Phố Nguyễn Gia Thiều, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

11/04/2018 17:03

Phố Nguyễn Gia Thiều bắt đầu từ phố Quang Trung đến phố Trần Bình Trọng, cắt ngang qua phố Liên Trì.

Phố Nguyễn Gia Thiều dài 352m, rộng 7m.

Phố Nguyễn Gia Thiều, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Đây nguyên là phần đất thôn Liên Thủy, tổng Tiền Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ. Tới giữa thế kỷ XIX, thôn này đổi là Liên Đường và tổng Tiền Nghiêm cũng đổi ra là Vĩnh Xương.

Chỗ nay là các số nhà 7-9 chính là đất chùa Liên Trì, tức chùa của làng Liên Đường cũ.

Thời Pháp thuộc, đây là phố Bô-ni-pha-xi (rue Bonifacy). Sau cách mạng, đổi tên là phố Ôn Như Hầu, năm 1954 đổi tên thành phố Nguyễn Gia Thiều.

Nay thuộc phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm.

Nguyễn Gia Thiều (1741-1798) tước Ôn Như hầu người làng Liễu Ngạn, huyện Siêu Loại, nay là huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Ông là con Nguyễn Gia Cư và quận chúa Quỳnh Liên Trịnh Thị Ngọc Tuân, con gái chúa Trịnh Cương. Vì là cháu ngoại chúa nên lúc nhỏ ông được nuôi dưỡng trong phủ chúa.

Năm 19 tuổi, ông được bổ làm Hiệu úy rồi thăng làm tới chức Tổng binh trấn thủ Hưng Hóa, tước phong là Ông Như hầu. Năm 1786, Tây Sơn ra Bắc, nhà Trịnh sụp đổ, Nguyễn Gia Thiều trốn lên Hưng Hóa. Vua Quang Trung cho triệu về Thăng Long nhưng ông thoái thác về ở quê nhà cho tới khi mất (năm 1798).

Nguyễn Gia Thiều có để lại một số thơ chữ Hán và chữ Nôm, nổi nhất là tập Cung oán ngâm khúc có nội dung phản ánh nỗi khổ tâm của tầng lớp cung phi, tố cáo chế độ phong kiến chà đạp lên quyền sống của người phụ nữ.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hiểu rõ hơn lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời nhà Lý
    Tại Nhà Đông vu, khu Đại Thành thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), những hiện vật được trưng bày thường xuyên với chủ đề “Quốc Tử Giám - Trường Quốc học đầu tiên” giúp du khách tìm hiểu rõ hơn về lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời Lý.
  • Phát động Cuộc thi sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Sáng nay 9/5, Sở VH&TT Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) phối hợp Phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • Giao hưởng Điện Biên - thành tựu mới của nhà thơ Hữu Thỉnh
    Chiến thắng Điện Biên là chiến thắng vĩ đại “lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” (Tố Hữu), làm rạng danh nước Việt trên thế giới “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Ngày 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên nóc hầm tướng De Castriest, ngày 12/5 Bác Hồ đã có bài thơ dài đăng trên báo Nhân Dân: “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”. Rồi sau đó, Tố Hữu có bài thơ nổi tiếng “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Bên cạnh những tác phẩm thơ, Điện Biên còn được nhắc đến trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, các cuốn sách hồi ký, biên khảo…
  • Hội thảo Văn hóa năm 2024 khơi nguồn lực, tạo động lực phát triển thiết chế văn hóa
    Thông tin từ Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, ngày 12/5 tại tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và tỉnh Quảng Ninh sẽ phối hợp tổ chức Hội thảo Văn hóa năm 2024 với chủ đề “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao”.
  • Khai mạc Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31
    Sáng 9/5, Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31 – VIETNAM MEDI-PHARM 2024 đã chính thức khai mạc tại Cung Văn hoá Hữu nghị (số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Đừng bỏ lỡ
Phố Nguyễn Gia Thiều, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO