Phu nhân cố Tổng bí thư Lê Duẩn từ trần

Phạm Vũ/TTO| 27/10/2018 15:51

Theo TTXVN, tin từ Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ (Ban Chấp hành trung ương), bà Nguyễn Thị Vân, phu nhân cố Tổng bí thư Lê Duẩn, đã từ trần hồi 21h15 ngày 26-10-2018.

Phu nhân cố Tổng bí thư Lê Duẩn từ trần - Ảnh 1.

Ông Lê Duẩn và bà Nguyễn Thị Vân trong những năm kháng chiến chống Pháp ở miền Nam - Ảnh tư liệu

Sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao sức yếu, bà Nguyễn Thị Vân (tức Nguyễn Thụy Nga) đã từ trần tại Bệnh viện Thống Nhất, quận Tân Bình, TP.HCM.

Phu nhân cố Tổng bí thư Lê Duẩn sinh năm 1925.

Tình yêu đến từ tình yêu

Đời tiểu thư được cưng chiều của cô con gái ông chủ bút báo La Tribune Indigène dẫn bước vào đời cách mạng thật tự nhiên: từ trà nước cho các chiến sĩ cách mạng hay đến trú ngụ, hội họp tại nhà mình đến việc mặc áo dài đi học, trong cặp sách chứa đầy truyền đơn, súng, tiền, vàng đi liên lạc, từ mến phục lý tưởng cho đến thương yêu con người. 

14 tuổi, cô học sinh Thụy Nga đã yêu một người trong số các chiến sĩ cách mạng ấy như yêu một người anh lớn. 

Đã biết bao nhiêu lần Nga thoát hiểm trong chân tơ kẽ tóc, bụng run và tay chân cũng run, nhưng cô vẫn tiếp tục nhận nhiệm vụ. 

Càng lớn càng xinh đẹp, nhiều con địa chủ, con tư sản tìm đường mai mối nhưng cô một mực chối từ, chỉ say mê theo các phong trào học sinh. 

Cách mạng Tháng Tám thổi luồng gió độc lập tự do, Nam bộ kháng chiến kêu gọi "Lên đàng", Thụy Nga thoát ly từ đấy, năm cô tròn 20 tuổi, mang theo trong hành trang chiếc áo dài tím nữ sinh.

Kháng chiến ngày ấy hừng hực mà lãng mạn. Rất nhiều nước mắt của Thụy Nga đã đổ xuống khi chăm sóc thương binh, khi chia tay đồng đội. Cũng rất nhiều người đồng chí đã bày tỏ tình cảm với cô nhưng chỉ nhận được những lời chối từ, lúc khéo léo, lúc quyết liệt. 

Nga vẫn giữ mối tình đầu trong tim mình, và không ngại ngần bảo vệ mối tình ấy bất chấp những can thiệp của tổ chức. 

Năm tháng đi qua, đến khi Thụy Nga 25 tuổi, đắc cử tỉnh ủy viên, đoàn trưởng hội phụ nữ Cần Thơ. 

Cô gặp ông Lê Duẩn, bí thư Xứ ủy Nam kỳ, lần đầu trong một hội nghị. Ông hỏi thăm, và không ngờ Nga lại một lần nữa cương quyết bảo vệ tình yêu riêng tư trong trái tim mình. 

Ấn tượng về người con gái chung thủy, ông cũng lắc đầu trước những người được tổ chức giới thiệu: "Nếu có lấy vợ, tôi thích người có tình nghĩa như chị Nga...".

Phải lâu lắm, đắn đo suy nghĩ mãi, quan sát, tìm hiểu rất nhiều, Nga mới đi được từ nhiệm vụ đến tình cảm, mới gật đầu đồng ý làm "chị Ba". 

Hôn lễ đơn giản bên kinh xáng, ông Ba Duẩn đọc bài thơ ông sáng tác tặng bà: "...Tơ tình ta lại với ta/ Say sưa bao xiết là ta với mình/ Cho hay là giống hữu tình/ Đố ai cắt được tơ mành làm đôi". Sau này, bà Bảy Vân ghi trong hồi ký: "Anh chọn tôi qua tình yêu của tôi với một người khác. 

Tôi chọn anh qua đạo đức và tình cảm lớn lao của anh đối với đồng bào, đồng chí... Trong tình yêu anh trở nên ngây thơ như con nít làm tôi rất cảm động. 

Có tôi bên cạnh, anh tươi tắn hơn, mạnh khỏe hơn, ăn mặc cũng đàng hoàng hơn. Có anh em nói lén sau lưng chúng tôi: Ông bà như đôi sam...".

Hạnh phúc đã đến như thế và cứ ngọt ngào như thế trong suốt những gian nan, hiểm nguy của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Cho đến Hiệp định Genève, lệnh tập kết, như mọi người, bà Nga chuẩn bị đồ đạc cho mình, cho chồng con, háo hức nghĩ đến ngày được sống dưới bầu không khí mới. 

"Hai năm sau chúng tôi sẽ quay lại", bà thầm hứa trong lòng. Nhưng với nhãn quan lãnh đạo sắc sảo, ông Ba Duẩn cứ trằn trọc: "Hai năm hay 20 năm?". 

Ông ba lần đánh điện ra trung ương và Bác Hồ xin được ở lại. Lần cuối được chấp nhận, nhưng ông lại từ khước đề nghị của vợ: "Tình hình miền Nam sắp tới sẽ phức tạp. Em ở lại khổ cho em, cho con, hoạt động của anh lại dễ lộ".

Cả gia đình xuống tàu, nhổ neo. Ra khơi được vài tiếng thì có xuồng máy đón ông Ba Duẩn quay trở vào. Ông giã biệt vợ: "Anh thương vợ con anh thế nào thì thương đồng bào, đồng chí như thế nên anh phải ở lại. Em ra Bắc ráng nuôi dạy hai con nên người". Ông đi, bà Ba nằm lại cabin, nước mắt tràn như suối.

Gian truân đường mệnh phụ

Bà Nguyễn Thụy Nga được phân công về báo Phụ Nữ Việt Nam, phụ trách mục miền Nam. Bao nhiêu thương nhớ miền Nam, bà dồn vào trang viết. 

Năm 1957, ông Lê Duẩn trở lại miền Bắc nhận nhiệm vụ. Bà Nga sang Trung Quốc học báo chí. 

Năm năm đi học, bà sinh con thứ ba, loay hoay xuôi ngược với những chuyến tàu, khi mang con theo mình, lúc gửi con về nước, nỗ lực với những lá thư với chồng thấm đẫm tình cảm cách mạng.

Về nước, để ông yên tâm làm việc nước, bà lại một lần nữa ra đi, để lại ba con đang trong độ tuổi cần mẹ nhất. Đó là một chuyến đi sinh tử: vào Nam trên con tàu không số chở đầy vũ khí, vật lộn trên sóng bão và sự truy lùng gắt gao của hạm đội 7 (Mỹ) sau sự kiện Vũng Rô. 

Chiếc tàu chở bà đã phải quay ra quay vào, mấy lần chuẩn bị hủy tàu, lênh đênh ngoài hải phận quốc tế suốt hai tháng mới vào được bến Cà Mau. 

Phu nhân cố Tổng bí thư Lê Duẩn từ trần - Ảnh 2.

Phu nhân cố Tổng bí thư Lê Duẩn

Bà lại tiếp tục công việc của một người làm báo, lặn lội trong rừng ruộng, dưới máy bay thả bom, quân đối phương lùng sục, bao nhiêu lần thoát chết trong gang tấc, bao nhiêu lần nghiêng nón đi dưới tấm ảnh mình được phóng to làm lệnh truy nã, treo thưởng người bắt được... 

Không nghĩ mình sẽ được chứng kiến ngày thống nhất, bà gửi thư cho ông: "Trót đã yêu nhau, trót dãi dầu/ Vì đâu duyên nợ, bởi vì đâu?/ Trăm năm gìn giữ ân tình cũ/ Một kiếp! Thôi đành hẹn kiếp sau".

Bà vẫn giữ một tập dày những lá thư chồng vợ ngày ấy: thư ông gửi cho bà được mang theo trên những nẻo đường công tác; thư bà gửi cho ông được nâng niu sau những buổi họp tác chiến bạc tóc. 

Ngoài tình cảm, ngoài chuyện con cái, trong thư của ông lại có cả những chỉ đạo đấu tranh giành thắng lợi từng phần như thế nào, xây dựng căn cứ địa cách mạng thế nào, tấn công để làm chủ, làm chủ để tấn công thế nào... 

"Ấy là vì chúng tôi bên nhau trong lý tưởng", bà Bảy Vân mỉm cười giải thích. Bà tô đậm một dòng ông viết: "Tình cảm thương yêu đằm thắm sâu xa giữa anh với em, giữa chúng ta với các con, giữa chúng ta trong sự nghiệp cách mạng, cùng nhau sống và để lại kỷ niệm với đời là các con, và sự nghiệp của chúng ta dính chặt lại làm một".

Thống nhất đất nước, bà vẫn tiếp tục công tác ở miền Nam, ông vẫn bận rộn với bộn bề công việc tại miền Bắc. "Tôi rất muốn ở lại bên anh, nhưng hiểu anh muốn dành nhiều thời gian hơn cho công cuộc xây dựng lại đất nước", bà lại mỉm cười, những khắc khoải lặn trong đuôi mắt. Cứ thế cho đến ngày ông ra đi...

Xa cách nhiều hơn gần gụi, nhưng nhắc về ông, bà vẫn bảo: "Chúng tôi bên nhau trọn đời".

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Cơ hội khám phá tinh hoa di sản kiến trúc Hà Nội
    Trên những tuyến phố như Ngô Quyền, Lê Thánh Tông, Tràng Tiền… của quận Hoàn Kiếm có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng. Hằng ngày, người ta vẫn đi qua, hoặc chỉ dừng lại để… “check-in”. Tuy nhiên, những công trình ấy lưu giữ những… bí mật lộ thiên ấy không phải đều mở cửa thường xuyên để đón khách. Với mong muốn tạo cơ hội cho công chúng khám phá “tuyến đường di sản này”, Ban Tổ chức Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 đã xây dựng một tour khám phá tinh hoa di sản kiến trúc. Đây sẽ là dịp để công chúng vừa được “chạm” vào quá khứ, vừa được trải nghiệm nhiều loại hình nghệ thuật, thỏa mãn mỹ cảm của nhiều giác quan.
  • Một giấc mơ xa
    Vân nằm duỗi chân ở sofa, nghe đài mà hai con mắt cứ ríu lại. Jim và Coen vừa theo bố chúng ra ngoài. Ở thị trấn này, trẻ em và những chú cún luôn được thỏa thích dạo chơi. Ánh nắng của buổi sáng đẹp trời chiếu xuyên qua tấm rèm cửa khiến Vân không nỡ ngủ vùi. Cô sống cùng gia đình chồng ở một vùng phía đông Hà Lan, nơi mà cuối tuần nghe nói mình đi dạo là biết sắp được chở vào rừng. Sáng này nếu không thấy mệt trong người thì cũng đã…
  • [Podcast] Chính sách vượt trội phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng đối với Hà Nội
    Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị đặt ra nhiệm vụ xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp. Để thành phố Hà Nội hiện thực hóa nhiệm vụ này, Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có chính sách vượt trội để phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (mô hình TOD) cho Hà Nội.
  • 11 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội đất nước năm 2025
    Theo dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, Chính phủ sẽ tập trung vào 11 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong năm tới.
  • Lễ hội tài năng nghệ thuật thanh niên Thủ đô sẽ diễn ra tại Tây Hồ
    Ngày 27/10/2024, Chất Festival sẽ chính thức diễn ra tại Sân vận động - Trung Tâm Văn hoá - Thông tin & Thể thao Tây Hồ - Hà Nội, với sự xuất hiện của hơn 30 đội diễn tài năng từ các trường Đại học tại Thủ đô cùng 19 ban nhạc.
Đừng bỏ lỡ
  • Vở kịch "Những thân thể nhiễm độc" sẽ ra mắt khán giả Hà Nội vào tháng 11
    Tác phẩm “Những thân thể nhiễm độc” đã được biểu diễn tại Festival Avignon (Pháp), sẽ được biểu diễn phục vụ khán giả Việt Nam vào ngày 15/11 tại Hà Nội, ngày 9/11 tại Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, Đà Nẵng và ngày 5/11 tại Idecaf, TP Hồ Chí Minh.
  • TP Huế: Mở rộng quan hệ hợp tác, trao đổi văn hóa - nghệ thuật với Thành phố Gyeongju (Hàn Quốc)
    UBND TP Huế tiếp xã giao, làm việc với đoàn Ủy ban văn hóa TP Gyeongju (Hàn Quốc) về nhiều lĩnh vực và trong đó tập trung vào giao lưu nhân dân, hợp tác trao đổi văn hóa - nghệ thuật.
  • [Video] Hồi sinh những vườn đào sau cơn bão
    Cơn bão số 3 và hoàn lưu bão vừa qua gây mưa lớn khiến mực sông Hồng dâng cao nhấn chìm gần như toàn bộ diện tích trồng đào ở các phường Nhật Tân và Phú Thượng (quận Tây Hồ), hàng trăm nghìn gốc đào đang cho khai thác đã chết, nhiều hộ dân đã trắng tay. Nhưng với quyết tâm giữ gìn nghề truyền thống của địa phương, các cấp chính quyền cơ sở cùng với người dân đã và đang khắc phục khó khăn, nỗ lực hồi sinh lại những vườn đào.
  • Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Đặng Thiêm Một đời cần mẫn “hút nhụy hoa xây mật”
    Tôi biết nhà giáo, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Đặng Thiêm từ cuối năm 2008, sau khi tỉnh Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội. Theo đó, một số hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Hà Tây (chuyên sưu tầm, nghiên cứu văn hóa văn nghệ dân gian) cũng nhập vào mái nhà chung là Hội Văn nghệ Dân gian Hà Nội, trong đó có Đặng Thiêm. Dần dà qua công việc, chúng tôi thân thiết và quý mến nhau. Mỗi lần trò chuyện với ông lão quắc thước, thông tuệ nhiều mặt, tôi lại nhớ tới lời của GS.TS Mai Quốc Liên: “Vẫn biết là trời cho tuổi thọ, nhưng chủ yếu là người hiền đức thế nào thì mới được đặc ân như thế!”.
  • Chùm thơ của tác giả Nguyễn Văn Mạnh
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Nguyễn Văn Mạnh.
  • Việt Nam giành 3 giải Vàng tại Liên hoan Nghệ thuật châu Á - Thái Bình Dương
    3 giải thưởng trên được trao cho: NSND Lệ Ngọc với tiết mục Cô Đôi Thượng Ngàn; NSƯT Nguyễn Văn Hải và Phạm Thị Hồng với tiết mục Bèo dạt mây trôi. Trong đó, giải thưởng của NSND Lệ Ngọc đạt mức “Gold Plus”, giải Vàng đặc biệt. Ngoài ra, các nghệ sĩ múa của Sân khấu Lệ Ngọc được trao cúp kỷ niệm dàn múa phụ họa xuất sắc của Ban tổ chức.
  • Triển lãm “30 năm đi cùng ký ức - Thám tử lừng danh Conan”
    Nhân dịp kỉ niệm 30 năm ra đời bộ truyện “Thám tử lừng danh Conan”, từ 26/10 đến 25/12/2024, NXB Kim Đồng phối hợp với Tagger tổ chức triển lãm “30 năm đi cùng ký ức - Thám tử lừng danh Conan” tại trụ sở Nhà xuất bản (55 Quang Trung, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Đây là cơ hội cho các fan của Thám tử Conan tại Việt Nam được quay về trong ký ức tuổi thơ, thế giới phá án và truy tìm sự thật cùng các vụ án giả lập bí ẩn, hấp dẫn…
  • Khởi công vở tuồng lịch sử “Đoạn Thâm Tình”
    “Đoạn thâm tình” kể về những năm cuối cùng thời vua Lê Hiền Tông và hai năm đầu thời vua Lê Chiêu Thống. Vở diễn do Đoàn nghệ thuật truyền thống, Nhà hát Tuồng Việt Nam dàn dựng.
  • Quảng bá các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận qua điện ảnh
    Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành kế hoạch tổ chức triển lãm ảnh “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” trong khuôn khổ Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII).
  • Tái hiện lễ khao lề thế lính Hoàng Sa giữa lòng Hà Nội
    Đây là hoạt động trong Chương trình “Biển, đảo trong lòng đồng bào” diễn ra vào tháng 10 tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Phu nhân cố Tổng bí thư Lê Duẩn từ trần
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO