Phố Nguyễn Hữu Huân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

11/04/2018 18:20

Phố Nguyễn Hữu Huân bắt đầu từ đường Trần Nhật Duật đến phố Lò sũ, cắt ngang qua các phố Hàng Mắm, Hàng Thùng.


Phố Nguyễn Hữu Huân dài 448m, rộng 12m.

Phố Nguyễn Hữu Huân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Tính từ bắc xuống năm, phố này đã qua địa phận các thôn xóm cũ như sau: dãy phía đông là các thôn Trừng Thanh Trung Mộc Sà, Mỹ Lộc và Sơ Trang (tổng Tả Túc); còn dãy phía tây là các thôn Ưu Nhất, Trung Nghĩa và Đôgn An (tổng Hữu Túc).

Tới giữa thế kỷ XIX, tổng Tả Túc đổi tên là Phúc Lâm, thôn Trừng Thanh Mộc Sà đổi thành Thanh Yên, thôn Sơ Trang hợp với Tả Lâu thành Trang Lâu. Còn tổng Hữu Túc cũng đổi tên là Đông Thọ và hai thôn Ưu Nhất, Trung Nghĩa hợp lại thành Ưu Nghĩa.

Dấu vết các thôn cũ này là các ngôi đình miếu còn sót lại tới nay: đình Ưu Nghĩa ở số nhà 2A, thờ Nguyễn Trung Ngạn, người từng làm Kinh sư đại doãn (tức chức quan đứng đầu thành Thăng Longn: xem thêm mục Nguyễn Trung Ngạn). Đình Đông An là số nhà 94, mới dỡ mươi năm nay, thờ Uy Linh Lang, một hoàng tử nhà Trần có công đánh dẹp giặc Nguyên (xem mục Phó Đức Chính). Đình Thanh Yên ở số 14A ngõ Nguyễn Hữu Huân thờ hai ông tiến sĩ người thôn này, chỉ biết là họ Vũ và họ Nguyễn. Đình Trang Lâu ở số nhà 77 phố Nguyễn Hưu Huân thờ Cao Sơn và Quý Minh (xem mục Kim Liên). Cạnh đình này là đền Trang Lâu, thờ Mẫu Liễu Hạnh.

Trước năm 1890 người Pháp gọi là phố Đê (rue de la Digue ), năm 1894 đổi thành phố Bắc Ninh, năm 1919 đổi thành phố Thống chế Pê-tanh (rue Maréchal Pétain), năm 1945 lấy lại tên phố Bắc Ninh, năm 1949 đổi thành phố Phan Thanh Giản, năm 1951 vẫn giữa nguyên tên phố Phan Thanh Giản.

Tên phố đặt tháng 6/1964.

Nay thuộc phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm.

Đối với lịch sử hiện đại, phố Nguyễn Hữu Huân cũng có một ngôi nhà đáng ghi nhớ. Đó là nhà số 12 mà trong năm 1930 đã từng là trụ sở bí mật của Thành ủy Hà Nội. Tại đây, đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ lúc đó là Bí thư Thành ủy, đã làm việc từ tháng 6/1930 đến tháng 12/1930.

Phố này có hai  ngõ ở hai bên: ngõ Phất Lộc bên dãy số chẵn (xem mục Phất Lộc) và ngõ Nguyễn Hữu Huân bên dãy số lẻ. Ngõ này vốn là đất thôn Thanh Yên xưa, thời Pháp thuộc có tên là phố Hin-lơ-rê (rue Hilleret).

Nguyễn Hữu Huân quê làng Tịnh Hà, huyện Kiến Hưng, tỉnh Định Tường (nay thuộc tỉnh Tiền Giang). Không rõ ông sinh năm nào, chỉ biết là đỗ thủ khoa trường Gia Định năm 1832, sau đó bổ làm giáo thụ huyện nhà. Khi thực dân Pháp xâm lược Nam Bộ, ông đã khởi nghĩa, phối hợp với nghĩa quân Võ Duy Dương và Âu Dương Lâu, hoạt động suốt một dải từ Tân An đến Mỹ Tho, Nguyễn Hữu Huân là một trong những thủ lĩnh nghĩa quân chiến đấu kiên cường và bền bỉ nhất Nam Bộ. Trước sau ông bị giặc bắt 3 lần. Nhưng cứ được thả là ông lại tập hợp lực lượng đánh địch. Tháng 6/1863, sau cuộc tấn công thành Mỹ Tho bị thất bại, ông rút về Châu Đốc, rồi bị giặc bắt. Năm 1864 chúng đày ông sang đảo Rê-uy-ni-ông (châu Phi). Bảy năm sau được thả về nước, ông lại cùng Âu Dương Lâu kháng chiến ở Định Tường, suốt từ năm 1872 đến 1874. Năm 1875 ông bị bắt, địch dùng mọi thủ đoạn mua chuộc, nhưng không lay chuyển nổi người anh hùng này. Cuối cùng chúng đã xem xử tử ông trên bờ sông Tiền Giang. Trước giờ hành quyết, ông vẫn bình tĩnh đọc mấy câu thơ tuyệt mệnh có ý động viên lòng yêu nước của đồng bào đang đứng tụ tập bên sông, rồi cắn lưỡi tự sát chứ không để giặc chém đầu mình.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh qua góc nhìn của nghệ thuật tạo hình
    Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”, khai mạc sáng 16/5 tại Hà Nội. Với 60 tác phẩm chọn lọc từ bộ sưu tập của Bảo tàng, triển lãm là dịp để công chúng trong và ngoài nước chiêm ngưỡng những hình tượng nghệ thuật đặc sắc về lãnh tụ của dân tộc Việt Nam.
  • Xuất bản sách "Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo"
    “Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo” là nhan đề cuốn sách được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025).
  • Tiếp tục phát triển tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc (Bài 1)
    Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành trọn đời cho tự do, độc lập của dân tộc và hạnh phúc của Nhân dân. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục soi đường cho dân tộc Việt Nam bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh dưới sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản, xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu.
  • Hà Nội: “Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả” trong thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
    Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Trung ương, UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố năm 2025. Trong đó, Thành phố thể hiện 5 rõ: “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả”, để quá trình thực hiện đảm bảo đoàn kết, thống nhất, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân.
  • Hà Nội triển khai thi hành Luật Phòng, chống mua bán người
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 133/KH-UBND ngày 14/5/2025 về Triển khai thi hành Luật Phòng, chống mua bán người năm 2024 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Phố Nguyễn Hữu Huân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO