Ra soát lại ‘Thương nhớ mười hai’ của Vũ Bằng vì có chi tiết ‘nhạy cảm’

theo một thế giới| 18/07/2017 10:51

Cục Xuất bản, In và Phát hành vừa có văn bản gửi các nhà xuất bản và các đối tác liên kết yêu cầu kiểm tra, rà soát lại nội dung cuốn sách “Thương nhớ mười hai” của nhà văn Vũ Bằng vì bài “Tháng bảy, ngày rằm xá tội vong nhân” có chi tiết “nhạy cảm”.

Ông Chu Văn Hòa – Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa ký văn bản gửi các nhà xuất bản và các đối tác liên kết yêu cầu kiểm tra, rà soát lại nội dung cuốn sách “Thương nhớ mười hai” của nhà văn Vũ Bằng.

Văn bản của Cục Xuất bản In và Phát hành viết có đoạn: “Qua kiểm tra lưu chiểu cuốn sách “Thương nhớ mười hai”, tác giả Vũ Bằng, Cục Xuất bản, In và Phát hành thấy nội dung cuốn sách có chi tiết nhạy cảm trong bài “Tháng bảy, ngày rằm xá tội vong nhân”.

Với nhận định trên Cục Xuất bản, In và Phát hành yêu cầu các nhà xuất bản: “Kiểm tra, rà soát lại nội dung cuốn sách “Thương nhớ mười hai”. Nếu phát hiện những vấn đề cần điều chỉnh, nhà xuất bản có biện pháp xử lý kịp thời. Đồng thời, chỉnh sửa cho phù hợp đoạn trích trong bài “Tháng bảy, ngày rằm xá tội vong nhân” nếu tái bản”.

Ra soát lại ‘Thương nhớ mười hai’ của Vũ Bằng vì có chi tiết ‘nhạy cảm’

Đây cũng là cuốn sách thứ 2 của nhà văn Vũ Bằng bị xem xét trong năm 2017 này. Trước đó cuốn Miếng ngon Hà Nội do NXB Dân Trí liên kết với  Doanh nghiệp tư nhân In Hà Phát  và nhà sách Minh Thắng – (Công ty văn hóa Minh Tân) xuất bản cũng bị thu hồi và tiêu hủy vì có chi tiết “nhạy cảm chính trị”.

Thương nhớ mười hai được giới thiệu là tác phẩm đặc sắc nhất, tiêu biểu cho tình cảm và phong cách viết của ông. Tác phẩm được đặt bút từ tháng Giêng 1960 và mất mười một năm mới hoàn thành vào năm 1971.

Mười hai ở đây là mười hai tháng trong năm mà theo lời tác giả “mỗi tháng lại có những cái đẹp não nùng riêng, nỗi nhớ nhung riêng…”. Thông qua mười hai tháng ấy, Vũ Bằng đã gởi gắm những hồi ức đẹp đẽ của mình về Hà Nội, nơi chốn xa xôi ông luôn hướng về với những phong tục của người miền Bắc, những thói quen sinh hoạt, những thú vui ẩm thực giản dị mà đầy tính nghệ thuật và trên tất cả là hình bóng người vợ đảm đang dịu hiền đang còn xa cách…

Nhận xét về tác phẩm Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng, Giáo sư Hoàng Như Mai viết: “Dù phải thích nghi với hoàn cảnh chính trị như thế nào đấy, cuốn sách vẫn bày tỏ rất rõ tâm sự của một người con miền Bắc nhớ da diết quê hương ở bên kia “giới tuyến”. Chính tấm lòng ấy đã cùng với ngòi bút tài hoa của Vũ Bằng làm nên giá trị văn chương của tác phẩm này. Nó hấp dẫn chúng ta từng dòng, từng trang..”

Nhà văn Vũ Bằng

Nhà văn Vũ Bằng tên thật là Vũ Đăng Bằng, sinh năm 1913 tại Hà Nội. Ông là một cây bút nổi tiếng trên văn đàn Việt Nam với các thể loại truyện ngắn, tùy bút, bút ký. Ngoài bút hiệu Vũ Bằng, ông còn ký với các bút hiệu khác: Tiêu Liêu, Vịt Con, Thiên Thư, Vạn Lý Trình, Lê Tâm, Hoàng Thị Trâm.

Sau năm 1954 Vũ Bằng di cư vào Nam để làm báo và hoạt động tình báo. Vì nhiều nguyên nhân, trong đó có sự đứt đoạn đường dây liên lạc, mãi đến sau này, ông mới được công nhận là người hoạt động cách mạng và được truy tặng huân chương nhà nước.

Ông mất 1984 tai TP.HCM , thọ 71 tuổi.  Đến năm 2007 nhà văn Vũ Bằng được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật.

(0) Bình luận
  • Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An cùng các đơn vị có liên quan tổ chức Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.
  • Trao 80 di ảnh phục dựng chân dung Anh hùng liệt sĩ tại tỉnh Ninh Bình
    Trong không khí trang nghiêm và xúc động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2025); vừa qua, Hội Cựu Công an Nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình, phối hợp với “Trái tim người lính Việt Nam,” đã tổ chức Lễ trao Di ảnh Anh hùng - Liệt sĩ CAND và Anh hùng – Liệt sĩ có thân nhân là Công an tỉnh Ninh Bình, như một hành động thiết thực thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc.
  • Trưng bày “Gan vàng dạ sắt”: Thế hệ trẻ thêm vững bước trên con đường bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
    Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò (TP. Hà Nội) tổ chức trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt”. Đây là sự kiện không chỉ gợi nhắc ký ức hào hùng mà còn lan tỏa niềm tự hào, khơi dậy tinh thần yêu nước cho thế hệ hôm nay.
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Ra soát lại ‘Thương nhớ mười hai’ của Vũ Bằng vì có chi tiết ‘nhạy cảm’
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO