Sử dụng kinh phí bảo trì nhà chung cư: Xử lý nghiêm mọi vi phạm

HNM| 23/09/2021 10:37

Thời gian qua đã xảy không ít vụ việc tranh chấp, khiếu kiện tại các chung cư, trong đó có tranh chấp liên quan đến việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì. Để hạn chế tình trạng này, bên cạnh hoàn thiện quy định pháp luật, cơ quan chức năng sẽ tăng cường kiểm tra, đồng thời xử lý nghiêm những sai phạm.

Sử dụng kinh phí bảo trì nhà chung cư: Xử lý nghiêm mọi vi phạm
Chung cư Bắc Hà - C14 (quận Nam Từ Liêm) là một trong những tòa nhà đã từng xảy ra vi phạm trong sử dụng kinh phí bảo trì. Ảnh: Đỗ Tâm

36% vụ tranh chấp ở chung cư liên quan đến quỹ bảo trì

Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Nguyễn Văn Đính cho biết, kinh phí bảo trì do người mua nhà chung cư đóng, bằng 2% giá trị hợp đồng mua căn hộ. Chủ đầu tư đứng ra thu kinh phí bảo trì khi làm hợp đồng mua bán và bàn giao lại sau khi chung cư được đưa vào khai thác, sử dụng và cư dân bầu ra ban quản trị.

Tuy nhiên, theo Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng Nguyễn Ngọc Tuấn, nhiều chủ đầu tư, ban quản trị đã sử dụng kinh phí bảo trì nhà chung cư không đúng quy định, dẫn đến tranh chấp, khiếu nại. Ở nhiều khu chung cư, người dân đã có phản ứng quyết liệt với chủ đầu tư trong quá trình đòi quyền lợi...

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, khiếu nại liên quan đến kinh phí bảo trì chiếm khoảng 36%, đứng thứ hai trong tổng số vụ tranh chấp tại các chung cư. Nổi lên là tranh chấp xảy ra giữa cư dân - chủ đầu tư và giữa cư dân - ban quản trị do quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì chưa đúng quy định. Điển hình như tại chung cư Riverside Garden (số 349 Vũ Tông Phan, quận Thanh Xuân), từ khi được đưa vào sử dụng (tháng 9-2018), chủ đầu tư là Công ty cổ phần Tập đoàn VIDEC đã mở tài khoản kinh phí bảo trì không kỳ hạn trong khi quy định là gửi có kỳ hạn; chưa đóng phí bảo trì cho phần diện tích chưa bán, giữ lại hơn 4,6 tỷ đồng... Tại chung cư Bắc Hà - C14 (quận Nam Từ Liêm), Ban Quản trị nhiệm kỳ 2017-2020 đã gửi kinh phí bảo trì tại ba ngân hàng (quy định là mở một tài khoản ở một ngân hàng); không bàn giao hồ sơ, không quyết toán kinh phí bảo trì cho Ban Quản trị nhiệm kỳ mới; vi phạm quy định sử dụng kinh phí bảo trì khi không chi cho hoạt động bảo trì hơn 1,3 tỷ đồng...

Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) Hà Quang Hưng cho hay, nguyên nhân xảy ra tranh chấp thời gian qua một phần do pháp luật chưa quy định rõ ràng về cách tính diện tích chung - riêng; chế tài xử phạt hành vi vi phạm chưa phù hợp... Ngoài ra, vai trò quản lý nhà nước của các cơ quan chuyên ngành và chính quyền địa phương còn mờ nhạt...

Sử dụng kinh phí bảo trì nhà chung cư: Xử lý nghiêm mọi vi phạm
Chung cư Riverside Garden (quận Thanh Xuân) đang xảy ra tranh chấp giữa cư dân - chủ đầu tư do quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì chưa đúng quy định. Ảnh: Nguyễn Quang

Xử lý nghiêm vi phạm

Báo Hànộimới đã nhiều lần đề cập đến việc quản lý, sử dụng quỹ bảo trì chung cư. Các cấp, ngành thành phố Hà Nội cũng đã vào cuộc chỉ đạo, xử lý sai phạm, trong đó Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TU ngày 28-6-2019 về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn thành phố. UBND thành phố Hà Nội có Kế hoạch số 241/KH-UBND ngày 15-11-2019 triển khai Nghị quyết số 26-NQ/TU...

Trước các bất cập về quy định pháp luật, ngày 26-3-2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 30/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20-10-2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở. Nghị định số 30/2021/NĐ-CP đã bổ sung quy định chủ đầu tư không được sử dụng kinh phí bảo trì khi chưa thành lập ban quản trị, cũng như việc xử lý tình trạng chiếm dụng, sử dụng quỹ bảo trì không đúng mục đích... Ông Lê Khắc Thiệp, chuyên viên Phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Sở Xây dựng Hà Nội) cho biết, đối với các chung cư mới đưa vào sử dụng, cơ bản chủ đầu tư chấp hành đúng quy định tại Nghị định số 30/2021/NĐ-CP. Phần nhiều các tranh chấp quỹ bảo trì tại chung cư là tồn tại từ giai đoạn trước... "Sở Xây dựng Hà Nội sẽ thường xuyên kiểm tra việc quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn thành phố để đưa ra hướng khắc phục việc tranh chấp quỹ bảo trì”, ông Lê Khắc Thiệp thông tin.

Còn theo Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng Nguyễn Ngọc Tuấn, đầu năm 2021, Thanh tra Bộ tập trung thanh tra đối với các chủ đầu tư và ban quản trị nhà chung cư có biểu hiện không chấp hành các quy định của pháp luật về nhà ở, đặc biệt là việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì. Kết thúc đợt thanh tra, Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng đã ban hành 18 kết luận thanh tra, buộc 12/18 chủ đầu tư phải gửi vào tài khoản kinh phí bảo trì theo quy định và quyết toán để chuyển cho ban quản trị hơn 344,96 tỷ đồng kinh phí bảo trì; xử phạt vi phạm hành chính 8/18 chủ đầu tư với tổng số tiền 1,03 tỷ đồng... 18 kết luận thanh tra đã giải quyết dứt điểm nhiều kiến nghị, khiếu nại của cư dân các tòa chung cư.

Về vấn đề này, mới đây, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-BXD ngày 15-9-2021, đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tăng cường công tác quản lý việc sử dụng kinh phí bảo trì; chỉ đạo cơ quan chức năng xử lý các trường hợp vi phạm trong quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì; cưỡng chế chủ đầu tư không bàn giao kinh phí bảo trì. Ngoài ra, Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì nhà chung cư...

Với những chủ trương, quy định đã có, tin tưởng rằng, việc quản lý, sử dụng quỹ bảo trì chung cư sẽ sớm khắc phục những tồn tại, giảm tranh chấp, khiếu kiện tại các chung cư.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Chân mây” - những vẻ đẹp dung dị của cuộc sống
    Nguyễn Linh Khiếu, thời gian qua đã khẳng định là một nhà thơ đương đại khác biệt. Ở văn xuôi, với tùy văn, ông cũng đang từng bước khai mở một con đường riêng. Với ba tập tùy văn “Beijing lá phong vàng” (2018), “Hoa khởi trinh” (2024) và “Chân mây” (2024), Nguyễn Linh Khiếu đã hé lộ cảm quan nhân sinh và cả tình yêu cuộc sống.
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • Công bố khẩn cấp tình trạng sạt lở đê hữu Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ
    Ngày 22/11, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
  • Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại Hà Nội với 7 môn thi sẽ diễn ra vào tháng 1/2025
    Theo kế hoạch, kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/01/2025; với 7 môn thi mỗi môn có thời gian làm bài 150 phút.
Đừng bỏ lỡ
Sử dụng kinh phí bảo trì nhà chung cư: Xử lý nghiêm mọi vi phạm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO