Hà Nội

Quận Hai Bà Trưng ban hành Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp phường giai đoạn 2023 – 2025.

Ly Ly 02/04/2024 14:47

Việc sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp phường nhằm tinh gọn bộ máy, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân; tạo động lực cho các phường chủ động trong việc sắp xếp, bố trí cũng như nâng cao hiệu lực, hiệu quả của cấp ủy đảng, chính quyền và các đoàn thể chính trị - xã hội, nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường và yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của quận Hai Bà Trưng.

Căn cứ Nghị quyết 37-NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện và cấp xã; Kết luận số 48-KL/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030; Nghị quyết số 117/NQ-CP ngày 30/7/2023 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025; ý kiến của Bộ Nội vụ tại Văn bản số 7538/BNV-CQĐP ngày 21/12/2023 về việc góp ý Phương án tổng thể sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của thành phố Hà Nội; Phương án số 01/PA-UBND ngày 05/11/2023 của UBND thành phố Hà Nội về Phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của thành phố Hà Nội, quận Hai Bà Trưng đã xây dựng Đề án sắp xếp các ĐVHC cấp phường giai đoạn 2023 – 2025.

Theo Đề án, trong quá trình phát triển Thủ đô Hà Nội, địa giới quận Hai Bà Trưng có nhiều thay đổi. Tháng 6/1981, khu Hai Bà Trưng chính thức gọi là quận Hai Bà Trưng gồm 22 phường: Nguyễn Du, Lê Đại Hành, Bùi Thị Xuân, Phố Huế, Ngô Thì Nhậm, Phạm Đình Hổ, Đồng Nhân, Đống Mác, Bạch Đằng, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Cầu Dền, Bách Khoa, Quỳnh Lôi, Bạch Mai, Quỳnh Mai, Vĩnh Tuy, Minh Khai, Trương Định, Đồng Tâm, Giáp Bát, Tương Mai. Sau đó, quận sáp nhập thêm 3 phường: phường Mai Động, Tân Mai, phường Hoàng Văn Thụ thành 25 phường…

Sau nhiều lần điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, đến thời điểm hiện tại, quận Hai Bà Trưng có tổng số 18 phường: Nguyễn Du, Lê Đại Hành, Phố Huế, Phạm Đình Hổ, Đồng Nhân, Đống Mác, Bạch Đằng, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Cầu Dền, Bách Khoa, Quỳnh Lôi, Bạch Mai, Quỳnh Mai, Vĩnh Tuy, Minh Khai, Trương Định, Đồng Tâm.

3.jpg
Phường Đồng Nhân họp lấy ý kiến về triển khai sắp xếp đơn vị hành chính.( Ảnh: Đình Hiệp)

Số lượng đơn vị hành chính cấp phường thuộc diện sắp xếp là 14 phường, bao gồm các phường: Bách Khoa, Bạch Mai, Cầu Dền, Đống Mác, Đồng Nhân, Đồng Tâm, Lê Đại Hành, Minh Khai , Phố Huế, Quỳnh Lôi, Quỳnh Mai, Thanh Nhàn, Trương Định, Bạch Đằng). Số lượng đơn vị hành chính cấp phường có yếu tố đặc thù nên không thực hiện sắp xếp là 07 phường (Lê Đại Hành, Đồng Tâm, Trương Định, Phố Huế, Minh Khai, Quỳnh Mai, Bạch Đằng). Không có đơn vị hành chính cấp phường thuộc diện khuyến khích sắp xếp và cấp phường liền kề có điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính khi thực hiện phương án sắp xếp.

Về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường thuộc diện sắp xếp, Đề án nêu rõ, sắp xếp 07 phường thành 04 phường, giảm 03 phường. Cụ thể là, nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Đồng nhân và phường Đống Mác để thành lập đơn vị hành chính mới lấy tên là phường Đồng Nhân. Nhập một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Cầu Dền từ số 1 đến số 29 phố Đại Cồ Việt, từ số 2 đến số 38 Lê Thanh Nghị. Toàn bộ số chẵn tuyến phố Bạch Mai từ số 2 đến số 226 và phường Bách Khoa để thành lập đơn vị hành chính mới lấy tên là phường Bách Khoa.

Nhập một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Cầu Dền từ số nhà: 01 phố Bạch Mai đến hết số nhà 237 Bạch Mai và các ngõ (11,15, 33,37,51, 83, 105, 181,205 Bạch Mai). Từ số 507 Trần Khát Chân đến hết số 527 Trần Khát Chân và phường Thanh Nhàn để thành lập đơn vị hành chính mới lấy tên là phường Thanh Nhàn. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Quỳnh Lôi và phường Bạch Mai để thành lập ĐVHC mới lấy tên là phường Bạch Mai.

Như vậy là sau khi sắp xếp lại đơn vị hành chính, trên địa bàn quận Hai Bà Trưng sẽ có 15 phường (giảm 3 phường so với trước khi sắp xếp).

Đề án cũng chỉ ra những thuận lợi và khó khăn; đề xuất những giải pháp, xây dựng kế hoạch lộ trình triển khai thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính trên địa bàn quận.

Liên quan đến Phương án và lộ trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan, trước sau sắp xếp đơn vị hành chính; Phương án và lộ trình bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sau sắp xếp đơn vị hành chính; Phương án và lộ trình giải quyết chế độ, chính sách sau sắp xếp đơn vị hành chính… trên địa bàn quận được triển khai trên cơ sở thực hiện theo Hướng dẫn số 26-HD/BTCTW ngày 30/11/2023 của Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn việc thực hiện sắp xếp tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở những địa phương thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025.

Có thể nói, việc sắp xếp các đơn vị hành chính nhằm thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các Chương trình, kế hoạch của Thành ủy về thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; tạo chuyển biến về nhận thức, hành động của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị cấp phường tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Quận Hai Bà Trưng hiện có 18 đơn vị hành chính cấp phường, trong đó 02 phường có diện tích tự nhiên đạt 20% theo quy định không phải thực hiện sắp xếp; 02 phường đã thực hiện sắp xếp năm 2020 nên không thực hiện sắp xếp. Như vậy, theo quy định quận Hai Bà Trưng còn 14 phường thuộc diện sắp xếp đơn vị hành chính (do chưa đáp ứng được đồng thời tiêu chuẩn diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 300%), trong đó có 07 phường có yếu tố đặc thù được Thành phố chấp thuận. Giai đoạn 2023 – 2025 quận Hai Bà Trưng thực hiện sắp xếp 07 phường theo Phương án số 01/PA-UBND ngày 15/11/2023 về tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của UBND thành phố Hà Nội.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tưởng nhớ Hoàng Nhuận Cầm: Những câu thơ viết đợi mặt trời
    Sáng ngày 10/5, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề Tưởng nhớ Hoàng Nhuận Cầm "Những câu thơ viết đợi mặt trời" nhân kỷ niệm ba năm ngày mất của nhà thơ. Tới dự buổi sinh hoạt hôm nay có đại diện ban chấp hành Hội và đông đảo hội viên, văn nghệ sĩ.
  • Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận và những công trình “lưu dấu” Điện Biên
    Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận nói rằng ông “không có một chút ngỡ ngàng nào về lịch sử Điện Biên”, bởi từ thuở bé, ông đã tìm hiểu lịch sử dân tộc mình. Bắt tay vào thiết kế bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ cũng là lần đầu tiên ông bắt đầu suy nghĩ một cách nghiêm túc, làm thế nào để chuyển hóa những tình cảm của mình về Điện Biên trong công việc sáng tạo. Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, khu Trung tâm hành lễ và nhà tưởng niệm nghĩa trang liệt sĩ đồi A1 là hai công trình đầu tiên khẳng định ông có duyên với mảnh đất này.
  • “Hiểu con tuốt tuồn tuột”: Bí kíp để trở thành người mẹ hạnh phúc
    Nhân Ngày của mẹ (12-5), Crabit Kidbooks liên kết với NXB Hà Nội ra mặt bộ sách “Hiểu con tuốt tuồn tuột”. Bộ sách gồm ba cuốn mang đến những gợi ý quý báu để mẹ và con có thể hiểu nhau hơn, đồng hành một cách hiệu quả.
  • Hơn 1600 học sinh THCS quận Ba Đình dự thi Olympic cấp quận
    Ngày 10/5, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình (Hà Nội) tổ chức kỳ thi Olympic các môn văn hóa và khoa học lớp 6,7,8 năm học 2023 -2024 với 1.618 thí sinh dự thi. Thí sinh dự thi với điều kiện đã tham gia kỳ thi học sinh giỏi cấp trường và được nhà trường chọn cử đảm bảo đủ điều kiện.
  • Bệnh viện Trung ương Huế tọa đàm chào mừng Ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5
    Bệnh viện Trung ương Huế tọa đàm chào mừng Ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5 và tập huấn về “Giao tiếp chuyên nghiệp trong an toàn người bệnh và chất lượng chăm sóc”.
Đừng bỏ lỡ
Quận Hai Bà Trưng ban hành Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp phường giai đoạn 2023 – 2025.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO