Sự đổi mới hệ thống ngân hàng trong Cách mạng công nghiệp 4.0

Theo vietnamhoinhap.vn| 10/12/2019 14:50

Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 đem đến cho Việt Nam nhiều cơ hội trong việc cải thiện trình độ công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh trong chuỗi giá trị toàn cầu, đồng thời tạo ra sự thay đổi lớn về mô hình kinh doanh bền vững hơn.

Để thích ứng với bối cảnh mới, ngành Ngân hàng Việt Nam đã chủ động nghiên cứu đổi mới công nghệ, nhanh chóng phát triển ứng dụng vào các hoạt động: thanh toán qua di động, qua mã QR chuẩn hóa, ví điện tử, số hóa thông tin thẻ - Tokenization, thanh toán thẻ chíp đối với thẻ nội địa. Những chuyển đổi này giúp hệ thống ngân hàng Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng tới người dân, đặc biệt là người dân nông thôn, vùng sâu vùng xa.

Thực tiễn đổi mới công nghệ, sản phẩm của hệ thống ngân hàng

Nhận thức được tầm quan trọng và những tác động mạnh mẽ của CMCN 4.0, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chủ động thực hiện nhiều hoạt động nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 4/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc CMCN 4.0.

Sự đổi mới hệ thống ngân hàng trong Cách mạng công nghiệp 4.0

SHB chú trọng công tác định hướng, hỗ trợ khách hàng tiếp cận với loại hình dịch vụ ngân hàng số.

Đồng thời, tiếp tục đánh giá, nghiên cứu hoàn thiện hành lang pháp lý để hỗ trợ cho hoạt động thanh toán, phát triển hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT), an toàn, bảo mật; đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và chính phủ điện tử, trong đó đặc biệt chú trọng tăng cường công tác truyền thông và nghiên cứu khoa học về ứng dụng công nghệ 4.0 trong ngành Ngân hàng.

Hệ thống ngân hàng thương mại đã chủ động nghiên cứu đổi mới công nghệ, nhanh chóng phát triển ứng dụng thành tựu của CMCN 4.0 trong sản phẩm, dịch vụ, hoạt động và quản trị của mình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, gia tăng trải nghiệm của khách hàng. Những chuyển đổi mạnh mẽ này đã giúp hệ thống ngân hàng Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng tới mọi người dân, đặc biệt là người dân ở nông thôn, vùng sâu vùng xa không có điều kiện tiếp cận các dịch vụ ngân hàng truyền thống.

Khảo sát “Dịch vụ Ngân hàng, hành vi sử dụng của người dùng và xu hướng tại Việt Nam” của Tập đoàn Dữ liệu quốc tế năm 2017 cho thấy, các giải pháp về ngân hàng điện tử đang ngày càng được sử dụng phổ biến và được đánh giá cao về tính tiện lợi, tiết kiệm thời gian, với 81% người dùng sử dụng các giải pháp ngân hàng điện tử so với 21% trong năm 2015.

Bắt nhịp nhanh với CMCN 4.0, thời gian qua các ngân hàng thương mại nhà nước cũng đã tăng cường đổi mới công nghệ, nghiên cứu, áp dụng nền tảng công nghệ số như trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, dữ liệu lớn để cung cấp đa dạng các sản phẩm mới, ưu việt hơn cho khách hàng. Điển hình như trong năm 2018, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã vận hành dịch vụ VCBPAY, dịch vụ mới thuộc hệ sinh thái Mobile Banking của Vietcombank.

Sự đổi mới hệ thống ngân hàng trong Cách mạng công nghiệp 4.0

Ảnh minh họa.

VCBPAY được thiết kế tính năng chatbot (trợ lý ảo) hỗ trợ khách hàng thực hiện các dịch vụ cơ bản như nạp tiền điện thoại, chuyển khoản qua số điện thoại và giải đáp các câu hỏi thường gặp. Bên cạnh đó, ứng dụng này còn thể hiện tính tiện lợi vượt trội khi giúp kết nối, chia sẻ với bạn bè dễ dàng hơn với những dịch vụ đi kèm như gửi quà may mắn, chuyển tiền cho bạn bè qua số điện thoại hay gửi yêu cầu chuyển tiền.

Cùng với Vietcombank, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) cũng đã chủ động đa dạng hóa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, sản phẩm dịch vụ của mình, ngày càng đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi đối tượng khách hàng.

Đối với nhóm sản phẩm dịch vụ thẻ, Agribank đã triển khai thêm nhiều sản phẩm, chức năng tiện ích mới phù hợp với CMCN 4.0 như: Thanh toán bằng QR Code, Samsung Pay, thanh toán thẻ không tiếp xúc - công nghệ mới nhằm tối ưu hóa tiện ích, gia tăng tính bảo mật và rút ngắn thời gian giao dịch cho chủ thẻ. Bên cạnh phát triển cung ứng sản phẩm dịch vụ, Agribank còn chú trọng phát triển các kênh phân phối phù hợp với xu thế CMCN 4.0, phát triển kênh phân phối qua ATM và EDC/POS, kênh Mobile Banking, Internet Banking.

Đầu năm 2019, Agribank cũng đã hoàn tất việc triển khai lắp đặt và đưa vào sử dụng thêm 40 CDM (ATM đa chức năng) mới cho các chi nhánh và điểm giao dịch của Agribank trên toàn hệ thống. Đặc điểm nổi bật của CDM, ngoài các tính năng thông thường như máy ATM, khách hàng có thể trực tiếp gửi tiền mặt vào tài khoản và mở tài khoản tiền gửi trực tuyến (gửi tiền tiết kiệm).

Thay vì giao dịch gửi tiền chỉ có thể thực hiện trực tiếp tại quầy giao dịch như trước đây, thì nay khách hàng có thể gửi tiền 24/7 vào Ngân hàng bất kể thời điểm nào trong ngày. Nhìn chung, với sự phát triển mạnh mẽ của CMCN 4.0, hệ thống ngân hàng đã có nhiều cơ hội tiếp cận và mở rộng cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phù hợp đến người dân, tuy nhiên, xu hướng mới này đang đặt ra những thách thức lớn cho ngành Ngân hàng.

Sự đổi mới hệ thống ngân hàng trong Cách mạng công nghiệp 4.0

Ảnh minh họa.

Những vấn đề đặt ra đối với hệ thống ngân hàng trong bối cảnh mới

Cách mạng số đặt ra yêu cầu đối với cơ quan quản lý cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động ngân hàng thích ứng với bối cảnh mới. Cách mạng số đặt ra yêu cầu mới về số lượng, chất lượng cán bộ, nhân viên ngân hàng, đặc biệt là trong bối cảnh nhiều hoạt động có thể được thực hiện bằng rô bốt. Vấn đề giải quyết những hạn chế về trình độ, năng lực của cán bộ, nhân viên và sắp xếp công việc cho một số lượng công nhân viên là một bài toán không hề dễ đối với ngành Ngân hàng trong bối cảnh CMCN 4.0.

Nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, gắn với xu thế phát triển của ngành Ngân hàng trong cuộc CMCN 4.0, thời gian tới cần chú trọng một số vấn đề sau: Về phía Ngân hàng Nhà nước thì nghiên cứu, xây dựng chiến lược phát triển ngành Ngân hàng trong trung và dài hạn. Tập trung phát triển Ngân hàng Nhà nước trở thành Ngân hàng Trung ương hiện đại, tiên tiến, có mô hình tổ chức hợp lý, phát huy vai trò điều hành, định hướng, quản lý hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân hàng, đảm bảo ngành Ngân hàng vận hành đồng bộ, hoạt động có hiệu quả.

Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành Ngân hàng, tăng khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng đội ngũ cán bộ ngân hàng đủ năng lực, phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu quản lý, kinh doanh ngân hàng, góp phần nâng cao sức cạnh tranh, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ so với khu vực và thế giới. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện chiến lược tài chính toàn diện, trong đó nhấn mạnh vai trò ứng dụng CNTT, khuyến khích sự phát triển hợp tác giữa ngân hàng và các công ty tài chính công nghệ; Thúc đẩy hệ sinh thái phát triển, trở thành một phần của hệ sinh thái trong chuỗi cung ứng sản phẩm dịch vụ tài chính, ngân hàng hiện đại.

Về phía hệ thống ngân hàng thương mại thìchú trọng việc đào tạo kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý cho cán bộ quản lý cấp trung và cấp cao nhằm tạo sự đột phá về tư duy và kỹ năng quản lý, tạo tiền đề cho việc triển khai các kế hoạch cải cách và chấp nhận sự thay đổi ở các cấp điều hành và cấp thực hiện.

Tăng cường hợp tác với doanh nghiệp Fintech, để tận dụng mô hình kinh doanh tinh gọn, khai thác được những ưu thế quản lý rủi ro vững mạnh, tạo ra sức mạnh tổng hợp trong cung ứng dịch vụ, đem lại lợi ích thiết thực về giảm chi phí, tăng tiện ích, thuận lợi cho khách hàng và góp phần đắc lực phổ cập tài chính địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Đầu tư, hoàn thiện kết cấu cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin để có thể hiện đại, tự động hóa hầu hết các quy trình nghiệp vụ ngân hàng, phát triển dịch vụ ngân hàng thông qua ứng dụng công nghệ số, xây dựng mô hình chi nhánh hiện đại, dựa vào nền tảng công nghệ tự động hóa, kết nối đa chiều và thông minh hóa của Cách mạng số.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu
    Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
  • Chung kết cuộc thi: Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh
    Ngày 21/11, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Chung kết Cuộc thi tuyên truyền kết quả thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”.
Đừng bỏ lỡ
Sự đổi mới hệ thống ngân hàng trong Cách mạng công nghiệp 4.0
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO