Phim truyền hình Việt: Nhiều cảm xúc đẹp cho người xem

HNM| 21/02/2021 09:36

Trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, phim truyền hình là lựa chọn giải trí hàng đầu của công chúng. Đây vừa là cơ hội, nhưng cũng là thách thức cho những người làm nghề để có nhiều bộ phim hấp dẫn, bối cảnh phong phú, đúng tiến độ, đồng thời bảo đảm an toàn phòng, chống dịch. Với những dự án đang tích cực sản xuất, có thể nhận thấy, xu hướng làm phim năm nay là những đề tài mới mẻ, chuyên biệt, mang đến cảm xúc đẹp cho người xem.

Phim truyền hình Việt: Nhiều cảm xúc đẹp cho người xem
Phim “Yêu hơn cả bầu trời” khai thác đề tài những học viên phi công chiến đấu đầy lý tưởng, hoài bão đã đem lại nhiều cảm xúc cho khán giả truyền hình dịp đầu năm 2021.

Đề tài mới mẻ, giàu ý nghĩa

Chỉ với 4 tập, bộ phim “Yêu hơn cả bầu trời” của Trung tâm Sản xuất Phim truyền hình (Đài Truyền hình Việt Nam) phát sóng dịp Tết Nguyên đán, mở đầu cho loạt phim trong năm 2021, khiến khán giả truyền hình rung động và có nhiều cảm xúc đẹp. Đây là tác phẩm hiếm hoi phản ánh về các chiến sĩ không quân Việt Nam thời hiện đại. Phim tái hiện chân thực quá trình rèn luyện khắc nghiệt và cuộc sống giàu cảm hứng của các học viên Trường Sĩ quan không quân đầy hoài bão và lý tưởng, từ đó truyền đi niềm tin tưởng về một thế hệ trẻ ưu tú, nhiệt huyết, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì Tổ quốc.

Đạo diễn Nguyễn Khải Anh cho biết, ngoài tôn vinh lực lượng quân đội đặc biệt này, phim nhấn vào tình gia đình, tình thầy trò, tình đồng chí, đồng đội, tình yêu…, vì thế nên có tựa đề “Yêu hơn cả bầu trời”. Với những thước phim tuyệt đẹp được thực hiện trên không về biển, trời và những chuyến bay, nhiều tình huống đời thường trẻ trung, vui vẻ, đôi lúc lắng đọng, “Yêu hơn cả bầu trời” mở ra hướng làm phim mới.

Trong năm 2021, trên sóng truyền hình còn có nhiều bộ phim với đề tài phong phú, hứa hẹn mang lại sự bất ngờ cho khán giả. Bộ phim dài 100 tập “Hương vị tình thân” sẽ nối sóng “Trở về giữa yêu thương” trên kênh VTV1. Vẫn khai thác đề tài gia đình, Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Danh Dũng giữ vai trò đạo diễn được kỳ vọng tiếp tục làm nên một tác phẩm “quốc dân”, mọi lứa tuổi đều xem được và thấy mình trong đó. Phim có sự tham gia của dàn diễn viên sáng giá như Mạnh Trường, Thu Quỳnh, Phương Oanh…, đặc biệt là sự trở lại màn ảnh của tài tử một thời - Võ Hoài Nam.

Khai thác đậm nét về tuổi thanh xuân, bộ phim “Hẹn em ngày nắng” của đạo diễn Bùi Quốc Việt sẽ là điểm nhấn với những sự hóa thân tươi trẻ, bất ngờ của các diễn viên: Hà Việt Dũng, Quỳnh Kool, Công Dương, Quang Anh, Bảo Hân… bên cạnh các diễn viên kỳ cựu, như Nghệ sĩ nhân dân Trọng Trinh, nghệ sĩ Nguyệt Hằng. Còn đạo diễn Vũ Minh Trí sẽ khai thác đề tài nông thôn với phim “Mùa hoa tìm lại”. 

Ở phía Nam, nhiều đơn vị sản xuất đang hướng đến những đề tài thời xưa. Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Phương Điền cho biết, ông đang đạo diễn phim “Lưới trời” lấy bối cảnh về vùng đất Nam Bộ giai đoạn 1940-1950. Trong khi đó, đạo diễn Nhâm Minh Hiền cùng Công ty TNHH Mega GS Cinemas đầu tư thực hiện phim “Vợ quan”. Tận dụng sức “nóng” của phần 1 về hành trình tìm chân lý, khát vọng vươn lên của những người trẻ, đạo diễn Chu Thiện tiếp tục làm phần 2 phim “Trà táo đỏ”, với sự tham gia của dàn diễn viên quen thuộc: Quý Bình, Thanh Trúc, Quỳnh Lam, Hà Trí Quang. Một phim khác về đề tài gia đình là “Cây táo nở hoa” của đạo diễn Võ Thạch Thảo, có các diễn viên Nhã Phương, Thúy Ngân, Song Luân, Trương Thế Vinh... cũng xứng đáng được khán giả mong đợi trong năm nay.

Phim truyền hình Việt: Nhiều cảm xúc đẹp cho người xem
Một cảnh quay trong phim “Mùa hoa tìm lại”.

Bám sát đời sống, có góc nhìn mới

Trong năm 2020, nhiều phim truyện điện ảnh thua lỗ nặng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, còn phim truyền hình lại khá ổn định và được công chúng chú ý. Nhiều nhà đầu tư đã chuyển hướng sang phim truyền hình, bởi sự an toàn cao hơn, không phải thấp thỏm về tình hình dịch bệnh ảnh hưởng đến lượng khán giả đến rạp. Điều này tạo cơ hội để những người làm nghề sáng tạo, song cũng gây áp lực không nhỏ.

Theo Nghệ sĩ ưu tú, đạo diễn Nguyễn Mai Hiền, năm 2021, đề tài về tình yêu, gia đình, hình sự vẫn chưa “hạ nhiệt”. Tuy nhiên, để đạt được hiệu ứng như phim “Về nhà đi con”, “Hoa hồng trên ngực trái”, “Sinh tử”… đòi hỏi kịch bản phải có chiều sâu, góc nhìn mới, đi vào những khát khao rất đời của mỗi người và sự hóa thân mới mẻ, hết mình của diễn viên.

Nghệ sĩ nhân dân Thu Hà, diễn viên Vân Dung, Quách Thu Phương đều tâm sự, họ trở lại phim truyền hình sau nhiều năm với mong muốn được làm mới mình, vào những vai diễn khác mô típ trước đây để có cơ hội sáng tạo. Còn theo Nghệ sĩ ưu tú Minh Vượng, với những đề tài quen thuộc, điều quan trọng là có lớp diễn viên đồng đều, thấu hiểu nhau và luôn đoàn kết. Thế hệ trước sẽ tạo chỗ dựa vững vàng cho lớp trẻ “biến hóa”.

Là khán giả trung thành của phim truyền hình, chị Nguyễn Thanh Hương (phường Mai Động, quận Hoàng Mai) nhận xét, phim truyền hình gần đây ngày càng đa dạng và hấp dẫn. Bên cạnh thể loại giải trí nhẹ nhàng về tình yêu, gia đình, thì những phim nghề nghiệp chuyên biệt như thẩm phán, bác sĩ, phi công, chiến sĩ biên phòng… đem đến sự mới mẻ, háo hức cho người xem.

Một thách thức nữa đối với các đơn vị làm phim truyền hình trong bối cảnh dịch Covid-19 là luôn phải linh động, tận dụng cơ hội để có phim phát sóng kịp tiến độ, đồng thời bảo đảm phòng, chống dịch cho đoàn làm phim. Nghệ sĩ nhân dân Trung Anh cho biết, ngoài các phim theo kế hoạch còn có nhiều nhiệm vụ đột xuất, như việc thực hiện phim tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 “Những ngày không quên” năm vừa qua. Do đó, người làm phim truyền hình phải luôn bám sát đời sống, phát huy sáng tạo, sẵn sàng bước vào những nhiệm vụ khó khăn để có được tác phẩm đáp ứng nhu cầu khán giả. 

(0) Bình luận
  • Triển lãm "Dấu thiêng" tại Hoàng Thành Thăng Long của họa sĩ Chu Nhật Quang
    Chiều 25-9, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long đã họp báo giới thiệu triển lãm "Dấu thiêng" của họa sĩ Chu Nhật Quang sẽ ra mắt người yêu nghệ thuật tại Hoàng Thành Thăng Long từ ngày 5 - 15/10.
  • Triển lãm ảnh “Hà Nội trong tôi”: Hà Nội vươn mình bứt phá
    Sáng 23/9, Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Câu lạc bộ Nhiếp ảnh người cao tuổi Hà Nội, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám tổ chức Triển lãm ảnh “Hà Nội trong tôi” lần thứ 19 - năm 2024 với chủ đề “Hà Nội vươn mình bứt phá”. Triển lãm diễn ra đúng dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024).
  • Triển lãm "Mặt khác" gây quỹ ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng của cơn bão số 3
    Ba nghệ sỹ Lê Thiết Cương, Nguyễn Việt Hà, Đinh Công Đạt cùng bày triển lãm "Mặt khác" để thể hiện tình cảm với Hà Nội đồng thời gây quỹ ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng của cơn bão số 3.
  • Sự trường tồn của thư pháp chữ Quốc ngữ trong triển lãm “Nghiên bút còn thơm”
    Hướng tới kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2024); 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám tổ chức Lễ khai mạc triển lãm thư pháp Quốc ngữ “Nghiên bút còn thơm” vào chiều 31/8.
  • Cuộc thi vẽ tranh về di sản văn hóa Việt Nam
    Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam, Công ty Cổ phần Kỹ thuật Công nghiệp Á Châu phối hợp tổ chức phát động cuộc thi vẽ tranh Di sản văn hóa Việt Nam qua hội họa lần thứ II - năm 2025.
  • Trao giải thưởng Cuộc thi Ảnh nghệ thuật Hà Nội mở rộng
    Chiều ngày 30/8, tại Rạp Kim Đồng, số 19 Hàng Bài, Hà Nội, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội phối hợp với Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch) tổ chức Lễ trao giải thưởng và khai mạc triển lãm Cuộc thi Ảnh nghệ thuật Hà Nội mở rộng chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) với chủ đề “Thủ đô Hà Nội – Vị thế mới – Tầm vóc mới”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Cột cờ Hà Nội: Biểu tượng thiêng liêng của Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội
    Sau chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu, ngày 10/10/1954, năm cửa ô rộng mở, ngập trong cờ hoa và biểu ngữ đón chào đoàn quân tiến về Hà Nội. Và cũng trong ngày 10/10/1954 lễ thượng cờ diễn ra tại Cột cờ Hà Nội đã trở thành giây phút thiêng liêng, đánh dấu mốc son cho lịch sử dân tộc Việt Nam: Thủ đô Hà Nội được hoàn toàn giải phóng.
  • Khai mạc Triển lãm tranh sơn mài "Dấu thiêng"
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô chiều tối 5/10, tại Hoàng Thành Thăng Long đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm các tác phẩm tranh sơn mài “Dấu thiêng" của họa sĩ Chu Nhật Quang.
  • “Cờ ngày nào tung bay trên phố”
    Từ thuở ấu thơ đến lúc trưởng thành, tôi đã bao lần hòa giọng ca của mình cùng bạn bè hát bài “Tiến về Hà Nội” (Nhạc và lời của Văn Cao). Lần nào hát đến câu: “Cờ ngày nào tung bay trên phố…” tôi đều xúc động đến nghẹn lời. Ký ức những ngày mùa thu lịch sử năm 1954 như hiển hiện ra trước mắt, đưa tôi trở về với tuổi thơ trong ngôi nhà cổ kính bên hồ Hoàn Kiếm ngày xưa.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Trên đỉnh gió
    Không lãng mạn như hình dung, chiếc tàu chở Lam từ bến cảng thành phố ra đảo chính là “tàu há mồm” có niên đại còn nhiều hơn tuổi của cô. Thủy thủ trên tàu lại càng không như cô vẫn thường tưởng tượng về những chàng lính hải quân đẹp trai, từng trải với trái tim nồng nàn và tâm hồn cực kì bay bổng.
  • Ứng dụng công nghệ số bảo tồn, phát huy giá trị di sản, văn hóa Huế đạt giải Chuyển đổi số Việt Nam
    Ứng dụng công nghệ số bảo tồn, phát huy giá trị di sản, văn hóa Huế của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đạt Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam năm 2024.
  • Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình: Tái hiện một Hà Nội hào hùng, văn hiến
    "Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình" là sự kiện trọng điểm trong chuỗi các hoạt động văn hóa đặc sắc, được chỉ đạo bởi Thành ủy, HĐND, UBND và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội. Chương trình mang ý nghĩa sâu sắc trong việc tôn vinh giá trị lịch sử của Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • Quận Long Biên: Gắn biển tuyến đường nối Nguyễn Văn Cừ - Ngọc Thụy
    Ngày 5/10, quận Long Biên tổ chức khánh thành và gắn biển dự án “Xây dựng tuyến đường 40m nối từ đường Nguyễn Văn Cừ đến hết khu tái định cư Ngọc Thụy” với tổng mức đầu tư trên 1.200 tỷ đồng.
  • [Video] Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội: tái hiện hình ảnh Thủ đô 70 năm lịch sử
    Nằm trong chuỗi các hoạt động cao điểm chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), tối 4/10 tại Trung tâm Di sản văn hóa Thế thế giới Hoàng thành Thăng Long, Sở Du lịch Hà Nội đã tổ chức khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 chủ đề “Hà Nội - Tinh hoa áo dài”. Chương trình nghệ thuật đem đến cho các đại biểu, người dân và du khách quốc tế các tiết mục nghệ thuật được dàn dựng công phu, tái hiện hình ảnh Thủ đô 70 năm lịch sử.
  • Những hình ảnh ấn tượng trong buổi tổng duyệt "Ngày hội văn hoá vì hoà bình"
    Để chuẩn bị cho "Ngày hội văn hoá vì hoà bình" trong chuỗi các sự kiện kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), các đơn vị tham gia chương trình đã có buổi tổng duyệt vào chiều 4/10.
  • Tây Hồ gắn biển 2 công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Ngày 5/10, UBND quận Tây Hồ đã tổ chức gắn biển 2 công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô gồm: Dự án cải tạo, nâng cấp trường Tiểu học Xuân La; Dự án cải tạo, nâng cấp Trung tâm GDNN - GDTX quận Tây Hồ (cơ sở 2).
Phim truyền hình Việt: Nhiều cảm xúc đẹp cho người xem
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO