện là một thương hiệu khá nổi tiếng ở Hà Nội. Người ta sẽ muốn trở lại nếu đã một lần ghé qua. Cho dù những đồ trang trí, phần nhiều được làm mới, thì những người thiết kế vẫn để chúng nhuốm màu thời gian. Gần đây, Cư Xá cà phê Tôn Thất Tùng đã thay đổi nội thất theo hướng tối giản, nhã nhặn hơn. Nhưng riêng khu vực ban công vẫn giữ chuyên “chất” cũ kỹ. Cư Xá chỉ là một trong hàng loạt những quán cà phê khác trên địa bàn Hà Nội, nằm ẩn mình trong những khu tập thể. Đó là Căng-tin Caphe, Én Tarot Café...

Không chỉ cà phê, còn có một trào lưu khác là “tái sinh” những căn nhà trong tập thể cũ thành homestay. Cái cũ kỹ của tập thể, trong mắt các nhà thiết kế, lại là yếu tố “lạ”, được dùng làm nền cho những phong cách sáng tạo khác nhau. Không đâu xa, ngay đầu phố Lê Phụng Hiểu có một homestay trong khu tập thể cũ, vốn rất đắt khách trước khi dịch bệnh xảy ra. Thiết kế được lấy cảm hứng từ những vật dụng thời “ông bà ta”. Còn nhiều homestay nổi tiếng khác rải rác trong các khu tập thể cũ khắp Hà Nội. “Công thức” trang trí, thiết kế của cà phê hay homestay tập thể cũ khá giống nhau. Đều mang âm hưởng hoài cổ, với những hình ảnh, vật dụng gợi lại Hà Nội thời bao cấp, hoặc theo phong cách vintage, những đồ nội thất kiểu Âu. Kiến trúc sư Trần Huy Ánh (Hội Kiến trúc sư Hà Nội) cho rằng, việc cải tạo những căn tập thể cũ đưa vào khai thác homestay vừa giúp thị trường du lịch có thêm một nguồn cung phong phú về chỗ ở và trải nghiệm, vừa giúp không gian trong các khu tập thể trở nên mới mẻ và giàu sức sống. Các ngôi nhà ở sẽ được sử dụng tốt nếu như chúng ta quan tâm nâng cấp, sửa chữa. Homestay trong các khu tập thể, được đánh giá là “hơn cả một chỗ ở”. Nhiều bạn trẻ ở Hà Nội sẵn sàng bỏ tiền để có trải nghiệm.

Nhưng nếu nói đến một không gian đậm chất văn hóa nhất, không thể không nhắc đến Ơ kìa Hà Nội. Sau mấy lần "chuyển nhà", không gian sáng tạo nổi tiếng đậm chất Hà thành này hiện dừng chân trong một khu tập thể. Tiếp nối những hoạt động trước đây, Ơ kìa Hà Nội “phiên bản” tập thể cũ, vừa đưa người ta trở lại thời Hà Nội cũ, vừa là không gian diễn ra những hoạt động văn hóa.

2. Bắt đầu được xây dựng sau năm 1954, tập thể cũ gắn bó với cuộc đời của hàng triệu người trên mảnh đất này. Là người sinh ra, lớn lên ở khu tập thể, sau này, khi theo nghề kiến trúc, Lê Việt Hà càng nhận ra tập thể cũ rất đẹp. Không phải chỉ vì anh gắn bó. Mà bởi khi ấy, các khu tập thể được xây dựng theo “công thức vàng”. Giữa các khu tập thể là không gian cho lũ trẻ tha hồ chạy nhảy, đùa nghịch. Những bậc cầu thang có lối dắt xe ở giữa, những tấm lan can, những khung cửa màu xanh... đều chất chứa kỷ niệm.

Sau này, khi dân số tăng lên, cùng sự quản lý lỏng lẻo nên những “ba lô”, “chuồng cọp” bắt đầu “đu bám” vào những “căn nhà ký ức”. Nhà “nối ra” nhẹ thì 2 - 3m. Bạo gan thì cơi ra cỡ 4m. Người ta dùng không gian đó làm bếp, làm phòng ngủ... Từ đó tập thể cũ giống cái gai trong mắt, cần phải nhổ đi.

Bởi thế, cách đây mấy năm, khi cựu Đại sứ Pháp tại Việt Nam Jean-Noel Poirier giới thiệu một bộ phim thể hiện tình yêu của ông với Hà Nội, mọi người đã... ngã ngửa ra. Không phải những di tích cổ kính. Cũng không phải những kiến trúc Pháp duyên dáng. Mà “nhân vật chính” lại là những khu nhà tập thể cũ. Ngạc nhiên hơn nữa, chính Poirier, với tất cả tình yêu chân thành, đã nói rằng: Sau này, Hà Nội nên giữ lại những khu nhà tập thể cũ, ít nhất là một số khu nhà điển hình! 

Không dễ hiểu đề nghị của Poirier nếu chỉ nhìn tập thể cũ qua lát cắt đương đại. Nhưng có làng quê nào, đô thị nào lại không có ký ức? Tập thể cũ đại diện cho một giai đoạn phát triển không thể coi là ngắn của Hà Nội. Rất nhiều người muốn đập đi thật nhanh những khu tập thể cũ. Nhưng đô thị không ký ức là đô thị không có linh hồn. Chúng ta chọn những tòa chung cư cao tầng xây dựng từ sau năm 2000 đến nay là đại diện cho Hà Nội hay chọn những con phố nửa cựu nửa kim, mặt tiền chỗ nào cũng cắt đều 3 - 4m Chọn cũng không sai. Nhưng những đô thị như thế, ở Việc Nam đâu chẳng có! 

Tập thể cũ, sáng tạo mới
Trào lưu biến các căn hộ trong khu tập thể cũ thành các quán cà phê, homestay đang có xu hướng phát triển.

3. Ngoài phố cổ, phố cũ, tập thể cũ cũng là một di sản đô thị đặc trưng của Hà Nội. Đó còn là nơi định hình văn hóa một thế hệ đặc biệt - những người ngoại tỉnh nhập cư, nhưng “nhập cư chậm”, bởi lượng người đổ về không ào ạt. Phần lớn là cán bộ có tri thức, khi đến Hà Nội, nhiều người “nhập gia tùy tục”. Tập thể cũ thường chật, nhà nọ sát nhà kia. Nhà nào nhà nấy cũng phải giữ kẽ để khỏi ảnh hưởng tới gia đình bên cạnh. Ít nhiều thẩm thấu lối ứng xử của Hà thành cũ, lại cộng hưởng thói quen do môi trường đặt ra, thế hệ ấy nhanh chóng tạo ra một văn hóa mới khá tương đồng với văn hóa Hà Nội cũ.

Hà Nội bước vào thời kỳ hiện đại, đó cũng là lúc nhiều tập thể cũ trở thành “cao tuổi”. Một số xuống cấp đến mức nguy hiểm. Nhiều tập thể cũ cần phải dỡ bỏ. Nhưng cũng còn không ít khu nhà kết cấu bền chắc. Việc nâng cấp, cải tạo có thể bảo đảm cho cuộc sống của cư dân hàng chục năm nữa. Nhìn sâu hơn vào dòng chảy của tập thể cũ trong lịch sử Hà thành, ta bắt đầu thấy Poirier có lý... Nhiều nước trên thế giới, thay vì đập đi làm lại, đã xử lý những chung cư cũ theo hướng bảo tồn. Bản thân nước Nga - nơi tạo ra phiên bản “gốc” của tập thể cũ Hà Nội, người ta cũng đã bắt đầu bảo tồn tập thể cũ, coi đó là những giá trị không thể thay thế.

Tất nhiên, sẽ rất lãng phí nếu chỉ sử dụng một di sản như thế làm nơi cư trú. Sự sáng tạo của cộng đồng trong khai thác giá trị tập thể cũ vào kinh doanh là những gợi ý hay, để tập thể cũ mang sứ mệnh là một đại diện của ký ức văn hóa Hà Nội!

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nơi “nuôi dưỡng” niềm tự hào dân tộc
    Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã từng đi nhiều nơi và đã có rất nhiều địa điểm in dấu chân Người, gắn liền với sự kiện quan trọng của dân tộc. Một trong số đó là ngày 3/12/1946, Bác Hồ về nhà cụ Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) để chuẩn bị rút lên chiến khu. Tại ngôi nhà này, Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và được Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển đến toàn thể quốc dân, đồng bào, kêu gọi bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.
  • Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024
    Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam: Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một Thế giới hòa bình”, Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 quy tụ 16 tỉnh, thành phố tham gia: Bắc Giang, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Sơn La, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc và Quảng Trị.
  • Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - sứ mệnh lịch sử
    Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng. Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là kỷ nguyên đột phá, phát triển tăng tốc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa quốc gia, dân tộc lên một tầm cao mới, tiến cùng thời đại.
  • Những âm thanh cổ điển vang lên trong đêm “Hà Nội Concert: Hoà nhạc mùa đông”
    Tối 13/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Dàn nhạc giao hưởng trẻ Việt Nam cùng Dàn hợp xướng Bình Minh đã có những màn trình diễn thăng hoa trong đêm hòa nhạc “Hà Nội Concert: Hoà nhạc Mùa đông” dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng trẻ tài năng Phan Đỗ Phúc.
  • Triển khai đợt 2 Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch vừa có Công văn đề nghị các cơ quan, đơn vị trực thuộc triển khai đợt II xét tặng Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021 - 2025.
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
Tập thể cũ, sáng tạo mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO