Táo tợn đào "địa đạo" trong nhà để khai thác vàng lậu

TTXVN| 22/01/2018 11:07

Ngày 21-1, lực lượng chức năng tỉnh Kon Tum đã phát hiện một hầm vàng khai thác trái phép tại nhà ông Nguyễn Văn Lý ở xã Đăk Kan, huyện Ngọc Hồi.

Hầm vàng trên được các đối tượng đào một cách chuyên nghiệp như địa đạo. Ngoài tang vật thu tại chỗ gồm máy móc, thiết bị đào, lực lượng chức năng tỉnh Kon Tum còn bắt giữ 5 đối tượng đang thực hiện hành vi khai thác vàng.
Táo tợn đào
“Địa đạo” trong rẫy.

Nhận được tin báo của nhân dân, ngày 21-1, Tổ công tác của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kon Tum phối hợp với lực lượng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh bất ngờ kiểm tra khu rẫy trồng chanh dây của gia đình ông Nguyễn Văn Lý (thôn Tân Bình, xã Đăk Kan, huyện Ngọc Hồi).

Tại đây, nhìn bề ngoài không có dấu hiệu của việc khai thác vàng trái phép. Tuy nhiên, ở giữa rẫy chanh dây, lực lượng chức năng phát hiện một căn lán được dựng bằng cọc gỗ, xung quanh được phủ bạt. Kiểm tra bên trong, lực lượng chức năng phát hiện một cửa hầm cao hơn 1 mét, rộng khoảng 1,5m. Để vào được khu vực hầm vàng, mọi người phải đi qua nhà ông Lý. Nhà thường xuyên đóng cổng, có chó canh tại cổng bảo vệ. Để cảnh giới, các đối tượng khai thác vàng dựng một chòi canh nằm trên đỉnh đồi có thể quan sát xung quanh. Đây là điểm luôn có người trực gác, cảnh giới tất cả người và phương tiện khi vào rẫy.

Bên ngoài hầm, có cửa gỗ được khóa kỹ. Khi cửa được mở, lộ ra đường hầm sâu hun hút, ăn sâu vào lòng đồi; các dấu vết đào còn mới. Nhìn đường hầm có thể thấy hoạt động khai thác vàng ở đây khá quy mô. Lần theo “địa đạo”, đường dài hàng trăm mét; bên trong đường hầm có nhiều nhánh rẽ ngang và các nơi tập kết quặng. Để cung cấp đủ ánh sáng, các đối tượng khai thác vàng đã giăng cả hệ thống điện chiếu sáng vào sâu trong hầm. Ngoài ra, trong hầm còn hệ thống đường ống dẫn khí.

Để đào được đường hầm có quy mô và lớn như trên, “vàng tặc” phải bỏ ra nhiều thời gian và công sức. Theo ông Bùi Văn Nguyên, Công an viên xã Đăk Kan, nhìn bên ngoài căn hầm giống như lán của người thu hái chanh dây thuê nghỉ ngơi nên khó phát hiện. 

“Vàng tặc” tái phạm 


Qua kiểm tra hầm vàng, lực lượng chức năng phát hiện 5 đối tượng đang trốn sâu bên trong gồm A Thiên (27 tuổi), trú tại xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô; A Khôi (20 tuổi), A Khôn (18 tuổi), A Hổ (22 tuổi), A Thiếu (16 tuổi), cùng trú tại thôn Ri Mẹt, xã Đăk Môn, huyện Đăk Glei. Cả 5 đối tượng đều khai nhận được thuê đến đào vàng gần một tháng qua. Tại hiện trường, lực lượng chức năng còn phát hiện máy nổ, máy xay đá, nhiều dụng cụ chuyên dùng để đào đất khác và khoảng 10 tấn quặng nguyên khai.
Táo tợn đào
Năm đối tượng được thuê để khai thác vàng trái phép.

Chủ của khu rẫy có hầm vàng là ông Nguyễn Văn Lý. Theo lời khai của ông Lý với lực lượng chức năng, vào đầu năm 2018, có 2 người (tên là Nghiên và An) ở thị trấn Plei Kần đến gặp và đặt vấn đề tổ chức khai thác vàng trên khu vườn chanh dây của gia đình ông. Theo đó, khi có sản phẩm sẽ ăn chia theo thỏa thuận. Tuy nhiên, đến nay chưa có sản phẩm. 

Theo thông tin từ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ngọc Hồi, vào năm 2013, ông Nguyễn Văn Lý đã từng bị xử phạt sau khi chính quyền phát hiện hoạt động khai thác vàng trái phép trong rẫy của gia đình. 

Sau khi lập biên bản vụ việc, Tổ công tác đã bàn giao các đối tượng khai thác vàng trái phép cùng máy móc, phương tiện cho chính quyền địa phương tạm giữ phục vụ công tác xác minh, làm rõ.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh phù hợp với bối cảnh mới
    Trong nhiều năm qua, thành phố Hà Nội đã tập trung, ưu tiên nhiều nguồn lực cho phát triển văn hoá, góp phần “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” theo các Chỉ thị, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương cũng như của Thành phố.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
Đừng bỏ lỡ
Táo tợn đào "địa đạo" trong nhà để khai thác vàng lậu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO