Sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Hồng Sơn/HNM| 19/11/2018 12:06

Cổ phần hóa là chủ trương đúng đắn nhằm nâng cao “sức khỏe”, hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), cũng như tạo điều kiện tham gia kinh doanh cho khu vực kinh tế tư nhân. Trên thực tế, tỷ trọng đóng góp của DNNN đang tiếp tục giảm xuống, hiện đóng góp 22% vào ngân sách và 28% GDP.

Sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Quá trình cổ phần hóa góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước. Ảnh: Viết Thành

Thực trạng và yêu cầu cải cách

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Hiếu, từ chỗ cả nước có 12.000 DNNN vào đầu những năm 1990, đến nay chỉ còn khoảng 500 DNNN (100% vốn nhà nước). Dự kiến năm 2020, cả nước còn khoảng 100 DNNN. Giai đoạn 2016-2020, đã phê duyệt phương án cổ phần hoá 136 DNNN. Tuy nhiên, kết quả cổ phần hóa chưa đạt yêu cầu. Tính chung, từ năm 2016 đến nay mới thực hiện cổ phần hóa được 54% doanh nghiệp theo kế hoạch. Bên cạnh đó, tiến độ thoái vốn còn chậm.

Nguyên nhân có nhiều, theo Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) Đặng Quyết Tiến, trước hết là do tâm lý e ngại, né tránh trách nhiệm cũng như sợ “mất chỗ” của lãnh đạo doanh nghiệp. Tiếp theo, công tác tuyên truyền với xã hội, giới thiệu thông tin cần thiết đến giới đầu tư, hoặc vận động người lao động có lúc, có nơi chưa đủ mức cần thiết, dẫn đến sự hiểu chưa đầy đủ từ phía các đối tượng liên quan. 

Cổ phần hóa chậm còn do thiếu phương án sắp xếp, phân bố lao động khả thi, đặc biệt là trong tạo việc làm cho nhân công bên cạnh việc giải quyết chế độ, quyền lợi cho người lao động. Cuối cùng là, bản thân một số doanh nghiệp có quy mô lớn, nhưng lại gặp khó khăn, hoặc đang trong tình trạng thua lỗ kéo dài, chậm khắc phục... ảnh hưởng xấu đến uy tín của cộng đồng DNNN nói chung và của chính các dự án đó nói riêng. 

"Các quy định về đất đai, tài sản gắn liền với đất và lợi tức từ đất chưa rõ ràng, thiếu đồng bộ cũng ảnh hưởng đến quá trình định giá tài sản doanh nghiệp. Không ít trường hợp, nếu tách riêng đất đai ra khỏi tài sản doanh nghiệp thì đơn vị đó hầu như không còn gì” - ông Đặng Quyết Tiến nhận xét. 

Giải pháp để “lột xác”

Ông Phạm Đức Trung (chuyên viên Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương) cho biết, DNNN cần tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, trong đó áp dụng thông lệ quản trị doanh nghiệp quốc tế. Giai đoạn 2020-2025, DNNN phải đạt hiệu suất sinh lời của vốn chủ sỡ hữu ít nhất 15%/năm; hiệu suất sinh lời tài sản 7-9%/năm. 

Cũng không nên cho rằng tất cả DNNN sẽ đều phải thu hẹp lại, mà từ nay đến năm 2030 Chính phủ sẽ tập trung hỗ trợ, tạo điều kiện để một số tập đoàn có lợi thế, tiềm năng phát triển, lớn mạnh hơn về quy mô, tăng sức cạnh tranh để ngang tầm một số doanh nghiệp tầm vóc khu vực. Cơ quan chức năng cần tách bạch quá trình bán vốn, việc thu hồi nợ theo hướng xác định việc theo dõi và thu hồi nợ là công việc thường xuyên, liên quan đến cả trước, trong và sau khi bán cổ phần đối với các doanh nghiệp. Cụ thể, cần có quy định riêng đối với doanh nghiệp gặp khó khăn, nếu không thoái vốn sẽ có nguy cơ mất vốn.

Để cổ phần hóa DNNN đạt hiệu quả, ông Nguyễn Trần Minh Trí (chuyên viên Viện Kinh tế và Chính trị thế giới) cho rằng, quá trình đấu giá cần được thực hiện nghiêm túc, minh bạch và cạnh tranh lành mạnh trên cơ sở thông tin đầy đủ về diện tích đất, vị trí, giá thuê và thời hạn thuê, phương thức thanh toán tiền thuê đất; kiên quyết xử lý nghiêm hiện tượng “quân xanh, quân đỏ”, dùng thủ thuật, kỹ thuật (như nộp hồ sơ quá gấp, hay bắt tay nhau...) để dìm giá, chi phối kết quả đấu giá khi cổ phần hóa DNNN. 

Đặc biệt, cần duy trì sự đánh giá mức độ hoàn thành công việc và quy trách nhiệm đối với lãnh đạo doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hóa, thoái vốn...

Mới đây, các bộ Công Thương, Giao thông - Vận tải... vừa chuyển một số tập đoàn, tổng công ty về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Như vậy, từ nay một lượng vốn khổng lồ của nhà nước sẽ được quản lý một cách minh bạch, chắc chắn hơn, qua đó mỗi đồng vốn sẽ được bảo toàn, sinh lời cao hơn so với mô hình quản lý cũ. 

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, với cơ chế quản lý và điều hành mới, các đơn vị này sẽ có nhiều điều kiện và cơ hội phát triển hơn; đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới.
Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khán giả Thủ đô hào hứng đón xem vở chèo cổ "Trinh Nguyên" do NSND Trần Quốc Chiêm phục dựng
    Tối 19/5, tại Rạp Đại Nam, đông đảo khán giả Thủ đô đã đến xem buổi tổng duyệt vở chèo cổ "Trinh Nguyên". Vở chèo được dàn dựng công phu từ sự tôn kính nghề và sự tâm huyết với chèo cổ của NSND Trần Quốc Chiêm.
  • Đẩy mạnh phân cấp trong lĩnh vực văn hóa, du lịch khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân về “Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của một số Nghị định quy định về phân cấp, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch; báo chí, phát thanh và truyền hình; thông tấn; xuất bản, in, phát hành, thông tin điện tử, thông tin cơ sở và thông tin đối ngoại khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp”.
  • Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), NXB Chính trị quốc gia Sự thật đã ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó đáng chú ý có cuốn sách “Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh” của tác giả - nhà văn Lê Xuân Đức (1939 – 2022) giúp người yêu thơ ca của Bác thêm thấu hiểu và cảm nhận rõ nét hơn tinh hoa trong từng câu chữ mà Người để lại, rút ra những chiêm nghiệm cho riêng mình và trên hết là những bài học lớn, sâu sắc về tư tưởng, về đầu tranh chính trị, về đạo lý làm người cho hôm nay và mai sau.
  • Giải Vật Dân tộc Hà Nội mở rộng tranh cúp Phùng Hưng 2025: Lan tỏa tinh thần thượng võ “vùng đất hai vua”
    Thông tin UBND thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội) vừa cho biết, địa phương sẽ phối hợp với Sở Văn hóa và Thể Thao Hà Nội, Liên đoàn Vật Việt Nam tổ chức Giải Vật Dân tộc Hà Nội mở rộng tranh cúp Phùng Hưng lần thứ IV năm 2025. Giải vật dự kiến diễn ra từ ngày 22 đến 25/5 tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao thị xã Sơn Tây, phố Phan Chu Trinh, phường Ngô Quyền.
  • Tây Hồ: Khám sức khỏe cho người cao tuổi tại hai phường Quảng An và Yên Phụ
    Trong không khí tháng Năm đầy ý nghĩa – thời điểm cả nước hướng về kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Hội Người cao tuổi Việt Nam (10/5/1995 - 10/5/2025), hai phường Quảng An và Yên Phụ (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã tổ chức chương trình khám, chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên vào các ngày 19 và 20/5/2025.
Đừng bỏ lỡ
Sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO