Phong trào đền ơn đáp nghĩa ở Vĩnh Hà

Hồng Văn| 18/08/2017 15:13

Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ người trồng cây”, những năm qua Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Vĩnh Hà (huyện Vĩnh Linh - Quảng Trị) đã luôn chú trọng và làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, nhằm bù đắp những mất mát cho các gia đình chính sách, đồng thời tri ân, tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những thế hệ cha anh đi trước đã cống hiến tuổi xuân, xương máu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì nền độc lập tự do của tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.

Trải qua 2 cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, lớp lớp người con xã Vĩnh Hà đã nghe theo lời kêu gọi của Đảng, Bác Hồ hăng hái lên đường nhập ngũ, đấu tranh giành lại độc lập, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Họ đã không tiếc máu xương, quyết chiến đấu vì ngày mai hòa bình, nhiều người đã anh dũng hy sinh tại các chiến trường, những người trở về cũng mang trên mình nhiều vết thương chiến tranh nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn.
Phong trào đền ơn đáp nghĩa ở Vĩnh Hà

Lãnh đạo xã Vĩnh Hà trao quà cho các gia đình chính sách nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ

Trao đổi với phóng viên Người Hà Nội về phong trào đền ơn đáp nghĩa, ông Võ Văn Sanh – Chủ tịch UBND xã chia sẻ: với tinh thần đoàn kết nỗ lực vượt qua khó khăn trong suốt thời gian qua tình hình kinh tế - xã hội của địa phương đã có những bước phát triển nhanh, ổn định, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, với việc cuối năm qua xã nhà đã về đích nông thôn mới. Vui mừng trước những kết quả trên, trong suốt thời gian qua toàn thể Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã đã luôn ý thức rằng: có được những kết quả trên là nhờ công lao to lớn của các thế hệ cha anh đi trước đã anh dũng chiến đấu dành lại độc lập dân tộc, đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân.

Vì vậy mà địa phương luôn chú trọng đến công tác “Đền ơn đáp nghĩa” và xem đây là một nhiệm vụ chính trị quan trọng được làm thường xuyên, liên tục, mọi lúc, mọi nơi. Chính vì vậy mà những chính sách đối với người có công đã được xã thực hiện một cách đầy đủ, kịp thời, không để xẩy ra sai sót, tồn đọng. Cùng với chính quyền và các ban ngành cấp trên, vào dịp kỷ niệm ngày thương binh liệt sĩ (TBLS 27/7) lần này địa phương đã sớm xây dựng kế hoạch và thực hiện đầy đủ các hoạt động hướng về ngày lễ này như: mít tinh kỷ niệm, thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ, tổ chức các đoàn đi thăm hỏi, tăng quà cho các thân nhân, gia đình người có công với cách mạng, tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao hướng về ngày lễ .v.v  Chính những việc làm trên đã xoa dịu những mất mát đau thương, để chúng tôi cũng như các thân nhân gia đình người có công cảm thấy ấm lòng hơn và như tiếp thêm sức mạnh để toàn thể Đảng bộ và nhân dân trong xã thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.

Trải qua 2 cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc địa phương đã có hàng trăm lượt người con lên đường nhập ngũ, chiến tranh kết thúc địa phương có tới 20 người con đã anh dũng hi sinh, với 4 người là thương, bệnh binh các loại, 6 người bị nhiễm chất độc hóa học và phải chịu nhiều di chứng hết sức nặng nề đang hưởng trợ cấp hàng tháng. Là địa phương còn nhiều khó khăn cùng với đồng bào Vân Kiều sinh sống nhưng với trách nhiệm và đạo lý của mình, chính quyền xã đã thực hiện đầy đủ các chủ trương, chính sách, chế độ của Đảng và nhà nước đối với người có công với cách mạng, nhất là những quy định mới ban hành đều được triển khai kịp thời hiệu quả, những tồn đọng về xác nhận, công nhận người tham gia hoạt động kháng chiến được tập trung giải quyết.

Để công tác đền ơn đáp nghĩa thực sự đạt hiệu quả cao, ngoài việc chủ động phối hợp với các ban, ngành cấp trên, chính quyền xã thường xuyên chỉ đạo ngành văn hóa – chính sách thực hiện đầy đủ các kế hoạch tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến tận thôn xóm, các tổ chức và toàn thể nhân dân hiểu và hưởng ứng các phong trào đền ơn đáp nghĩa như: tổ chức lễ dâng hương và thắp nến tri ân tại Đài tưởng niệm; tôn tạo, chăm sóc nghĩa trang, xây dựng mới và tu sửa nhà cho các gia đình chính sách, tổ chức các cuộc thăm hỏi, tặng quà cho các đối tượng là người có công gặp hoàn cảnh khó khăn; thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách ưu đãi đối với người có công; chú trọng công tác xã hội hóa hoạt động đền ơn đáp nghĩa.

Cụ thể trong 6 tháng đầu năm xã đã chi trả trợ cấp thường xuyên cho đối tượng người có công với tổng kinh phí hơn 40 triệu đồng. Hằng năm chính quyền địa phương tổ chức các cuộc vận động tổ chức, cá nhân .v.v ủng hộ kinh phí mua sổ tình nghĩa trao cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn với số tiền hàng chục triệu đồng. Bên cạnh đó, vào các dịp Tết Nguyên đán, ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7) hằng năm, ngoài việc tổ chức rà soát, lập danh sách đối tượng người có công được nhận quà của cấp trên, chính quyền xã đã tổ chức các hoạt động mít tinh kỷ niệm, dâng hương tại nghĩa trang liệt sĩ. Đồng thời thành lập các đoàn đi thăm, tặng quà, động viên các thương bệnh binh, thân nhân gia đình chính sách tiêu biểu trên địa bàn. Việc tổ chức thăm hỏi, tặng quà được triển khai kịp thời, công bằng, minh bạch thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà Nước, chính quyền các cấp đối với các gia đình chính sách, người có công với cách mạng. Cùng với việc giải quyết kịp thời các chế độ, chính sách, phong trào xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa, tạo nguồn lực chăm lo cải thiện đời sống cho các đối tượng chính sách được phát huy. Với việc xã hội hóa công tác đền ơn đáp nghĩa, xã Vĩnh Hà luôn tạo mọi điều kiện hỗ trợ vật chất, tinh thần cho gia đình chính sách nhằm giúp họ có cuộc sống ổn định hơn trước. Các phong trào đền ơn đáp nghĩa như: chăm sóc thân nhân liệt sĩ già yếu neo đơn hay phong trào giúp gia đình liệt sĩ và thương bệnh binh có nguồn vốn sản xuất đã tạo điều kiện giúp các gia đình chính sách, người có công với cách mạng vươn lên xóa đói giảm nghèo có cuộc sống ấm no, hạnh phúc hơn.

Với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ người trồng cây” Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Vĩnh Hà đã có những hoạt động đền ơn đáp nghĩa mang ý nghĩa chính trị - xã hội và nhân văn sâu sắc, là nghĩa cử cao đẹp góp phần quan trọng vào việc tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, nâng cao tinh thần yêu nước và đùm bọc lẫn nhau, tạo nên một nét đẹp tiêu biểu trong đời sống tinh thần của nhân dân trên địa bàn. 

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Truyện ngắn: Trên đỉnh gió
    Không lãng mạn như hình dung, chiếc tàu chở Lam từ bến cảng thành phố ra đảo chính là “tàu há mồm” có niên đại còn nhiều hơn tuổi của cô. Thủy thủ trên tàu lại càng không như cô vẫn thường tưởng tượng về những chàng lính hải quân đẹp trai, từng trải với trái tim nồng nàn và tâm hồn cực kì bay bổng.
  • Ứng dụng công nghệ số bảo tồn, phát huy giá trị di sản, văn hóa Huế đạt giải Chuyển đổi số Việt Nam
    Ứng dụng công nghệ số bảo tồn, phát huy giá trị di sản, văn hóa Huế của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đạt Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam năm 2024.
  • Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình: Tái hiện một Hà Nội hào hùng, văn hiến
    "Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình" là sự kiện trọng điểm trong chuỗi các hoạt động văn hóa đặc sắc, được chỉ đạo bởi Thành ủy, HĐND, UBND và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội. Chương trình mang ý nghĩa sâu sắc trong việc tôn vinh giá trị lịch sử của Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • Quận Long Biên: Gắn biển tuyến đường nối Nguyễn Văn Cừ - Ngọc Thụy
    Ngày 5/10, quận Long Biên tổ chức khánh thành và gắn biển dự án “Xây dựng tuyến đường 40m nối từ đường Nguyễn Văn Cừ đến hết khu tái định cư Ngọc Thụy” với tổng mức đầu tư trên 1.200 tỷ đồng.
  • [Video] Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội: tái hiện hình ảnh Thủ đô 70 năm lịch sử
    Nằm trong chuỗi các hoạt động cao điểm chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), tối 4/10 tại Trung tâm Di sản văn hóa Thế thế giới Hoàng thành Thăng Long, Sở Du lịch Hà Nội đã tổ chức khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 chủ đề “Hà Nội - Tinh hoa áo dài”. Chương trình nghệ thuật đem đến cho các đại biểu, người dân và du khách quốc tế các tiết mục nghệ thuật được dàn dựng công phu, tái hiện hình ảnh Thủ đô 70 năm lịch sử.
  • Những hình ảnh ấn tượng trong buổi tổng duyệt "Ngày hội văn hoá vì hoà bình"
    Để chuẩn bị cho "Ngày hội văn hoá vì hoà bình" trong chuỗi các sự kiện kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), các đơn vị tham gia chương trình đã có buổi tổng duyệt vào chiều 4/10.
  • Tây Hồ gắn biển 2 công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Ngày 5/10, UBND quận Tây Hồ đã tổ chức gắn biển 2 công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô gồm: Dự án cải tạo, nâng cấp trường Tiểu học Xuân La; Dự án cải tạo, nâng cấp Trung tâm GDNN - GDTX quận Tây Hồ (cơ sở 2).
  • Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình - Kỷ Niệm 70 năm Giải Phóng Thủ Đô và 25 năm danh hiệu Thành phố vì hòa bình
    Chương trình sẽ diễn ra từ 7h00 – 10h00 sáng ngày 6/10/2024 tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm, mở đầu với nghi lễ dâng hương tại Tượng đài vua Lý Thái Tổ, tưởng nhớ công lao các bậc tiền nhân đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp giải phóng và xây dựng Thủ đô...
  • "Bay qua Hồ Gươm": Khắc họa Hà Nội qua những vần thơ
    Tập thơ “Bay qua Hồ Gươm” của tác giả Huỳnh Mai Liên ra mắt ngày 4/10, tại Hà Nội, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, giống như bức “ký họa” về Hà Nội xưa và nay ở nhiều sắc độ, phong vị.
  • Ký ức phía sau bức ảnh “Phố Hàng Đào trong ngày tiếp quản”
    Thời khắc các cánh quân của Đại đoàn quân tiên phong từ các cửa ô tiến vào tiếp quản Thủ đô năm 1954 mãi mãi đi vào lịch sử và in đậm trong ký ức của bao người Hà Nội. Đã có nhiều tác phẩm nhiếp ảnh ghi dấu thời khắc hào hùng “đoàn quân kéo về mùa thu ấy/ nhịp trống rung ba mươi sáu phố phường” ấy trong đó có tác phẩm “Phố Hàng Đào trong ngày tiếp quản” của ông Lê Sửu (một người dân Hà Nội). Bức ảnh giản dị, chân thực, có ý nghĩa lịch sử không chỉ với riêng gia đình ông mà còn là khoảnh khắc vô cùng đặc biệt của Thủ đô Hà Nội.
Phong trào đền ơn đáp nghĩa ở Vĩnh Hà
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO