Phương án cho cơ chế giám sát doanh nghiệp nhà nước

Bảo Ngọc/THCL| 30/07/2018 22:45

Mới đây, tại một hội thảo về cơ chế giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu trong tiến trình tái cơ cấu DNNN, TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nêu vấn đề đáng chú ý: 6 tháng đầu năm, đầu tư của khu vực nhà nước chỉ tăng 3,1%, thấp hơn rất nhiều so với mức tăng 17,5% của khu vực ngoài nhà nước và mức tăng 8,5% của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Cùng với đó, đầu tư bằng vốn tự có của khu vực DNNN giảm 7,9%, vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch của DNNN cũng giảm tới 23,4%. Nghiên cứu của CIEM về hiện trạng DNNN còn cho thấy khu vực này giảm cả hiệu quả hoạt động. Đây là điều đáng lo ngại vì với lợi thế có nhiều nguồn lực, nhiều tiềm năng, lẽ ra đầu tư của các DNNN phải bảo đảm yêu cầu dẫn hướng, đầu tư vào các dự án kết nối quy mô lớn theo kế hoạch để thúc đẩy đầu tư của các khu vực khác.
Phương án cho cơ chế giám sát doanh nghiệp nhà nước
Ảnh minh họa

Báo cáo của Chính phủ về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa giai đoạn 2011 - 2016 cho thấy, đến hết năm 2016, cả nước còn 583 DNNN do Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ. Tổng vốn chủ sở hữu tại các DNNN là gần 1,4 triệu tỷ đồng, tổng tài sản là hơn ba triệu tỷ đồng.

Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DNNN có xu hướng tăng trưởng ổn định và phát triển nhưng hiệu quả hoạt động chưa tương xứng với nguồn lực đang nắm giữ; hiệu suất sinh lời trên vốn kinh doanh của các DNNN thấp hơn nhiều so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; tại một số DN còn xảy ra tình trạng tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, làm thất thoát tài sản nhà nước...

Đáng lưu ý, tổng số nợ phải trả của DNNN cao, tăng từ mức gần 1,3 triệu tỷ đồng năm 2011 lên hơn 1,6 triệu tỷ đồng năm 2016 (tăng 26%). Việc quản lý, sử dụng tài sản của DNNN (bao gồm quyền sử dụng đất) vẫn còn nhiều sai phạm.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, nhất là những vi phạm nghiêm trọng, khó khắc phục, chủ yếu xuất phát từ những hạn chế trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với DNNN. Cụ thể, việc giám sát còn chồng chéo, mang nặng tính hành chính, chủ yếu căn cứ vào báo cáo của doanh nghiệp hơn là báo cáo tình hình thực hiện mục tiêu của chủ sở hữu. Do đó, chưa có tác dụng phát hiện, ngăn ngừa sai phạm, chưa phản ánh được yêu cầu và đòi hỏi của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN.

Cùng với tiến trình tái cơ cấu DNNN, việc đổi mới cơ chế giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu đang đặt ra cấp thiết. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban) đã được thành lập từ đầu năm 2018 và dự kiến đi vào hoạt động từ quý III năm nay. Ủy ban đang xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung, thống nhất, đầy đủ về DNNN theo đúng nguyên tắc giám sát thường xuyên, liên tục theo thời gian thực, có thể tương thích với hệ thống Chính phủ điện tử và tự động đưa ra cảnh báo khi phát hiện có chỉ số biến động vượt ngưỡng an toàn, ảnh hưởng đến “sức khỏe” doanh nghiệp.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng đây là bước quan trọng, bởi thông tin là nguồn lực quan trọng nhất của công tác quản lý và là yếu tố quyết định hiệu quả giám sát. Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu, Ủy ban cần hoạt động với tư cách một nhà đầu tư, đặt ra mục tiêu để các doanh nghiệp phát huy khả năng sáng tạo, nâng cao tính chịu trách nhiệm cá nhân.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Bảo tồn, phát huy các giá trị di sản với thương hiệu du lịch “Cố đô Huế - 1 điểm đến 5 di sản - Quê hương hạnh phúc”
    Xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế với thương hiệu du lịch “Cố đô Huế - 1 điểm đến 5 di sản - Quê hương hạnh phúc”.
  • Dự án nghệ thuật công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật sẽ khai mạc ngày 3/5
    Dự án nghệ thuật công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật (quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội) trên cơ sở là cây cầu đi bộ bắc ngang qua phố Trần Nhật Duật được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2014. Dưới sự chung tay của các nghệ sĩ, các tác phẩm nghệ thuật sắp đặt trên cầu đi bộ phố Trần Nhật Duật đã biến không gian công cộng thành một không gian nghệ thuật hấp dẫn, đặc sắc.
  • Tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá
    Giá trị VHNT Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh là một bộ phận nền tảng quan trọng, mang ý nghĩa văn hóa, xã hội trong tiến trình phát triển của đất nước. Điều này được thể hiện rõ nét trên các lĩnh lực: văn học, văn nghệ dân gian, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, múa. Nhìn lại chặng đường gần 50 năm kể từ ngày thống nhất đất nước của VHNT 3 thành phố, có thể thấy rõ những thành tựu và cả những mặt hạn chế tồn tại cần phải thay đổi để tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá.
  • Nha khoa Valis - Nơi giữ chữ tín hơn vàng
    Trong thế giới ngày nay, việc tìm kiếm một nơi chăm sóc sức khỏe răng miệng đáng tin cậy không chỉ là một sự lựa chọn, mà là một nhu cầu cấp bách. Và giữa những lựa chọn vô số, Nha khoa Valis không chỉ đứng vững mà còn tỏa sáng với cam kết giữ chữ tín hơn cả vàng đối với mọi khách hàng.
  • Vinmec nhận 4 giải thưởng quốc tế về trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững
    Hệ thống Y tế Vinmec vừa xuất sắc nhận 4 giải Bạch kim cho 4 hạng mục lớn: “Doanh nghiệp tốt nhất tại Việt Nam”, “Doanh nghiệp vì cộng đồng tốt nhất”, “Doanh nghiệp trao quyền cho phụ nữ” và “Nơi làm việc tốt nhất” trong khuôn khổ Hội nghị CSR và ESG toàn cầu lần thứ 16.
Đừng bỏ lỡ
Phương án cho cơ chế giám sát doanh nghiệp nhà nước
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO