Phố Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

28/07/2017 16:13

Phố Hàng Bạc dài 280m, rộng 6,5m. Từ cuối phố Hàng Mắm - ngã ba Mã Mây, chạy ngang qua ngã tư với phố Tạ Hiện - Đinh Liệt, đến chỗ giáp ranh hai phố Hàng Ngang và phố Hàng Đào.

Phố Hàng Bạc dài 280m, rộng 6,5m.

Phố Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Từ cuối phố Hàng Mắm – ngã ba Mã Mây, chạy ngang qua ngã tư với phố Tạ Hiện – Đinh Liệt, đến chỗ giáp ranh hai phố Hàng Ngang và phố Hàng Đào.

Thời Lê đây là đất phường Đông Các đã từng là bối cảnh của truyện “Mẹo lừa” trong Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ. Cũng chính truyện này đã cho ta biết rằng phường Đông Các thời đó (thế kỷ XVIII) đã là nơi đổi chác, mua bán bạc nén. Sang đầu thế kỷ XIX, đây là đất hai thôn Đông Thọ (đầu phía Đông) và Dũng Hãn (đầu phía tây) của tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương cũ. Tới giữa thế kỷ XIX hai thôn này nhập lại thành ra thôn Dũng Thọ (tổng Hữu Túc cũng đổi ra là tổng Đông Thọ).

Thời Pháp thuộc, phố này gọi là phố của những người đổi bạc (rue des Changeurs). Tên phố hiện nay được chính thức hóa từ sau cách mạng.

Nay thuộc địa phận phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm.

Phố Hàng Bạc ngày trước có ba nghề khác nhau: nghề đúc bạc nén, nghề kim hoàn và nghề đổi tiền. Những người làm nghề đúc bạc đều là dân làng Trâu Khê (nay thuộc huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương). Tương truyền đời Lê Thánh Tông (1460 - 1497) có ông Lưu Xuân Tín, người làng này, làm Thượng thưu bộ lại, được vua cho phép lập một xưởng đúc bạc nén ở Kinh thành. Ông đưa người làng ra làm nghề này. Làng Trâu Khê vốn có năm giáp: giáp Nhất, giáp Nhị, giáp Đông, giáp Tây xuyên, giáp Trung. Cả năm giáp đều có người lên kinh đô, làm lại “Tràng” đúc bạc (nay là số nhà 58). Có tới nửa dân của làng Trâu Khê đã lên ở đây. Họ lập hai ngồi đình để thờ tổ nghề. Đó là “Đình trên” tức Trương đình (số nhà 50) và “Đình dưới” tức Kim Ngân đình (số nhà 42).  “Tràng” là nơi chuyên nấu bạc, đúc thành nén. Còn “Đình” là nơi nhận nguyên liệu và nộp thành phẩm cho “Ty quan” là người thay triều đình. Nghề nấu bạc này gọi theo danh từ chuyên môn là chuyên bạc. Chuyên bạc và đúc bạc đã là nghề “đặc quyền” của dân làng Trâu Khê – Hàng Bạc này, không những do kỹ thuật phải giữ bí truyền mà còn để tránh những việc gian dối giả mạo. Vì bạc nén vốn được dùng làm tiền tệ thời xưa. Và đặc quyền này là do Lưu Xuân Tín mang lại cho dân Trâu Khê. Nhưng ở hai đình Hàng Bạc lại không thấy thờ ông mà lại thờ Hiên Viên, một nhân vật thần thoại được coi là “tổ bách nghệ” tức klaf người sinh ra trăm nghề! Tới cuối thế kỷ XIX, do số dân Trâu Khê lập nghiệp ở phố Hàng Bạc tăng lên nhiều, hai đình không đủ chỗ cho dân làng hội họp, tế lễ nên họ mới điều đình mua lại đền Nội Miếu (miếu trong) của dân thôn Hài Tượng thợ giày để làm ngồi đền thờ vong về quê gọi là “Trâu Khê vọng sở”.

Ngoài nghề đúc bạc ra, người Trâu Khê ở đây còn làm cả nghề đổi tiền, đổi bạc. Nguyên là thời xưa, ta chưa có tiền bằng bạc giấy, mà bằng tiền đồng, tiền kẽm, bạc vụn, bạc nén. Hễ khi cần chi một khoản tiền lớn mà dùng tiền đồng, tiền kẽm hay bạc vụn thì cồng kềnh, lích kích lắm, ngược lại khi tiêu dùng nhỏ mà trong tay chỉ có bạc nén thì cũng phiền. Cho nên phải đến Hàng Bạc mà đổi.

Nghề đúc bạc ở phố này chấm dứt vào đầu thế kỷ XIX, khi Gia Long dời đô vào Huế, buộc “Tràng” đúc bạc cũng phải vào theo. Còn nghề đổi tiền thì kéo dài tới khi Pháp sang xâm lược.

Phố Hàng Bạc lại còn một nghề thứ ba, liên quan đến bạc vàng là nghề kim hoàn. Nghề này bao hàm ba nghề khác nhau: nghề chạm tức là chạm trổ những hình vẽ, hoa văn trên các đồ vật trang sức hay đồ dùng bằng vàng bạc; nghề đậu tức là kéo vàng bạc đã nung chảy thành những sợi chỉ rồi chuyền thành những hình hoa lá, chim muông gắn vào những đồ trang sức, nghề trơn tức là làm những đồ vàng bạc không cần trạm trổ chỉ “cườm” cho nhẵn bóng trơn tru.

Thợ kim hoàn là người Định Công thượng, nay thuộc quận Hoàng Mai, Hà Nội. Tương truyền là vào đời Lý Nam Đế (thế kỷ thứ VI) có ba an hem người làng này là Trần Điền, Trần Điện và Trần Hòa được học nghề kim hoàn về dạy cho dân làng. Thợ kim hoàn Định Công thượng ra Thăng Long cũng ở phố Hàng Bạc nhưng muộn hơn thợ đúc bạc Trâu Khê, cho nên họ ở lan sang chỗ nay là đầu phố Hàng Bồ. Họ cũng lập ra đền thờ tổ (là ba anh em họ Trần nọ) ở phố Hàng Bồ, bài vị được “rước” về thờ ở đình làng Định Công thượng.

Cũng làm nghề kim hoàn còn có người làng Đồng Sâm (huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình). Họ cũng biết nghề chạm, nghề đậu, nghề trơn nhưng dường như đã có phân công (không triệt để lắm) giữa hai làng kim hoàn này: thờ Đông Sâm chuyen về chạm trở những mỹ phẩm lớn bằng bạc như lư, đỉnh, hộp trầu, khay chén, bát bạc, đĩa bạc… Còn thợ Định Công phần lớn làm các thứ nữ trang nhỏ nhắn như hoa tai, xuyến, hột, vòng…

Cho tới những năm đầu thế kỷ này, phố Hàng Bạc vẫn còn là một phố cổ, với hai dãy nhà “chồng diêm”, với những hiệu “thợ bạc” mà “thiết bị” và bài trí thì giống y như nhau tức là chỉ gồm có một cái bễ nhỏ, một cái đe và một cái vòng, khánh, bộ xà tích, ống vôi, chóp nón…

Cùng phải kể tới hai cái đình của dân “bản địa”. Vì ở phố Hàng Bạc này ngoài dân của các làng Trâu Khê, Định Công và Đồng Sâm tới “ở đậu” thì vẫn có dân gốc của phường Đông Các, của hai làng Dũng Hãn và Đông Thọ. Họ cũng có đền thờ riêng. Đó là đình Dũng Hãn, nay là số nhà 54 và đến Dũng Thọ nay là số nhà 24. Đình Dũng Hãn có 1 bia cổ, dựng năm 1783, nói về việc một vị tước công toan ciếm đình, dân đi kiện và thắng lợi. Ngày ấy Dũng Hãn là một giáp của phường Đông Các. Đình Dũng Hãn thời Lonh Lang (xem mục Càu Giấy). Còn đền Dũng Thọ thì thờ Mẫu, những năm cuối thời Pháp thuộc vãn gọi là đình Trưởng Ca, tên một người coi đền kiêm bán phở nổi tiếng là bán suốt đêm!

Đối với lịch sử chiến đấu của Thủ đô, phố Hàng Bạc có một ngôi nhà nay trở thành kỷ niệm đầy tự hào của hả Nội. Đó là rạp hát Chuông Vàng, số nhà 72. Nơi đây, giữa những ngày “Toàn quốc kháng chiến” chống Pháp ác liệt nhất, vào sáng hôm 14/1/1947, đại đội quyết tử quân của Liên khu I đã làm lễ tuyên thệ tại đây.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Phố Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO