Tạo thương hiệu lao động xuất khẩu

Văn Hải/Thời nay| 08/05/2019 14:05

Xuất khẩu lao động được xem là một thị trường tiềm năng, khi mỗi năm mang về cho đất nước trên dưới 2 tỷ USD. Hiện lao động Việt Nam được nhiều nước ưa chuộng, chẳng hạn như Nhật Bản, thế nhưng để có thể nâng cao giá trị lao động xuất khẩu, cần chuyên nghiệp hóa khâu đào tạo.

Tạo thương hiệu lao động xuất khẩu

Tư vấn cho người lao động tại Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội.

Thị trường rộng mở

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (QLLĐNN), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), trong 5 năm trở lại đây số lượng người lao động (LĐ) đi nước ngoài làm việc hằng năm là 100 nghìn người và tăng đều mỗi năm khoảng 10 nghìn người.

Số LĐ làm việc ở nước ngoài tập trung ở các thị trường có thu nhập khá cao như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) chiếm khoảng trên 90% và một số nước Đông Âu với các ngành nghề cơ khí, sản xuất, chế tạo.

Nhật Bản, trong ba năm gần đây, đã thông qua hai luật về tiếp nhận LĐ nước ngoài bao gồm: Luật về chương trình thực tập kỹ năng người nước ngoài (năm 2016) và Luật sửa đổi Luật Xuất nhập cảnh và tị nạn, trong đó cho phép tiếp nhận LĐ kỹ năng đặc định người nước ngoài làm việc tại Nhật Bản (năm 2018), đồng thời người LĐ đi theo hình thức thực tập kỹ năng hoặc LĐ kỹ năng đặc định được thực tập và làm việc với thời hạn 5 năm.

Đài Loan cũng sửa đổi chính sách cho phép người LĐ nước ngoài được tái nhập cảnh vào làm việc, cũng như kéo dài thời hạn làm việc. Mặc dù tình trạng thất nghiệp của LĐ trong nước tăng lên so với trước đây, nhưng Hàn Quốc vẫn duy trì hạn ngạch nhập LĐ nước ngoài đến làm việc, đồng thời mở ra hướng tiếp nhận LĐ đến làm việc trong lĩnh vực ngư nghiệp và nông nghiệp.

Theo các chuyên gia LĐ, tuy thị trường xuất khẩu LĐ của Việt Nam rất rộng mở, nhưng chất lượng nguồn nhân lực LĐ Việt Nam vẫn còn rất nhiều hạn chế, trong đó tỷ lệ LĐ trong độ tuổi đã qua đào tạo còn thấp, thiếu hụt LĐ có tay nghề cao nên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường LĐ và hội nhập. Tuy các thị trường LĐ ngoài nước vẫn đang tiếp nhận LĐ giản đơn, nhưng xu hướng chung của các chủ sử dụng LĐ và quy định của các nước vẫn muốn tiếp nhận LĐ qua đào tạo, có trình độ tay nghề và chuyên môn. Hơn nữa, đối với LĐ qua đào tạo thì có nhiều ưu điểm hơn về khả năng tiếp thu công việc, năng suất chất lượng hiệu quả LĐ và ý thức tổ chức kỷ luật LĐ.

Nâng cao thương hiệu lao động

Các chuyên gia cho rằng, đã đến lúc chúng ta không chỉ dựa vào lợi thế LĐ phổ thông giá rẻ, mà phải nâng cao chất lượng LĐ, giá trị xuất khẩu; nâng cao hình ảnh, thương hiệu LĐ. Theo đó, ngay từ bây giờ không ngừng nâng cao bằng mọi cách, mọi giải pháp, để có thể gửi đi đội ngũ LĐ có chất lượng, đáp ứng được những thị trường khó tính; tập trung tìm những giải pháp chủ yếu hướng đến đào tạo nghề nghiệp và giáo dục các thói quen, để LĐ dễ dàng thích nghi với công nghệ kỹ thuật cao, văn hóa của nước sở tại.

Để nâng cao chất lượng LĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, theo lãnh đạo Cục QLLĐNN, ưu tiên hàng đầu là cần làm tốt công tác kết nối doanh nghiệp XKLĐ với các trường nghề để tuyển chọn và đào tạo LĐ, ưu tiên đầu tư trong từng chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, vùng, ngành có gắn với các chương trình, dự án về đào tạo nghề cho XKLĐ. Đồng thời, xây dựng kế hoạch đưa LĐ Việt Nam tham gia vào các dự án đầu tư, dịch vụ hoặc hoạt động thương mại để nâng cao kiến thức, tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng chuyên nghiệp cao nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của các thị trường tiềm năng về XKLĐ.

Đề xuất giải pháp thực hiện gắn kết đào tạo giáo dục nghề nghiệp với việc làm và XKLĐ trong thời gian tới, đại diện lãnh đạo Cục QLLĐNN cho rằng: Cần đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường LĐ ngoài nước và công tác tạo nguồn LĐ có chất lượng, ý thức tổ chức kỷ luật, nâng cao trình độ cho người LĐ đi làm việc tại nước ngoài. Kết nối chương trình phối hợp giữa các trường, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và địa phương trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng, trình độ đi làm việc tại nước ngoài.

Cùng đó, cần tăng cường tổ chức các khóa tập huấn, cung cấp thông tin thị trường LĐ nước ngoài, bồi dưỡng kiến thức về lĩnh vực đưa người LĐ Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài cho cán bộ địa phương, doanh nghiệp XKLĐ đồng thời, xem xét đưa vào chương trình giảng dạy định hướng cho học sinh, sinh viên về thị trường LĐ trong và ngoài nước; trao đổi với một số nước về việc ký kết thỏa thuận hợp tác trong đào tạo nghề đạt chuẩn của các nước đó, hoặc công nhận chứng chỉ nghề được đào tạo tại các trường nghề của Việt Nam tương đương với các trường chuyên môn của nước tiếp nhận LĐ. Giới thiệu doanh nghiệp XKLĐ ký kết đặt hàng với các trường đào tạo nghề, đặc biệt là các nghề có tính chất đặc thù.

Cũng theo các chuyên gia, để nâng cao chất lượng nguồn LĐ xuất khẩu ra nước ngoài bên cạnh đòi hỏi ý thức bản thân người học còn phải có sự chung tay của các trường lẫn doanh nghiệp trong đào tạo kỹ năng nghề, làm việc theo nhóm. Hiện, các doanh nghiệp XKLĐ rất cần đến sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý địa phương, phối hợp với trung tâm dịch vụ việc làm, đặc biệt liên kết với các trường, cơ sở đào tạo giáo dục nghề nghiệp.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • Ngày đầu tiên vận hành chính quyền 2 cấp tại phường Ba Đình diễn ra thông suốt
    Sáng 1/7, 126 xã, phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội chính thức vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được đánh giá diễn ra thuận lợi, người dân đánh giá cao tinh thần phục vụ chu đáo của đội ngũ cán bộ, công chức.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Phú Thượng: Nâng cao hiệu quả phục vụ nhân dân
    Sáng 1/7, HĐND phường Phú Thượng (Hà Nội) khóa I tổ chức kỳ họp thứ Nhất, nhiệm kỳ 2021-2026, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đừng bỏ lỡ
Tạo thương hiệu lao động xuất khẩu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO