Sau nông dân, đại lý cám cũng sạt nghiệp vì dịch tả lợn châu Phi

Theo Hải Đăng (Dân Việt)| 25/08/2019 11:56

Sau hơn 5 tháng xảy ra dịch tả lợn lợn châu Phi (DTLCP), nhiều hộ chăn nuôi và kinh doanh thức ăn, thuốc thú y ở Thủ đô gần như "trắng tay". Người dân đang rất mong chính quyền và ngân hàng nhanh chóng hỗ trợ, khoanh, giãn nợ cho bà con.

Đại lý cám, thuốc cũng điêu đứng

Sau khi DTLCP tấn công hơn 5 tháng không chỉ người chăn nuôi phải chịu thiệt hại nặng nề mà các đại lý bán cám, thuốc thú y cũng lâm cảnh sống dở, chết dở. Đến thời điểm này, DTLCP vẫn diễn biến phức tạp càng khiến cho các các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi cũng sụt giảm doanh số. Nhiều đại lý lao đao bởi không đòi được nợ mà vẫn phải trả khoản lãi vay ngân hàng để duy trì hoạt động…

Theo ông Nguyễn Quang Thắng - Giám đốc Công ty TNHH Thiên Quang (huyện Chương Mỹ), nếu trước đây, mỗi tháng, công ty cung cấp cho thị trường khoảng 3.000 tấn thức ăn chăn nuôi thì nay giảm, chỉ còn khoảng 1.500-1.800 tấn/tháng. Để kích cầu, công ty đã hạ giá bán 5.000-10.000 đồng/bao nhưng tiêu thụ vẫn kém. Do đó, công ty sản xuất cầm chừng để tránh lỗ…

Sau nông dân, đại lý cám cũng sạt nghiệp vì dịch tả lợn châu Phi - 1

Người chăn nuôi lợn thiệt hại nặng nề sau "bão" dịch. Ảnh: Hải Đăng.

Trong khi đó, bà Trần Thị Hạnh - chủ đại lý thức ăn chăn nuôi ở huyện Đan Phượng cho biết, khi chưa có dịch, mỗi tháng đại lý bán được khoảng 100 tấn, có tháng 120 tấn; nay chỉ còn 50-60 tấn. Phần lớn các hộ chăn nuôi mua chịu, quay vòng 4-6 tháng, khi bán đàn lợn mới trả tiền.

"Số tiền hộ chăn nuôi nợ đại lý khoảng 1,5-2 tỷ đồng, chiếm 30% số vốn hoạt động của đại lý. Do nợ cũ vay ngân hàng chưa trả hết, đại lý phải vay thêm 100-200 triệu đồng với lãi suất khoảng 0,8%/tháng, thậm chí là vay lãi cao bên ngoài để duy trì hoạt động kinh doanh..."- bà Hạnh lo lắng nói.

Nhiều giải pháp cấp bách

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội, tính đến ngày 18/8, bệnh DTLCP đã xảy ra tại 29.048 hộ chăn nuôi (chiếm 36% tổng số hộ, cơ sở chăn nuôi) ở 2.323 thôn, tổ dân phố của 447 xã, phường, thị trấn thuộc 24 quận, huyện, thị xã; làm mắc bệnh và tiêu hủy 506.057 con lợn (chiếm 27% tổng đàn) với trọng lượng 34.775 tấn. Tổng số lợn nái, lợn đực giống phải tiêu hủy là 66.313 con, chiếm 13% tổng số lợn phải tiêu hủy trên địa bàn thành phố.

Thời gian tới, theo dự báo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội, người chăn nuôi chưa hết khó khăn, chưa thể tái đàn khi bệnh DTLCP chưa được khống chế.Đến nay, đã có 238 xã, phường (chiếm 53% tổng số xã, phường có dịch) và 3 quận: Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Hoàng Mai đã qua 30 ngày không phát sinh bệnh DTLCP.

Theo Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn, giải pháp quan trọng nhất hiện nay là các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi chia sẻ khó khăn với người chăn nuôi, cắt giảm tối đa chi phí sản xuất để giảm giá bán sản phẩm. Mặt khác, các doanh nghiệp cũng cần đa dạng hóa sản phẩm như cám gà, vịt, thủy sản... cho phù hợp với cơ cấu chuyển đổi chăn nuôi hiện nay.

Ông Nguyễn Quang Huy - Phó Chủ tịch UBND xã Trung Hòa, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) cho biết, là địa phương hứng chịu thiệt hại khá nặng sau đợt DTLCP vừa qua, đến nay bà con có lợn bị tiêu hủy đã được hỗ trợ khoảng gần 4 tỷ đồng (gồm 3 đợt).

"Chúng tôi đang tiếp tục theo dõi và tuyên truyền để bà con tiếp tục phòng, chống dịch đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, xã cũng khuyến cáo bà con không nên tái đàn khi còn dịch và chờ chỉ đạo, hướng dẫn mới vào lợn"- ông Huy nói.

Để khuyến cáo nông dân trong phát triển chăn nuôi những tháng cuối năm, ông Nguyễn Ngọc Sơn cho hay: TP.Hà Nội yêu cầu hạn chế việc chăn nuôi lợn trong khu dân cư, đặc biệt là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không đáp ứng điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học, không bảo đảm quy định về môi trường, phòng chống dịch bệnh…

"Bên cạnh đó, thành phố chỉ đạo các địa phương không tái đàn ở những cơ sở chăn nuôi đã bị bệnh DTLCP khi bệnh dịch chưa được khống chế hoàn toàn. Nếu các cơ sở chăn nuôi cố tình tái đàn sẽ xử lý theo quy định của pháp luật, khi xảy ra bệnh dịch phải tiêu hủy lợn sẽ không được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định của Nhà nước.

Đối với các quận, thị xã, khuyến cáo người dân không chăn nuôi lợn mà chuyển đổi ngành nghề (trồng hoa - cây cảnh, làm dịch vụ…).

Nói thêm về vấn đề này, ông Nguyễn Huy Đăng - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội cho rằng: "Từ nay đến cuối năm, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân tăng cao, để ổn định sản xuất và cân đối cung - cầu, ngoài việc tái đàn theo quy định, theo, ngành nông nghiệp Thủ đô sẽ tiếp tục tăng cường phối hợp với các sở, ngành, công ty, doanh nghiệp chăn nuôi, chế biến, tiêu thụ sản phẩm... bàn giải pháp cụ thể về tiêu thụ thịt lợn và sản phẩm từ thịt lợn.

Mặt khác, ngành chú trọng cập nhật thông tin, thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác tới các quận, huyện và người dân về chủ trương, chính sách, các quy định của Nhà nước về phòng, chống dịch bệnh.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Sau nông dân, đại lý cám cũng sạt nghiệp vì dịch tả lợn châu Phi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO