Sinh viên có thể chuyển ngành sau một năm theo học tại Đại học Quốc gia Hà Nội

Kim Ngân| 15/12/2022 18:52

Đại học Quốc gia Hà Nội cho phép sinh viên có thể chuyển sang ngành học khác ngay sau khi kết thúc năm học đầu tiên, nếu đáp ứng một số điều kiện về điểm số học tập.

Từ khóa sinh viên năm 2022 trở đi, Quy chế đào tạo bậc đại học vừa được Đại học Quốc gia Hà Nội ban hành người học có thể chuyển đổi ngành. Tuy nhiên, sinh viên phải có đủ các điều kiện là: Đáp ứng điều kiện trúng tuyển của ngành muốn chuyển sang học; số tín chỉ tích lũy tối thiểu bằng khối lượng thiết kế theo kế hoạch học tập chuẩn của chương trình đào tạo; điểm trung bình các học phần tính đến thời điểm xét đạt từ 2.5 trở lên.

brdggbrt(1).jpg
Sinh viên Đại học Giáo dục Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội

Bên cạnh đó, sinh viên có thể được chuyển ngành học nếu không bị cảnh báo học tập hoặc bị xét thi hành kỷ luật; đơn vị đào tạo còn chỉ tiêu đối với ngành sinh viên muốn chuyển đến; được sự đồng ý của chủ nhiệm khoa/bộ môn (đơn vị chuyên môn phụ trách ngành đào tạo) và thủ trưởng đơn vị đào tạo (đối với các trường thành viên), Giám đốc ĐH Quốc Gia Hà Nội (đối với các đơn vị đào tạo trực thuộc).


GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng lưu ý quy chế mới ban hành chỉ thực hiện với sinh viên năm nhất, không xem xét chuyển ngành học với sinh viên đã học từ năm thứ hai. Kết quả học tập của các học phần đã tích lũy của sinh viên chuyển ngành hoặc chuyển hình thức đào tạo sẽ được xem xét để bảo lưu và công nhận tương đương theo các học phần trong ngành mới.

Điểm khác biệt mới nhất của quy chế này là sinh viên bắt buộc học ngoại ngữ theo chương trình đào tạo và lấy điểm tích lũy, điểm này được tính vào điểm trung bình chung trong kết quả học tập toàn khóa. Trước đó, để đạt chuẩn đầu ra ngoại ngữ, sinh viên không bắt buộc phải học môn này ở trường mà có thể dùng các chứng chỉ được công nhận để thay thế.

Quy chế áp dụng đối với các đơn vị và cá nhân tham gia vào quá trình đào tạo bậc đại học theo hình thức chính quy và hình thức vừa làm vừa học tại Đại học Quốc gia Hà Nội, bao gồm chương trình đào tạo và thời gian học tập; tổ chức và quản lý đào tạo; nghiên cứu khoa học của sinh viên; quyền lợi và nghĩa vụ của giảng viên, cố vấn học tập, sinh viên; kiểm tra, thi và đánh giá kết quả học tập; công nhận tốt nghiệp.

Bài liên quan
  • Lễ khai giảng của Đại học quốc gia Hà Nội tại cơ sở mới Hòa Lạc
    Ngày 23/10, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã tổ chức Lễ khai giảng đầu tiên tại Khu đô thị ĐHQGHN Hòa Lạc. Đây là sự kiện mang ý nghĩa lịch sử đối với thầy và trò ĐHQGHN, đặc biệt là 1.500 sinh viên khóa QH.2022 thuộc Trường Đại học Giáo dục, Trường Đại học Y Dược, Trường Đại học Việt Nhật, Trường Quốc tế lần đầu tiên học tập tập trung tại Hòa Lạc.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Sinh viên có thể chuyển ngành sau một năm theo học tại Đại học Quốc gia Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO