Sức mạnh từ sự đồng thuận

Hanoimoi| 22/07/2022 07:03

“Những năm qua, việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; phòng, chống dịch bệnh; xây dựng, chỉnh trang hạ tầng cơ sở của phường Trúc Bạch luôn đạt mức cao và vượt chỉ tiêu. Kết quả đó có đóng góp quan trọng của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Trúc Bạch và sự đồng thuận của người dân”.

Đó là đánh giá của Chủ tịch UBND phường Trúc Bạch (quận Ba Đình) Nguyễn Dân Huy về Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Trúc Bạch - đơn vị vừa được Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội tặng Bằng khen năm 2022 về thành tích trên các mặt hoạt động.
Sức mạnh từ sự đồng thuận
Lãnh đạo UBND và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Trúc Bạch (quận Ba Đình) trao đổi chương trình công tác với cán bộ cơ sở.

Cán bộ làm gương để dân tin

Nhắc đến tinh thần đoàn kết của cán bộ, nhân dân trên địa bàn phường, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Trúc Bạch Phạm Ngọc Đức cho biết, khi đại dịch Covid-19 xuất hiện ở Hà Nội, phường có ca nhiễm đầu tiên, cán bộ và nhân dân tuy rất lo lắng, song cũng là lúc tinh thần đoàn kết ở địa phương được thể hiện rõ rệt. Trong lúc phong tỏa, với tinh thần vì dân, vì cộng đồng, cán bộ, đảng viên là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Trúc Bạch đã tự nguyện xung kích trước việc khó, không ngại nguy hiểm, vất vả, sẵn sàng ngày đêm “bám trụ” tại địa bàn có ca nhiễm, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Ngay đợt dịch Covid-19 đầu tiên, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Trúc Bạch đã vận động được 500 triệu đồng cùng hàng trăm suất quà gồm nhu yếu phẩm hỗ trợ các hộ cách ly và người dân “mắc kẹt” do phong tỏa. Trong đó, có nhiều tấm gương đảng viên như bà Phạm Thanh Huyền, ông Cao Duy Khôi ở phố Trúc Bạch ủng hộ hàng chục triệu đồng cho Quỹ Phòng, chống dịch Covid-19. Bà Vũ Thị Tính, đảng viên tổ dân phố số 4 tình nguyện quyên góp gạo, rau, tổ chức bếp ăn, trực tiếp nấu cơm phục vụ những người ở tuyến đầu.

Dịch Covid-19 kéo dài 3 năm, cán bộ, nhân dân trên địa bàn phường Trúc Bạch ngày càng khăng khít tình cảm, tinh thần đồng thuận, đồng tâm trong các nhiệm vụ chính trị, công tác xã hội từ thiện. Quỹ xã hội cho công tác chăm lo giúp đỡ, hỗ trợ người có hoàn cảnh khó khăn năm sau cao hơn năm trước. Đơn cử như ở tổ dân phố số 4, tuy người dân đa số chỉ kinh doanh nhỏ, ảnh hưởng dịch bệnh, đời sống có lúc khó khăn, nhưng mọi người vẫn tích cực tham gia đóng góp được gần 250 triệu đồng.

“Chúng tôi rất mừng là trong khó khăn được người dân chia sẻ, đồng hành. Có những hộ đã chuyển nhà đi nơi khác, vẫn thường xuyên gửi tiền đóng góp Quỹ xã hội, góp phần xây dựng tổ dân phố. Nhờ tinh thần đoàn kết đó mà trong đại dịch, tổ dân phố vẫn chỉnh trang được tuyến phố đô thị kiểu mẫu với kinh phí gần 800 triệu đồng”, bà Nguyễn Thị Minh Trang, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận tổ dân phố số 4 phường Trúc Bạch chia sẻ.

Khó vạn lần dân liệu cũng xong

Trao đổi về các mặt hoạt động của địa bàn khu dân cư số 3, là một đơn vị tiêu biểu của phường Trúc Bạch được Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội tặng Bằng khen về những thành tích trong đoàn kết phòng, chống dịch và xây dựng địa bàn, Bí thư Chi bộ tổ dân phố số 3 Chu Văn Thịnh nhắc đi nhắc lại về “sức dân”, cũng như tinh thần đoàn kết của nhân dân nơi đây.

Ông Chu Văn Thịnh cho biết: "Trong đại dịch, tổ tôi mỗi người là một chiến sĩ chống dịch, người bán hàng cơm thì nhận nấu cơm cung cấp cho các “chiến sĩ” tuyến đầu, người già sức yếu thì sáng tác thơ, viết thư pháp động viên cán bộ, nhân dân, các cháu thanh niên thì dùng loa kéo tay đi bộ khắp ngõ ngách, phố phường đọc văn bản thông báo, nội dung tuyên truyền; hộ bán thuốc thì tặng nhiều thùng khẩu trang, y tế...".

Anh Đào Công Chiến, cảnh sát khu vực ở địa bàn phường Trúc Bạch cho biết: "Người dân trong phường rất gắn kết, tình cảm. Lúc chống dịch, anh em không quên hình ảnh các chị, bác gái đi chợ về “dúi” cho anh em túi bánh, cân cam".

Nói về kinh nghiệm gây dựng được “sức dân” trong các phong trào, hoạt động, Bí thư Chi bộ tổ dân phố số 3 Chu Văn Thịnh nhấn mạnh: "Đầu tiên, muốn dân tin, dân ủng hộ thì cán bộ phải đi đầu làm gương, các việc phải đem lại lợi ích cho dân. Để làm được việc này chúng tôi chú trọng tạo đồng thuận thông qua đề án “dân vận khéo”, “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”. Hằng tuần, tổ dân phố duy trì buổi tiếp công dân với sự tham gia của cán bộ cơ sở, có mời đại diện các văn phòng luật sư trên địa bàn phường luân phiên tham gia cùng để trợ giúp pháp lý cho nhân dân".

Với rất nhiều cách làm hay, song tựu trung là nhân tố con người luôn được đặt lên hàng đầu, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Trúc Bạch đã phát huy tốt nhất vai trò tập hợp sức mạnh đoàn kết nhân dân bằng việc cán bộ, đảng viên làm gương để từ đó khơi dậy sức dân. Phương pháp này đã hiện thực hóa được chủ trương “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong” và trở thành đơn vị tiêu biểu điển hình lan tỏa những việc làm tốt, cách làm hay, góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng văn minh, giàu đẹp.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Huyện Đông Anh khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp nhà lưu niệm Bác Hồ
    Nhân dịp Kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), 60 năm ngày Bác Hồ về thăm thôn Lỗ Khê, xã Liên Hà (1964 - 2024); Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân xã Liên Hà (huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) đã khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp Nhà lưu niệm bác Hồ tại thôn Lỗ Khê.
  • Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh
    Trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm Quản lý Công viên Bắc Kinh, Văn phòng Ban quản lý Cung điện Mùa hè tổ chức Lễ Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh, bao gồm: Triển lãm “Thăng Long - Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ” và Tọa đàm “Bắc Kinh- Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên (Bắc Kinh). Đây là hoạt động bên lề nhân chu
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng.
  • “Sinh viên Việt Nam với văn hóa sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế số”
    Trường Đại học Luật (Đại học Huế) phối hợp tổ chức Cuộc thi “Sinh viên sáng tạo và quyền sở hữu trí tuệ” lần thứ IV với chủ đề “Sinh viên Việt Nam với văn hóa sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế số”.
Đừng bỏ lỡ
Sức mạnh từ sự đồng thuận
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO