Phường Mỹ Đình 1 (Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội): Nguy cơ mất đất oan vì cho họ hàng…mượn?

Đăng Chung - Bùi Hải - Mạnh Tuấn| 10/11/2017 09:51

Vì tình nghĩa nên cho người họ hàng mượn đất để ở nhờ từ nhiều năm trước, có lẽ bà Lưu Thị Dong trú tại số 16 ngách 322/76/18 đường Mỹ Đình, (phường Mỹ Đình I, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) không thể ngờ rằng, có ngày hơn 200m2 đất “cho mượn” của bà đang đứng trước nguy cơ mất đất?

Bật khóc vì cho họ hàng mượn đất

Trong đơn kêu oan gửi tới báo Người Hà Nội, bà Lưu Thị Dong cho biết, giờ bà là bị đơn trong vụ kiện tranh chấp đất đai mà TAND TP Hà Nội đang thụ lý giải quyết mà nguyên đơn là một người họ hàng của bà – cô Nguyễn Thị Bưởi.

Phường Mỹ Đình 1 (Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội): Nguy cơ mất đất oan vì cho họ hàng…mượn?
Bà Lưu Thị Dong đứng trước khu vườn bị chặt phá và đang bị cô Bưởi đóng cửa lại (Ảnh: ĐC).

“Mẹ chồng bà là cụ Lưu Thị Chúc mua cái ao, gò tại cổng Tràng do bố chồng của cụ Lưu Thị Chúc là Phan Văn Trường bán lại  năm 1946. Việc mua bán này có giấy tờ mua bán và được chính quyền sở tại chứng thực, thửa đất này thuộc tờ bản đồ 14 thuộc thửa 19 diện tích khoảng 200m2, nay thuộc cụm dân cư Nhân Mỹ, phường Mỹ Đình I, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Khoảng năm 1992 – 1993, bà Lưu Thị Ty – em dâu họ của bà Dong, đến xin cụ Lưu Thị Chúc cho con gái bà Ty là cô Nguyễn Thị Bưởi dựng lều ở tạm trên phần đất trên, khi nào gia đình cần sẽ trả lại. Là họ hàng với nhau, cụ Chúc thương tình cho ở nhờ mà không lập giấy tờ ghi chép gì cả. Trong thời gian cô Bưởi ở nhờ đất, cụ Chúc tình cờ phát hiện cô Bưởi đã lén cắt 100m2 đất trên thửa đất nói trên bán cho cô Nhiều và anh Ba cùng làng (khi đó anh Ba làm việc ở UBND xã Mỹ Đình). Vì cụ Chúc phát hiện, nên việc mua bán chỗ đất nói trên không thành…” – bà Dong nói.

Sự việc tưởng dừng lại ở đó, khi cụ Chúc đòi lại đất không cho cô Bưởi ở nhờ nữa, đến khoảng năm 2002, cô Bưởi “bất ngờ” quay lại đòi đất trước đó cụ Chúc cho ở nhờ, cho rằng đó là đất của bà Ty. Cô Bưởi không đưa ra được giấy tờ về nguồn gốc đất, nhưng cô lại đưa ra được hóa đơn nộp thuế đất. Hóa ra, trước đó cho tới tận năm 2001, gia đình cụ Chúc vẫn nộp thuế sử dụng đất, nhưng đến năm 2001, chính quyền địa phương nói cụ là gia đình liệt sĩ không phải nộp tiền sử dụng đất nữa. “Mẹ chồng tôi không nộp thuế sử dụng đất, nhưng cụ không biết, người cụ cho ở nhờ là cô Nguyễn Thị Bưởi lại đứng ra đóng thuế với những hóa đơn ghi tên “Nguyễn Thị Bưởi + Dong”. Và không hiểu sao chính quyền xã khi đó, do anh Lưu Quang Tuấn là Chủ tịch UBND, lại đưa tên bà Lưu Thị Ty vào sổ mục kê? Người ta bảo có niêm yết tại xã, nhưng mẹ con chúng tôi cả năm có việc gì lên xã đâu mà biết? Hai bên tranh chấp, sau một thời gian nấn ná, cô Bưởi chuyển đi nơi khác, bỏ lại căn nhà dột nát, nước ao ngập ngang lưng.” - bà Dong cho hay.

Từ hình sự bất thành lại sắp đến vụ án dân sự

Khoảng thời gian từ tháng 10/2006  đến năm 2009 bà Lưu Thị Dong mấy lần phải ra đứng trước vành móng ngựa trong các phiên tòa được mở đi mở lại vì cho rằng bà có hành vi “hủy hoại tài sản”. Cụ thể, bà bị cáo buộc một mình cầm xà beng phá sập nhà cô Nguyễn Thị Bưởi.

Từ vụ án pháp lý chưa đủ nên sau đó đã bị trả hồ sơ để điều tra bổ sung 5 lần do có những tình tiết mập mờ. Việc  một vụ án lỏng lẻo, non chứng cứ, thiếu lý lẽ,  5 lần phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung, ra lại kết luận điều tra, ra lại cáo trạng, xét xử lại để khép tội một người vợ liệt sĩ lúc bấy giờ đã gây bất bình cho nhiều người. Năm 2009, vụ án này đã bị đình chỉ. Sau khi bà Ty chết, có được di chúc của bà Ty cho kế thừa phần đất đang tranh chấp nói trên, cô Bưởi đã kiện bà Lưu Thị Dong ra TAND huyện Từ Liêm để đòi đất. Do vụ án có yếu tố nước ngoài (con bà Dong sinh sống, làm việc ở nước ngoài) nên vụ án được chuyển lên TAND Hà Nội.

“Tháng 6/2017, khi TAND TP Hà Nội đã thụ lý vụ án thì có 4, 5 thanh niên đến nhà tôi nói rằng phải chia cho cô Bưởi một nửa số đất đó nếu không hậu quả khó lường. Lúc đó tôi bảo đất này là đất nhà tôi, làm sao cô Bưởi lại đòi chia được. Đến ngày 19/6/2017, sự việc bị đẩy lên đỉnh điểm bởi có khoảng 20 thanh niên mặt mũi bặm trợn đã vào miếng đất nhà tôi tại cổng Tràng phá cửa, phá khóa, chặt cây và san bằng khu vườn. Sau đó cô Bưởi đã thay khóa mới và chiếm đoạt luôn. Sự việc này tôi đã trình báo Công an phường Mỹ Đình 1 và Công an quận Nam Từ Liêm. Vì lòng thảo tôi mới cho người ta ở nhờ, nhưng vì có sự tiếp tay của một số người hữu trách mà vô tình ở xã, ở cơ quan tiến hành tố tụng, tôi mới hết lần này đến lần nọ đáo tụng đình như vậy. Tôi mong cơ quan chức năng có phán xử công minh tại tòa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của một công dân có cống hiến cho đất nước như tôi. Căn cứ vào đâu bà Bưởi “tự ý” đóng thuế sử dụng đất?” - bà Dong bức xúc.

Liên quan đến những nội dung phản ánh và kêu cứu của người dân PV báo Người Hà Nội đã có buổi làm việc với bà Vũ Thị Hải Vân – PCT UBND phường Mỹ Đình 1 nhiều nội dung liên quan đến sự việc.

Trước hết, bà Vân cho biết, sự việc tranh chấp đất đai đã kéo dài từ lâu qua nhiều thế hệ lãnh đạo phường. Đối với thửa đất số 19 tờ bản đồ 14 cụm dân cư Nhân Mỹ, hiện đang tranh chấp nên thửa đất đang để trống, UBND phường chưa tiến hành cho làm các thủ tục để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cũng như không để xảy ra việc xây dựng liên quan… Bà Vân cũng cho hay, căn cứ bản đồ năm 1994 thửa đất số 19 tờ bản đồ số 14 có diện tích là 202m2 sổ mục kê năm 1994 ghi tên chủ sử dụng đất là bà Lưu Thị Ty, loại đất ao. Tuy nhiên, việc đóng thuế có thể hiện cả tên bà Bưởi và Dong. Từ năm 2012 đến nay bà Bưởi có đóng thuế sử dụng đất…

Liên quan đến vụ việc mới đây (ngày 19/6/2017 khoảng 20 thanh niên đã vào phá cửa, phá khóa, chặt cây và san bằng khu vườn. Sau đó cô Bưởi đã thay khóa mới và chiếm đoạt luôn – bà Dong trao đổi với PV) công an phường Mỹ Đình 1 đã tập hợp hồ sơ báo cáo Công an quận Nam Từ Liêm thụ lý hồ sơ giải quyết.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Phường Mỹ Đình 1 (Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội): Nguy cơ mất đất oan vì cho họ hàng…mượn?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO