SeABank tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông 2022

P.V| 22/04/2022 12:07

Ngày 21/4/2022 tại Hải Phòng, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - mã chứng khoán SSB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2022. Đại hội đã thông qua nhiều nội dung quan trọng, trong đó có kế hoạch kinh doanh năm 2022 với lợi nhuận đạt 4.866,6 tỷ đồng, phương án tăng vốn điều lệ lên 22.690 tỷ đồng và bầu thêm thành viên Hội đồng Quản trị (HĐQT) độc lập.

SeABank tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông 2022SeABank tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đồng thường niên 2022.
Linh hoạt thích ứng tình hình mới

Báo cáo tại Đại hội, bà Lê Thu Thủy - Tổng Giám đốc SeABank cho biết, năm 2021 chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi đại dịch COVID-19, nhưng nhờ sự chuyển hướng linh hoạt trong hoạt động kinh doanh, đa dạng hóa nguồn thu, tích cực phát triển mạnh công nghệ số, SeABank tiếp tục có những bước tăng trưởng ổn định, hoạt động hiệu quả, từ đó gia tăng trải nghiệm tối ưu cho khách hàng.

Kết thúc năm 2021 SeABank đạt được kết quả kinh doanh khả quan với Lợi nhuận trước thuế đạt hơn 3.268,5 tỷ đồng, tăng 89% so với năm 2020 và hoàn thành 135% kế hoạch 2021; Tổng tài sản đạt hơn 211.663 tỷ đồng, tăng 17,5% so với năm 2020. Hiệu suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân (ROA) và hiệu suất sinh lời của vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) lần lượt là 1,33% và 16,12%; tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,65%. Bên cạnh đó, SeABank cũng đã hoàn thành việc tăng vốn điều lệ từ 12.087 tỷ đồng lên 14.785 tỷ đồng trong năm 2021 và lên 16.598 tỷ đồng trong Quý I/2022, trở thành một trong 9 ngân hàng TMCP tư nhân có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.
SeABank tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông 2022
Bà Nguyễn Thị Nga - Phó Chủ tịch thường trực SeABank tặng hoa chúc mừng ông Mathew Nevil Welch được bầu làm thành viên HĐQT độc lập của SeABank.

SeABank cũng tiếp tục được Moody’s giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm B1 và nâng đánh giá triển vọng từ Ổn định lên Tích cực đồng thời là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam được tổ chức The Banker (Anh) bình chọn là “Ngân hàng của năm 2021”. Đây cũng là cơ sở quan trọng để khẳng định vị thế, tiềm lực, uy tín của SeABank với khách hàng, đối tác đặc biệt là cộng đồng đầu tư nước ngoài cũng như các tổ chức đánh giá tín nhiệm, đồng thời luôn đi đầu trong việc đáp ứng với những tiêu chuẩn quốc tế cao nhất, quản trị và điều hành hoạt động kinh doanh một cách chủ động, minh bạch, an toàn và bền vững.

Lợi nhuận trước thuế đạt 4.866,6 tỷ đồng

Năm 2022 là năm phát triển mạnh mẽ trong chiến lược phát triển 2020 - 2025 của SeABank. Do vậy, HĐQT Ngân hàng đã trình ĐHĐCĐ nhiều nội dung quan trọng, trong đó có kế hoạch kinh doanh năm 2022. Theo kế hoạch kinh doanh 2022 được ĐHĐCĐ thông qua, SeABank đặt mục tiêu: Tổng tài sản dự kiến tăng trưởng 10%; Huy động dự kiến tăng trưởng ròng 22.000 tỷ đồng tương ứng tăng 16% so với năm 2021; tỷ lệ tăng trưởng tín dụng dự kiến tối đa 17%, phụ thuộc vào chấp thuận của NHNNVN, tương đương tăng trưởng ròng 24.000 tỷ đồng so với năm 2021. Năm 2022 Ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 4.866,6 tỷ đồng và Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%.

Để hoàn thành kế hoạch đã đề ra, trong năm 2022 SeABank sẽ tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, đó là tập trung quản trị rủi ro và kiểm soát tuân thủ, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, khai thác tối đa hệ sinh thái đối tác chiến lược, triển khai chiến lược hội tụ số, đầu tư mạnh mẽ cho công nghệ, đặc biệt là số hóa toàn diện các quy trình vận hành trong hoạt động tín dụng, thanh toán, dịch vụ khách hàng… mang lại hiệu quả hoạt động và giao dịch, gia tăng trải nghiệm khách hàng.

Cùng với đó, SeABank sẽ tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm cho khách hàng, cải thiện và phát triển các khoản thu ngoài lãi, bảo hiểm, ngoại hối... Ngân hàng cũng dự kiến tiếp tục tăng trưởng thu nhập từ phí để ổn định và đa dạng hóa nguồn thu nhập, tập trung vào các loại hình dịch vụ như bảo hiểm, ngoại hối, ngân hàng số và thẻ tín dụng.
Tăng vốn điều lệ lên 22.690 tỷ đồng

Một nội dung quan trọng khác được ĐHĐCĐ thông qua là kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 16.598 tỷ đồng lên 22.690 tỷ đồng. Ngân hàng sẽ thực hiện tăng vốn điều lệ thông qua các hoạt động: Phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu, Phát hành cổ phiếu theo Chương trình lựa chọn dành cho CBNV của SeABank năm 2022 (ESOP 2022) và Phát hành cổ phiếu riêng lẻ.

Cụ thể, SeABank dự kiến phát hành 321.100.000 cổ phiếu phổ thông mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần, trong đó 211.400.000 cổ phiếu (tương đương tỷ lệ 12,7%) để trả cổ tức năm 2021 và phát hành 109.700.000 cổ phiếu (tương đương tỷ lệ 6,6%) cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Như vậy mỗi cổ đông SSB sẽ được nhận cổ tức bằng cổ phiếu và cổ phiếu tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu với tổng tỷ lệ gần 20%.

Với phương án phát hành ESOP 2022, Ngân hàng dự kiến phát hành 59.400.000 cổ phiếu cho CBNV. Ngoài ra, tùy theo điều kiện phù hợp với mục tiêu đề ra, SeABank dự kiến chào bán riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài hoặc chào bán cho cổ đông hiện hữu 228.700.000 cổ phiếu.

Bên cạnh đó, ĐHĐCĐ SeABank cũng thông qua việc bầu bổ sung 01 thành viên HĐQT độc lập là ông Mathew Nevil Welch - Thạc sỹ Quản trị kinh doanh Trường Kinh doanh Harvard (Mỹ), có hơn 40 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, nguồn vốn, giám sát tư vấn chiến lược tại các tổ chức tài chính quốc tế như: Ngân hàng Standard Chartered, Ngân hàng HSBC, Ngân hàng Afrasia (Mauritius), Ngân hàng Xacbank (Mông Cổ), Công ty Asia Capital & Advisors (Singapore), Công ty TNHH Tư nhân Thonglor Associates (Singapore)…
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Phi công Nguyễn Đức Soát ra mắt sách kể chuyện hồi ức “đời bay”
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Nhà xuất bản Trẻ ra mắt bạn đọc cuốn sách “Bầu trời - Trường đại học của tôi” của Trung tướng Nguyễn Đức Soát.
  • “Cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 1569/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với những quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn cuốn sách song ngữ . Sách vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành và giới thiệu tới độc giả.
  • [Video] Làng nghề Sơn Đồng: Trung tâm đồ thờ gỗ của Thủ đô và cả nước
    Với kỹ thuật chạm khắc tinh xảo cùng cái tâm với nghề, những nghệ nhân làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội) đã tạo nên những sản phẩm vừa đem lại giá trị kinh tế cao, vừa giới thiệu đến bạn bè quốc tế về một Hà Nội của Việt Nam với những nét văn hóa độc đáo trong dòng chảy lịch sử nghìn năm văn hiến.
  • “Hiến kế” cho Hà Nội xây dựng mô hình quản trị đô thị trong kỷ nguyên mới
    Trên cơ sở phân tích lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thành phố Hà Nội, TS. Đỗ Tất Cường (Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học) và TS. Ngô Thị Ngọc Anh (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Viện Kinh tế) - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã “hiến kế” cho Hà Nội một số định hướng phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
Đừng bỏ lỡ
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
  • Các di tích ở Hà Nội mở cửa đón khách tham quan trong tất cả các ngày nghỉ Tết 2025
    Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 853/KH-SVHTT ngày 9/12/2024 về việc tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, quản lý lễ hội, trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
  • Từ giao thông thông minh đến mục tiêu “Hà Nội - Thành phố thông minh”
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Giao thông thông minh trên địa bàn Thành phố. Triển khai Đề án này, Hà Nội sẽ hiện thực hóa mục tiêu phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, “Hà Nội - thành phố thông minh” trong tương lai gần, góp phần làm nền tảng để Thủ đô cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Hà Nội phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát bắc qua sông Hồng
    UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định 6316/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu tỉ lệ 1/500 tại quận Bắc Từ Liêm và huyện Đông Anh.
  • [Podcast] Văn hóa thưởng thức cà phê của người Hà Nội
    Thủ đô nghìn năm văn hiến, nơi mỗi điều dù nhỏ bé cũng đều dung chứa những nét văn hóa rất riêng của người Hà Nội. Trong thưởng thức cà phê cũng thế, người Hà Nội cũng có cách thưởng thức rất riêng, để rồi thời gian trôi qua đã tạo nên nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt thường ngày của người Hà Nội.
  • Nghệ thuật "Hát sắc bùa" được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia
    Hát sắc bùa mang đậm giá trị lịch sử, gắn liền với sự hình thành và phát triển của các cộng đồng ngư dân tại mảnh đất Minh Hóa và thành phố Đồng Hới, nó tồn tại từ bao đời nay. Hát sắc bùa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ trước đến nay, vừa kế thừa Hát sắc bùa của các vùng khác trên mọi miền Tổ quốc...
  • Thí điểm hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm ở quận Ba Đình, Hoàn Kiếm
    Sáng 12-12, với đa số đại biểu có mặt tán thành, HĐND TP Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết quy định thực hiện vùng phát thải thấp trên địa bàn TP Hà Nội.
SeABank tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông 2022
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO