Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch VN: Thu tác quyền âm nhạc qua ti vi ở khách sạn là tùy tiện
TTXVN/Mỹ Bình|18/09/2017 15:17
Câu chuyện về thu phí tác quyền âm nhạc qua ti vi ở khách sạn đang làm nóng dư luận với rất nhiều ý kiến.
Trao đổi với phóng viên, Chủ tịch Hiệp hội khách sạn Việt Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội du lịch Đỗ Hồng Xoan khẳng định: Việc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam thu tiền quyền tác giả âm nhạc tại các phòng nghỉ khách sạn có ti vi với mức phí 25.000 đồng/ti vi từ tháng 10/2017 là tùy tiện. Việc thu tiền bản quyền tác giả tại các phòng lưu trú của khách sạn chỉ được thực hiện khi Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đã xác định chính xác tác phẩm âm nhạc được khai thác, sử dụng của tác giả là chủ sở hữu và là hội viện của trung tâm này.
Ngoài ra, Trung tâm phải xây dựng được định mức của quyền tác giả, tác phẩm được khai thác, sử dụng và tiến hành đàm phán với từng khách sạn. Nếu các khách sạn đồng thuận, Trung tâm phải báo cáo về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Khi được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chấp thuận mới được phép thu phí.
Trước đó, do nhận thấy việc tiến hành thu phí tác quyền qua ti vi tại khách sạn của Trung tâm Bảo về quyền tác giả Việt Nam còn chưa minh bạch, rõ ràng, cuối tháng 5/2017, Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã ra văn bản quyết định dừng việc thu phí này. Theo Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả Bùi Nguyên Hùng, văn bản đã ghi rõ việc tạm dừng này sẽ diễn ra đến khi Trung tâm xác định tác giả thành viên ủy quyền, xây dựng biểu mức, tiến hành đàm phán thỏa thuận với tổ chức/cá nhân khai thác, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật. Làm rõ được các vấn đề đó, việc thu phí mới được tiếp tục đúng theo luật định.
Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả cũng cho rằng việc thực hiện bảo vệ quyền tác giả, tác phẩm âm nhạc của Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đúng với quy định luật pháp hiện hành về quyền tác giả, quyền liên quan và thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, để việc làm này thực hiện có hiệu quả, đúng quy định của pháp luật, Cục Bản quyền tác giả đề nghị Trung tâm phải thực hiện đúng quy trình, có lộ trình phù hợp với từng hình thức khai thác, sử dụng tác phẩm.
Với việc Trung tâm ấn định mức 25.000 đồng/ti vi/năm, ông Hùng cho rằng không thể lấy mức giá ở một thành phố đang phát triển để áp dụng với những nơi vùng sâu, vùng xa được, như vậy chẳng khác nào bị đội giá lên cả. Để thực hiện việc thu tác quyền âm nhạc qua ti vi trong khách sạn, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam phải chứng minh khách vào khách sạn có xem ti vi. Ngoài ra, khi tiếp tục thu khoản tiền này, Trung tâm phải xác định được trong phòng khách sạn có ti vi, ti vi có phát chương trình sử dụng tác phẩm âm nhạc hay không? Tác phẩm âm nhạc đó có thuộc tác giả đã ủy quyền cho Trung tâm hay chưa?... Còn thu bao nhiêu tiền thì do các bên tự thoả thuận.
Tới đây, Cục sẽ phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam để sử dụng phương tiện phần mềm công nghệ thông tin để kiểm soát chiết xuất tần suất phát sóng các tác phẩm âm nhạc. Để từ đó, minh bạch hơn cho các bên liên quan trực tiếp được hưởng lợi.
Khi nghe thông tin Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam sẽ tái thu tiền tác quyền âm nhạc đối với ti vi trong khách sạn, bà Dương Thị Thơ, Phó Chủ tịch phụ trách Hiệp hội Khách sạn Đà Nẵng - nơi được chọn tiến hành thu phí tác quyền trên ti vi ở khách sạn từ 1 đến 3 sao đầu tiên trong cả nước, khẳng định: Đến nay, Trung tâm Bảo vệ bản quyền tác giả Việt Nam chưa làm việc và đưa ra giải thích với các khách sạn tại Đà Nẵng nên Hiệp hội sẽ "phản đối đến cùng" việc thu phí với ti vi. Chưa thông, các khách sạn sẽ không nộp - bà Thơ nhấn mạnh. Theo bà Thơ, việc thu như vậy là "phí chồng phí" bởi các khách sạn đã chi trọn gói cho các đơn vị truyền hình cáp; hơn nữa, ti vi ở khách sạn là một tập hợp cả trăm chương trình chứ không riêng về âm nhạc.
Về phần mình, ông Phó Đức Phương, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ bản quyền âm nhạc Việt Nam khẳng định sẽ tiếp tục hoạt động thu phí bởi "việc thu phí tác quyền không thể dừng lại được vì hoàn toàn đúng luật”. Ông Phương cho rằng, Trung tâm đã chấp nhận xác định tác giả thành viên ủy quyền, xây dựng biểu mức, tiến hành đàm phán thỏa thuận với tổ chức/cá nhân khai thác, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện theo tiến trình; có kế hoạch phân phối cho tác giả căn cứ theo danh mục của các đài truyền hình cung cấp. Như vậy Trung tâm cũng đã thỏa mãn và hoàn thành trách nhiệm trong điều kiện, hoàn cảnh của mình.
Theo ông Phương, việc chứng minh khách vào khách sạn có xem ti vi hay không, không ai chứng minh được. Tuy nhiên, theo nguyên tắc, tất cả các hoạt động kinh doanh mà tạo điều kiện cho việc tiếp cận tác phẩm đến khách hàng, công chúng, đương nhiên phải có trách nhiệm trả tiền quyền truyền đạt tác phẩm của tác giả đến công chúng.
Ông Phương cho rằng xác định thu tiền bản quyền âm nhạc trên ti vi trong khách sạn có đúng tần suất hay không, không phải quốc gia, vùng lãnh thổ nào cũng có điều kiện để làm việc đó. Có thể hiện tại Trung tâm Bảo vệ bản quyền âm nhạc Việt Nam chưa đủ các phương tiện để kiểm tra, đo đếm ti vi trong khách sạn mở chương trình gì, bài hát nào...
Do vậy, Trung tâm mới đưa ra một giá khoán trong cả năm là 25.000 đồng mỗi phòng khách sạn có ti vi. Sắp tới, Trung tâm sẽ đề nghị các đài truyền hình đã ký hợp đồng cung cấp danh mục các bài hát phát trên ti vi. Dựa trên danh mục đó, Trung tâm sẽ phân phối tiền thu được cho các tác giả đã ủy quyền cho mình.
Còn việc chứng minh ủy quyền, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ bản quyền âm nhạc Việt Nam khẳng định: Trung tâm đã, đang và sẽ đăng tải trên website những tác phẩm của các tác giả trong nước đã ủy quyền và các tổ chức đại diện tập thể quyền nước ngoài đã ký kết hợp đồng ủy quyền cho Trung tâm. Nhưng việc này không thể làm xong trong một sớm, một chiều.
Đầu tháng 5/2017, hàng loạt khách sạn từ 1-3 sao ở thành phố Đà Nẵng nhận được công văn từ Trung tâm Bảo vể vệ tác quyền âm nhạc Việt Nam, chi nhánh phía Nam yêu cầu “Khẩn trương liên hệ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền sử dụng quyền tác giả khi sử dụng tác phẩm âm nhạc trong hoạt động kinh doanh”. Văn bản gửi kèm khoản thu đối với phòng ngủ/phòng khách sạn có sử dụng ti vi với mức giá 25.000 đồng mỗi phòng một năm. Công văn gây bất ngờ, bức xúc với các đơn vị kinh doanh khách sạn.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
Với hơn 200 tài liệu và hiện vật, Triển lãm “Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc” giới thiệu đến công chúng những dấu ấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn lưu lại trên đất nước Trung Quốc...
Tối 25/10, tại Nhà triển lãm mỹ thuật 16 Ngô Quyền - Hà Nội, NNUT Trần Nam Tước tiếp tục khiến giới yêu nghệ thuật thán phục khi được chiêm ngưỡng vẻ đẹp mãnh liệt từ đất mẹ qua triển lãm "Nam Tước - Hồn của đất".
Chiều ngày 16/10, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức Lễ Khai mạc triển lãm trưng bày hình ảnh khối Đại đoàn kết toàn dân tộc và kết quả công tác Mặt trận nhiệm kỳ 2019-2024 với chủ đề “Phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc”.
Triển lãm Nghệ tụ Việt Nam - Hồng Kông (Trung Quốc) do Hội Nghệ sĩ trẻ quốc tế Hồng Kông (HIYA) tổ chức chính thức khai mạc vào chiều ngày 11 tháng 10 năm 2024 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội.
Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
Tối 22/11, Sở Công thương Hà Nội chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố tại Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Nhân dịp kỷ niệm 65 năm hoạt hình Việt Nam (1959 - 2024), Liên hoan phim hoạt hình Dòng khát vọng lần thứ I (gọi tắt là Liên hoan phim) được tổ chức với chủ đề Dòng chảy hoạt hình Việt Nam.
Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.
Nhằm góp phần tuyên truyền, phổ biến thông tin, tài liệu về phòng, chống tham nhũng đến bạn đọc, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật tái bản có sửa chữa, bổ sung cuốn sách “Tham nhũng: Mưu mô và trừng phạt” của nhà báo Hà Hồng Hà.
Tháng 12 này, Nhà hát Hồ Gươm sẽ ra mắt dự án “Hồ Gươm Live Concert” nhằm đem lại trải nghiệm âm nhạc đương đại cho công chúng yêu nhạc trẻ. Chương trình đầu tiên có chủ đề “Chuyện của mùa đông” diễn ra lúc 20h ngày 15/12, tại Nhà hát Hồ Gươm (40 Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội)...
Sáng 22/11, Đoàn kiểm tra số 2 của Thành ủy, do đồng chí Nguyễn Doãn Toản, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình, chủ trì kiểm tra việc triển khai, thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2024 của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025” của Đảng bộ thị xã Sơn Tây.
Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế và Hiệp hội Âm nhạc Truyền thống Gyeonggi Hàn Quốc biểu diễn 12 tiết mục trong chương trình giao lưu “Hòa vọng khúc ca” tại Nhà hát Duyệt Thị Đường (TP Huế).
Liên hoan thiết thực chào mừng kỷ niệm 84 năm Ngày Khởi nghĩa Nam kỳ - Hòa Tú; tiến tới kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), góp phần tôn vinh, phát huy những tinh hoa của loại hình âm nhạc truyền thống dân tộc...
Tối 21/11, tại Nhà hát tỉnh Vĩnh Phúc, Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc 2024 đợt 1 chính thức khai mạc. Liên hoan quy tụ gần 1.000 nghệ sĩ, diễn viên, kỹ thuật viên trên cả nước tranh tài.
Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đợt 1 năm 2024, trong đó có xã Minh Quang (huyện Ba Vì) – địa phương miền núi có tới hơn 40% là đồng bào dân tộc Mường.