Phố Lý Nam Đế, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

26/09/2017 08:23

Từ phố Phan Đình Phùng đến phố Trần Phú. Phố này chính là nằm trên vị trí bức tường phía đông của thành Thăng Long đời Nguyễn.

Phố Lý Nam Đế dài 1.090m, rộng 7m.

Phố Lý Nam Đế, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Thời Pháp thuộc gọi là phố Đông (rue de lest) có từ trước năm 1919, đến năm 1919 đổi tên là phố Tướng Giốp (rue macréchal Joffre). Năm 1945 đổi tên thành phố Nguyễn Tri Phương. Năm 1949 đổi thành phố Lý Nam Đế. Những lần đổi tên sau vẫn giữ nguyên tên này.

Nay thuộc hai phường Hàng Mã và Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm.

Lý Nam Đế (503-548) là hiệu của Lý Bí (hay Lý Bôn), người ở Long Hưng, nay là vùng tỉnh Thái Bình (hiện nay ở làng Tử Đường, huyện Thái Thụy, tỉnh này còn có đền thờ ông).

Thế kỷ thứ VI, nước ta bị nhà Lương đô hộ. Căm giận quân cướp nước, Lý Bí đã khởi nghĩa vào tháng Giêng năm 542, đánh đuổi thứ sử nhà Lương là Tiêu Tư, giải phóng đất nước. Năm 544 ông lên ngôi vua, xưng là Nam Việt Đế, đặt hiệu là Đại Đức, quốc hiệu là Vạn Xuân, đóng đô ở Long Biên (có thể là vùng gần thị xã Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh ngày nay).

Năm 545, nhà Lương sai Trần Bá Tiên đem quân sang xâm lược, Lý Bí xây thành lũy ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội) để chống giữ. Sau vì thế yếu, ông lui về Gia Ninh (Bạch Hạc), rồi tập hợp trên 2 vạn quân, đóng thuyền bè, ra hồ Điển Triệt cạnh sông Lô (nay ở xã Tứ Liên, huyện Lập Trạch, tỉnh Vĩnh Phúc) để đánh quân Trần Bá Tiên.

Nhưng một đêm đột nhiên nước sông Lô lên to gây ra một dòng thác chạy vào hồ, Bá Tiên nhân đấy thúc quân tiến theo, đánh chìm toàn bộ chiến thuyển của Lý Bí. Ông lui vào động Khuất Liêu, nay là vùng các xã Cổ Tuyết, Văn Lang huyện Tam Nông (Phú Thọ) và mất tại đây, năm 548. Ngày nay ở xã Văn Lang nói trên có một quả đồi hình như bông hoa sen, cuống bám vào rừng Cấm và ba cánh xòe nhô ra cánh đồng chiêm trũng xã Cổ Tuyết. Trên đồi này có mộ và đền thờ Lý Bí.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”
    Chiều 18/11, tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh (số 29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Bản quyền sáng tạo văn hóa nghệ thuật trong phát triển công nghiệp văn hóa?
    Nghệ sĩ, nghệ nhân, nhà sáng tạo bỏ nhiều công sức tạo ra tác phẩm, sản phẩm, nhưng ngay chỉ hôm trước hôm sau, tác phẩm đã bị “đạo”, “nhái”, hoặc khai thác trên các nền tảng khác mà không được phép... Nghệ sĩ, nhệ nhân, nhà sáng tạo liệu có thể tự bảo vệ mình trước tình trạng này?
  • Tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong việc thành lập doanh nghiệp của các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thủ đô
    Chiều 18/11, Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội phối hợp với Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ tổ chức Hội thảo Đánh giá hiện trạng quy định pháp luật và đề xuất, kiến nghị giải pháp chính sách đặc thù tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong việc thành lập, tham gia thành lập doanh nghiệp, tham gia góp vốn vào doanh nghiệp của các cơ sở giáo dục đại học công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, tổ chức khoa học và công nghệ công lập khác trên địa bàn thành phố Hà Nội.
  • Quận Hoàn Kiếm tuyên dương các điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu
    Chiều 18/11, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Hoàn Kiếm tổ chức tuyên dương các điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024; chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024) và kỷ niệm 70 năm thành lập Ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô (1954-2024).
Đừng bỏ lỡ
Phố Lý Nam Đế, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO