Phố Hàng Đậu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

07/08/2017 09:50

Phố Hàng Đậu dài 272m, rộng 12m. Phố đi từ đường Trần Nhật Duật (chỗ xuống dốc cầu Long Biên) đến vườn hoa Vạn Xuân (đầu phố Phan Đình Phùng).


Phố Hàng Đậu dài 272m, rộng 12m.


Phố Hàng Đậu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Phố đi từ đường Trần Nhật Duật (chỗ xuống dốc cầu Long Biên) đến vườn hoa Vạn Xuân (đầu phố Phan Đình Phùng).

Đây nguyên là đất thôn Phúc Lâm (nửa phố phía đông) thuộc tổng Tả Túc (sau đổi là tổng Phúc Lâm) và thông Nghĩa Lập (nửa phố phía Tây) thuộc tổng Hậu Túc (sau đổi là tổng Đồng Xuân).

Dấu vết các thôn này là những đình miếu cũ: đình Phúc Lâm ở số nhà 2 phố Gầm Cầu. Đình và đền Nghĩa Lập ở số nhà 32 phố Hàng Đậu.

Sở dĩ có tên là Hàng Đậu  vì nơi đây vốn có nhiều cửa hàng bán các thứ đậu hột như đậu xanh, đậu nành, đậu đen… Phố Hàng Đậu có từ trước thời Pháp thuộc, sau người Pháp gọi là rue des Graines, năm 1945 lấy lại tên tiếng Việt là phố Hàng Đậu, các năm 1949 và 1951 vẫn giữ nguyên tên phố Hàng Đậu cho đến nay. Ngoài ra, cái tên Hàng Đậu còn được đặt cho một cái ngõ ở bên dãy số chẵn phố này, nối phố này với phố Hồng Phúc.

Nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm.

Ngoài ra ở phố này, chỗ ngã tư Hàng Đậu – Nguyễn Thiếp xưa có một cửa ô, tên là cửa ô Phúc Lâm. Dân gian gọi là cửa ô Hàng Đậu (tới giữa thế kỷ XIX, cửa ô này đổi tên là Tiền Trung). Dáng dấp cửa ô này cũng tương tự như cửa ô Quan Chưởng còn lại tới nay. Bên ngoài cửa ô là một bến sông đông vui: bến Chùa Bà Móc (xem mục Nguyễn Thiếp).

Vào cuốc thế kỷ XIX ở phố Hàng Đậu có một trường học nổi tiếng đó là trường của tiến sĩ Lê Đình Duyên, nay là số nhà 39. Lê Đình Duyên (còn đọc là Diên) (1819 – 1878) nguyên người làng Mọc Hạ Đình (nay thuộc quận Thanh Xuân – Hà Nội). Đỗ nhị giáp tiến sĩ năm 1849, ông làm các chức học quan như: Đốc học Nghệ An, tư nghiệp Quốc Tử Giám. Đốc học Hà Nội… Năm 1870 ông về hưu, mở trường dạy học ở phố Hàng Đậu. Ngày 20/6/ 1873 vì ngăn cản không cho tên lái buôn – gián điệp Đuy-puy vẽ cổng thành Hà Nội, ông bị hắn hành hung.

Ông lấy hiệu là Cúc Hiên, nên trường của ông mở còn có tên là trường Cúc Hiên. Ban đầu trường chỉ là một ngôi nhà năm gian bằng tre lá. Về sau, học trò chung nhau xây dựng bằng gạch để tỏ lòng kính yêu thày. Từ bấy đến nay, hơn một trăm năm tuy có sửa chữa lại nhưng quy mô kiểu cách thì vẫn y như ngày mới xây dựng: ngoài là cửa cổng, trong cổng là bình phong gạch. Tiếp đó là nhà tiền tế và nhà thờ Cúc Hiên (lúc ông còn sống thì nhà tiền tế là nơi dạy học và nhà thờ là nơi thờ gia tiên. Nếp nhà ở trong cùng mới là nơi ở). Ở nhà tiền tế còn có bức hoành “Quân tử thành mỹ” do một học trò cũ là Vũ Nhự, làm đốc học Hà Nội cung tiến năm 1881.

Trường Cúc Hiên ở 39 Hàng Đậu vừa là một quần thể nhà kiểu cổ được bảo vệ tốt, vừa là di tích một trường học nổi tiếng của Hà Nội cuối thế kỷ XIX.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Hà Nội phê duyệt đề án vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng năng lượng xanh
    UBND TP Hà Nội vừa có Quyết định số 6004/QD-UBND về việc, phê duyệt “Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn Thành phố”.
  • Trường THCS Xuân La: Viết tiếp trang sử vàng truyền thống
    Hòa chung không khí hân hoan của cả nước chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày 20/11, Trường THCS Xuân La (Tây Hồ, Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và tuyên dương tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy năm học 2024.
Đừng bỏ lỡ
Phố Hàng Đậu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO