Sắp xét xử Hưng “kính” và đồng bọn trong vụ cưỡng đoạt tài sản tại chợ Long Biên

Chu Dũng/HNM| 26/06/2019 11:21

Ngày 11-7 tới, TAND thành phố Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 5 bị cáo trong vụ án “Cưỡng đoạt tài sản” xảy ra tại chợ Long Biên (phường Phúc Xá, quận Ba Đình, Hà Nội) do Nguyễn Kim Hưng (tức Hưng “kính”, SN 1963, trú tại phố Hàng Đậu, phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; Tổ trưởng tổ bốc dỡ hàng hóa số 2 chợ Long Biên) cầm đầu.

Sắp xét xử Hưng “kính” và đồng bọn trong vụ cưỡng đoạt tài sản tại chợ Long Biên
Hưng "kính" cùng các đồng phạm sắp hầu tòa.

Hội đồng xét xử gồm một thẩm phán, hai hội thẩm nhân dân, do Thẩm phán Mai Văn Quang làm chủ tọa. Kiểm sát viên Lê Tuấn Anh (Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội) tham gia giữ quyền công tố tại phiên tòa.

Bốn đồng phạm của Hưng “kính” cùng hầu tòa là: Nguyễn Hữu Tiến (tức Tiến “hói”, SN 1970, trú tại phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Lê Thanh Hải (tức Hải “gió”, SN 1963, trú tại phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai, Hà Nội), Nguyễn Mạnh Long (tức Long “cao”, SN 1962, trú tại phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội) và Dương Quốc Vương (tức Vương “lợn”, SN 1968, trú tại phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, Hà Nội).

Cả 5 bị cáo đều bị Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội truy tố về tội “Cưỡng đoạt tài sản”, theo quy định tại Điều 170, khoản 1 - Bộ luật Hình sự năm 2015.

Có tổng số 5 luật sư tham gia bào chữa cho 5 bị cáo tại phiên tòa. Riêng bị hại thuê 4 luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, năm 2008, chị Nga và chồng là anh Hà (cùng trú tại quận Ba Đình) kinh doanh tại chợ Long Biên.

Gia đình chị Nga, anh Hà thường xuyên bị Nguyễn Kim Hưng, Lê Thanh Hải, Nguyễn Mạnh Long, Dương Quốc Vương (là tổ trưởng và nhân viên tổ bốc dỡ hàng hóa số 2 chợ Long Biên) đe dọa, chèn ép trong công việc kinh doanh để bắt nộp nhiều loại tiền khác nhau.

Qua điều tra đã xác định, theo quy định của Ban Quản lý chợ Long Biên, Nguyễn Kim Hưng không có quyền phân công người thu tiền bốc dỡ, phải thực hiện việc ghi tên chủ cửa hàng, biển kiểm soát xe ô tô, số lượng hàng và số tiền thu vào mẫu (bảng kê) do Ban Quản lý chợ Long Biên phát hành, phải thực hiện đúng hợp đồng bốc dỡ giữa các hộ kinh doanh với Ban Quản lý chợ Long Biên.

Bị cáo cũng không có quyền đuổi xe, sắp xếp các xe trong chợ, không có quyền chi tiêu số tiền bốc dỡ hàng hóa mà phải nộp ngay số tiền đã thu trong ngày.

Tuy nhiên, để tăng thêm thu nhập cá nhân, dưới danh nghĩa là những nhân viên của tổ bốc dỡ số 2, Nguyễn Kim Hưng đã chỉ đạo Vương, Hải, Long sử dụng các thủ đoạn chèn ép, gây khó khăn, đe dọa… hộ kinh doanh của gia đình anh Hà, chị Nga. Nhóm của Hưng thường đuổi không cho xe ô tô của hộ kinh doanh này đỗ, cho nhân viên lái xe đỗ chắn trước ki-ốt, kéo cá thối để cạnh ki-ốt của chị Nga, đuổi không cho nhân viên của anh chị Hà - Nga bốc dỡ hàng hóa, nhưng họ vẫn phải trả tiền bốc dỡ.

Hưng đã tự ý giao cho Vương thu tiền dịch vụ bốc dỡ hàng hóa và chỉ đạo đồng bọn không thu tiền theo các bảng kê do Ban Quản lý chợ Long Biên phát hành (có đóng dấu treo của Ban Quản lý chợ), mà thu theo bảng kê khác do Hưng soạn. Sau đó, bọn chúng chép và nộp lại một phần số tiền này theo bảng kê của Ban Quản lý chợ Long Biên phát hành. Phần lớn còn lại, bọn chúng đem chia nhau và dùng vào các mục đích khác.

Để quản lý việc thu tiền của Hải, Long và Vương đối với hộ kinh doanh, Hưng lắp đặt hai camera theo dõi, cho các nhân viên trong tổ bốc dỡ theo dõi và kiểm soát lẫn nhau.

Hưng trực tiếp kiểm soát việc Hải, Long, Vương nộp tiền và bảng kê cho Tiến vào buổi sáng. Tại các buổi hội ý, Hưng yêu cầu Hải, Long và Vương không bốc dỡ nhưng vẫn thu tiền, không để nhân viên bốc dỡ của các hộ kinh doanh tự bốc dỡ với lý do thực hiện hợp đồng bốc dỡ với Ban Quản lý chợ Long Biên và chỉ cho nhân viên tổ bốc dỡ số 2 quyền bốc dỡ.

Từ tháng 12-2017, theo sự chỉ đạo của Hưng “kính”, Long và Hải đuổi không cho xe ô tô của chị Nga đỗ tại bãi thủy sản vì chị Nga chưa đăng ký với Hưng.

Hưng yêu cầu Vương thông báo với chị Nga thực hiện việc nộp tiền với giá bốc xếp sẽ tăng 200.000 đồng/xe 1,4 tấn và 350.000 đồng/xe 3,5 tấn. Hưng chỉ đạo Tiến, khi Ban Quản lý chợ đã trả đủ lương cho nhân viên thì xé các trang trong sổ ghi tiền thu hằng ngày và các bảng kê nhỏ do Hải, Long, Vương nộp.

Theo tài liệu do chị Nga và anh Hà cung cấp, từ ngày 14-3-2018 đến ngày 1-9-2018, dưới sự chỉ đạo của Nguyễn Kim Hưng, Hải cùng Long, Vương đã thu của chị Nga, anh Hà tổng số tiền hơn 28 triệu đồng. Trong đó, Hải thu được hơn 15 triệu đồng, Long thu được hơn 12 triệu đồng và Vương thu được 740.000 đồng. Tiến nhận từ Hải, Long và Vương tổng số tiền hơn 28 triệu đồng nhưng chỉ nộp về Ban Quản lý chợ Long Biên 3,2 triệu đồng, còn lại gần 25 triệu đồng chiếm hưởng chia nhau theo chỉ đạo của Hưng “kính”.

Tại cơ quan điều tra, các bị cáo Nguyễn Hữu Tiến, Lê Thanh Hải, Nguyễn Mạnh Long và Dương Quốc Vương khai nhận, từ ngày 1-1-2018 đến ngày 24-9-2018 được chia tổng số tiền là 46,4 triệu đồng. Trong đó, Tiến được hưởng 23,7 triệu đồng, Long được hưởng 11,6 triệu đồng, Vương được hưởng 11,1 triệu đồng.

Ngoài ra, chị Nga, anh Hà còn khai, từ năm 2010 đến năm 2017 đã bị Hưng chiếm đoạt một số khoản tiền khác. Tại cơ quan điều tra, Nguyễn Kim Hưng không thừa nhận hành vi này.

Ngoài trình báo của anh Hà và chị Nga, chưa có tài liệu nào khác để chứng minh việc hai người này đưa tiền cho Hưng nên chưa đủ căn cứ kết luận Hưng chiếm đoạt số tiền trên. Do đó, ngày 2-5-2019, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đã quyết định tách tài liệu liên quan đến nội dung trên để tiếp tục điều tra, khi nào làm rõ sẽ xử lý sau.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Huyện Đông Anh khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp nhà lưu niệm Bác Hồ
    Nhân dịp Kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), 60 năm ngày Bác Hồ về thăm thôn Lỗ Khê, xã Liên Hà (1964 - 2024); Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân xã Liên Hà (huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) đã khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp Nhà lưu niệm bác Hồ tại thôn Lỗ Khê.
  • Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh
    Trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm Quản lý Công viên Bắc Kinh, Văn phòng Ban quản lý Cung điện Mùa hè tổ chức Lễ Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh, bao gồm: Triển lãm “Thăng Long - Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ” và Tọa đàm “Bắc Kinh- Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên (Bắc Kinh). Đây là hoạt động bên lề nhân chu
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
  • “Sinh viên Việt Nam với văn hóa sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế số”
    Trường Đại học Luật (Đại học Huế) phối hợp tổ chức Cuộc thi “Sinh viên sáng tạo và quyền sở hữu trí tuệ” lần thứ IV với chủ đề “Sinh viên Việt Nam với văn hóa sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế số”.
Đừng bỏ lỡ
Sắp xét xử Hưng “kính” và đồng bọn trong vụ cưỡng đoạt tài sản tại chợ Long Biên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO