Phố Nguyễn Cao, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

08/03/2018 16:44

Phố Nguyễn Cao bắt đầu từ phố Nguyễn Huy Tự qua phố Lê Quý Đôn ngoặt sang phố Lò Đúc, cạnh (số nhà 139) nay thành chợ Nguyễn Cao.

Phố Nguyễn Cao dài 330m, rộng 8m.

Phố Nguyễn Cao, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Đây nguyên là đất thôn Cảm Ứng, tổng Hậu Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ. Tới giữa thế kỷ XIX, thôn này hợp với thôn Yên Hội thành thôn Cảm Hội (tổng Hậu Nghiêm cũng đổi là tổng Thanh Nhàn).

Thời pháp thuộc đây là đường 163 (voie 163). Năm 1943 đổi thành phố Giuốcđrăng ( Rue Jourdran). Sau cách mạng đổi tên là phố Nguyễn Thị Bình. Thời tạm chiếm đổi là phố Chu Mạnh Trinh. Tháng 6/1964 đổi thành phố Nguyễn Cao.

Nay thuộc phường Đống Mác, quận Hai Bà Trưng.

Nguyễn Cao (1828-1887) hiệu Trác Phong, người làng Cách Bi, nay thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Ông đỗ giải nguyên khoa Đinh Mão (1867) từng làm đến bố chánh Thái Nguyên. Khi giặc Pháp chiếm Bắc Kỳ (1883) ông bỏ quan, tổ chức khởi nghĩa chống Pháp. Nghĩa quân Nguyễn Cao đã từng tập kích vào khu vực Đồn Thủy lúc đó là đầu não của chính quyền Pháp tại Hà Nội. Tới năm 1886, vì lực lượng yếu, ông phải lánh về vùng Sơn Lãng - huyện Ứng Hòa - Hà Nội, giả làm thày đồ dạy học ở làng Kim Giang để chờ thời cơ.

Nhưng ngày 4/4/1887, thực dân Pháp sục tới đây bắt ông. Chúng đem về Hà Nội tra khảo. Ông đã đanh thép vạch trần dã tâm xâm lược của Pháp cùng hành động bán nước cầu vinh của bọn tay sai.

Nhân trong một lần hỏi cung, kẻ thù kể tội ông là xấu bụng, làm trái lệnh triều đình (bù nhìn). Ông mắng lại chúng rồi tự rạch bụng lôi ruột ra để kẻ thù thấy được bụng dạ ông. Chúng cho y sĩ buộc thuốc, nhưng ông giật tung băng bông ra, đòi chết. Biết không dụ dỗ được nữa, chúng đem ông xử chém ở Vườn Dừa, nay là quảng trường Đông Kinh nghĩa thục, phía bắc hồ Gươm vào hồi 5 giờ chiều ngày 14/4/1887. 

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ngai vua triều Nguyễn bị phá hoại: Cục Di sản Văn hóa đề nghị kiểm tra, đánh giá và bảo vệ Bảo vật Quốc gia
    Sau khi nam du khách lẻn vào phá hỏng Bảo vật Quốc gia Ngai vua triều Nguyễn trong điện Thái Hòa, Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) chỉ đạo và yêu cầu Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế báo cáo.
  • Mùa về trên tay mẹ
    Kề má vào bàn tay mẹ, lòng tôi nghẹn ngào xót xa khi thấy từng vệt chai sần trên những đường nhăn chằng chịt nứt nẻ tựa trái na khô. Đôi tay mẹ bây giờ không còn khỏe, lập cập lẫn run run như buổi chiều hôm mòn vẹt vì nắng gió. Những mùa màng xưa cũ , những vệt trầm thăng đã quá nửa đời người lần lượt hiện lên trên đôi tay mẹ. Và ký ức tôi lại sụt sùi nhẩm đếm. Dẫu bốn mùa xuân - hạ - thu - đông đã neo sẵn vào đất trời nhưng mùa của mẹ còn ngổn ngang nhiều hơn cả thế.
  • “Kì công diệu nghệ”: Hé lộ những phát minh kỹ thuật của người Việt trước thế kỷ XX
    Wings Books – thương hiệu sách trẻ của Nhà xuất bản Kim Đồng vừa chính thức ra mắt ấn phẩm “Kì công diệu nghệ – Một số kĩ thuật và công nghệ trên dải đất hình chữ S trước thế kỷ XX”. Cuốn sách mang đến một góc nhìn tổng quát về những sáng tạo đáng tự hào của người Việt xưa, trong nỗ lực khơi dậy tinh thần dân tộc và truyền cảm hứng nghiên cứu khoa học công nghệ cho bạn đọc trẻ hiện nay.
  • Thủ tướng yêu cầu báo chí quyết liệt vào cuộc ngăn chặn, đẩy lùi gian lận thương mại, hàng giả
    “Các cơ quan báo chí, truyền thông tăng cường đưa tin về những nguy hại của buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ…; phê phán, lên án những hành vi tiêu cực, thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy ra hậu quả” – đây là nội dung được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh trong Công điện số 72/CĐ-TTg ngày 24/5/2025.
  • Nam du khách lẻn vào khu vực cấm, quậy phá hỏng Bảo vật Quốc gia Ngai vua triều Nguyễn
    Một du khách vào tham quan Đại nội Huế đã la hét vượt rào chắn ngồi lên Ngai vua triều Nguyễn ở điện Thái Hòa (Đại nội Huế) gây hư hỏng Bảo vật Quốc gia.
Đừng bỏ lỡ
Phố Nguyễn Cao, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO