Tăng lương hưu: Phải cân nhắc nhiều yếu tố

KTĐT| 16/04/2021 09:04

Việc tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH), trợ cấp hàng tháng cho 8 nhóm đối tượng là cần thiết nhưng phải có tính đồng bộ và hài hòa với các chính sách và đối tượng khác.

Tăng lương hưu: Phải cân nhắc nhiều yếu tố

Người dân trên địa bàn quận Hai Bà Trưng đang lĩnh lương hưu hàng tháng. Ảnh: Trần Oanh

Hai phương án tăng lương hưu, trợ cấp

Bộ LĐTB&XH đang đưa ra hai phương án tăng lương hưu, trợ cấp bảo BHXH và trợ cấp hàng tháng. Phương án 1 tăng 10%, thực hiện từ ngày 1/7/2021, nhằm bảo đảm bù đắp trượt giá, chia sẻ một phần thành quả từ phát triển kinh tế của năm 2019 và năm 2020. Thực hiện theo phương án 1, số đối tượng được tăng từ ngân sách Nhà nước chi trả ước là 925.189 người, dự kiến kinh phí tăng thêm trong 6 tháng năm 2021 là 44.538 tỷ đồng; số đối tượng được tăng từ nguồn quỹ BHXH chi trả ước là 2.153.622 người, dự kiến kinh phí tăng thêm trong 6 tháng năm 2021 là 144.585 tỷ đồng. Phương án 2 tăng 15%, thực hiện từ ngày 1/1/2022 nhằm bù đắp trượt giá để duy trì giá trị của khoản lương hưu, trợ cấp hiện hưởng của người thụ hưởng do tác động bởi lạm phát; chia sẻ một phần thành quả từ phát triển kinh tế của năm 2019, 2020 và 2021. Bộ LĐTB&XH tính toán, thực hiện theo phương án 2, số đối tượng được tăng từ nguồn ngân sách Nhà nước chi trả là 896.823 người, dự kiến kinh phí tăng thêm 47.226 tỷ đồng; số người được tăng từ quỹ BHXH chi trả ước là 2.283.819, kinh phí tăng thêm trong năm 2022 là 168.045 tỷ đồng.

Trong hai phương án trên, nhiều chuyên gia lao động phân tích, phương án 1 khó khả thi. Bởi thời gian từ nay đến 1/7/2021 rất ngắn, kế hoạch ngân sách chưa có sẽ gây khó khăn cho các tỉnh, TP trong việc thực hiện. Trong khi đó, thực hiện tăng lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng cũng phải chuẩn bị các điều kiện. Hơn nữa, tình hình dịch Covid-19 trên thế giới vẫn còn phức tạp nên phát triển kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn. “Bộ LĐTB&XH tính toán phương án 1 tăng 10% dựa trên những cơ sở chưa thực sự thuyết phục. Thực hiện tăng lương hưu không đồng thời với chính sách tiền lương sẽ dẫn đến mâu thuẫn với chính sách tiền lương của những đối tượng tại chức ” – PGS.TS Dương Văn Sao - nguyên Viện trưởng Viện Công nhân – Công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nêu ý kiến.

Phải gắn với chính sách cải cách tiền lương

Theo các chuyên gia lao động, phương án 2 khả thi hơn bởi tháng 10, 11/2021 Quốc hội sẽ họp, xem xét kế hoạch năm cũ và bàn kế hoạch ngân sách, lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau. “Theo tôi, phương án 2 khả thi vì có tính tổng thể và căn bản hơn, đáp ứng được yêu cầu về cải cách tiền lương, BHXH” – TS Nguyễn Hữu Dũng - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động – Xã hội, Bộ LĐTB&XH cho hay.

Đồng ý tăng lương hưu theo phương án 2 để góp phần cải thiện thêm điều kiện đời sống của người nghỉ hưu nhưng các chuyên gia lao động cho rằng việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp xã hội phải gắn với chính sách tiền lương của cả nước. Theo nguyên Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Phạm Minh Huân, trước khi tăng lương hưu, cần phải tính toán và cân nhắc nhiều yếu tố. Điều quan trọng là Ban Chỉ đạo cải cách chính sách tiền lương cần phải xác định rõ lộ trình, thời điểm, mức điều chỉnh lương hưu với các chính sách người có công khác, tiền lương của nhóm đối tượng đang làm việc và các mối quan hệ này phải hài hòa.

Một vấn đề được đặt ra là nhiều người có mức lương hưu thấp, lại có vấn đề về sức khỏe nên cuộc sống khó khăn, nhất là từ năm 2020 đến nay do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Vì thế, đồng ý với đề xuất phương án 2 nhưng PGS.TS Dương Văn Sao cho rằng, trước mắt giải quyết cho những người hưởng lương hưu thấp có cuộc sống khó khăn được tăng lương để bảo đảm mức sống tối thiểu của người về hưu, như Bộ LĐTB&XH đã đưa ra giải pháp. Cụ thể, đối với những người có mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp hàng tháng sau khi điều chỉnh mà có mức lương hưu, trợ cấp thấp hơn 2.500.000 đồng/tháng thì được tăng thêm 200.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức lương hưu, trợ cấp hàng tháng từ 2.300.000 đồng/người/tháng trở xuống; tăng lên bằng 2.500.000 đồng/người/tháng đối với người có mức lương hưu, trợ cấp hàng tháng từ 2.300.000 đồng/người/tháng đến dưới 2.500.000 đồng/người/tháng. Sau khi cải cách chính sách tiền lương cho công chức, viên chức thì xem xét những bất hợp lý của lương hưu để tháo gỡ, bổ sung. Như vậy, sẽ thực hiện một nhiệm vụ được hai mục đích.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Tăng lương hưu: Phải cân nhắc nhiều yếu tố
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO