Phim truyền hình Việt Nam: Trải nghiệm điện ảnh chất lượng

Hanoimoi| 24/07/2022 08:03

Thời gian gần đây, nhiều phim truyền hình Việt Nam đem đến cho khán giả trải nghiệm điện ảnh chất lượng không kém phim chiếu rạp. Từ bối cảnh, kỹ xảo, góc quay, đạo cụ đến diễn xuất diễn viên đều được nâng cao. Cùng với sự hỗ trợ của nền tảng công nghệ số, phim truyền hình Việt Nam không chỉ có chỗ đứng trong nước, mà đang đầy triển vọng bước ra thế giới.

Phim truyền hình Việt Nam: Trải nghiệm điện ảnh chất lượng
Một cảnh trong phim “Bình minh phía trước” cuốn hút khán giả.

Những thước phim chân thực, sống động

Bộ phim truyền hình 10 tập “Bình minh phía trước” về tuổi trẻ của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, đang phát sóng trên kênh VTV1 (Đài Truyền hình Việt Nam), không chỉ thu hút khán giả đại chúng, mà còn được giới chuyên môn đánh giá là có những hình ảnh như phim chiếu rạp. Là đạo diễn thành công với dòng phim truyện nhựa, nên khi nhận lời biên kịch và đạo diễn tác phẩm này, Nghệ sĩ ưu tú Bùi Tuấn Dũng triển khai giống phim truyện. “Bình minh phía trước” khắc họa cuộc đời Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ với những lát cắt rất đời, những tuyến nhân vật đa diện cùng cách kể chuyện hiện đại. Để tái hiện quá trình sinh sống, học tập, chiến đấu, hoạt động cách mạng và hy sinh oanh liệt của đồng chí Nguyễn Văn Cừ, đoàn phim đã đi khảo sát và chọn 13 tỉnh, thành phố ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam để dựng bối cảnh quay phim.

Khép lại sau hơn 70 tập phát sóng trên kênh VTV1, bộ phim “Bão ngầm” vẫn để lại dư âm sâu đậm với khán giả không chỉ ở câu chuyện hấp dẫn về cuộc đấu tranh chống tội phạm của lực lượng cảnh sát hình sự, mà còn là những hình ảnh ấn tượng trong phim. Có nhiều cảnh quay rộng, từ trên cao về những vùng đất đẹp, hùng vĩ của đất nước, đến nay vẫn được khán giả và cộng đồng mạng tâm đắc, truy lùng địa danh thực tế để tìm đến. Theo tiết lộ của tác giả kịch bản, phó đạo diễn Đào Trung Hiếu, phim được quay bằng máy quay 4K chuyên dụng trong sản xuất phim điện ảnh chiếu rạp, thu tiếng trực tiếp tại hiện trường, nên hình ảnh, âm thanh sắc nét, chân thực.

Từ thứ hai tới (ngày 18-7), vào “khung giờ vàng” - 21h hằng ngày, kênh VTV1 bắt đầu khởi chiếu bộ phim truyền hình “Đấu trí” lấy cảm hứng từ những sự kiện mang tính thời sự, những đại án tham nhũng, tiêu cực trong đấu thầu sinh phẩm y tế. Bên cạnh mong muốn mở ra những câu chuyện ẩn sau các vụ việc còn đang “nóng” trong đời sống, ê kíp làm phim còn tham vọng đem đến những cảnh quay mãn nhãn cho khán giả. Bối cảnh phim trải dài ở nhiều địa phương, những đại cảnh đuổi bắt, truy quét tội phạm huy động hàng trăm chiến sĩ công an với trang thiết bị chuyên dụng, hứa hẹn tạo nên không khí chân thực, giàu cảm xúc cho người xem.

Nổi tiếng với các phim truyện gây “bão” phòng vé nhiều năm qua, song đạo diễn Victor Vũ lần đầu bắt tay thực hiện phim dài tập về chủ đề trinh thám, kinh dị, vốn ít xuất hiện trên màn ảnh nhỏ, có tên “Trại hoa đỏ”. Những tập đầu phim đang phát sóng trên kênh truyền hình K+Cine thực sự cuốn hút, từ các tình huống thót tim, những bước ngoặt đột ngột, đến những hình ảnh khoe trọn vẻ đẹp thơ mộng của cao nguyên Lâm Đồng…

Phim truyền hình Việt Nam: Trải nghiệm điện ảnh chất lượng
Một cảnh quay của phim “Đấu trí” do Hãng phim truyền hình Việt Nam (VFC) thực hiện.

Những bước tiến mới

Trước đây, phim truyền hình Việt thường bị coi là “một màu”, như bản sao của sân khấu với bối cảnh hẹp, tình tiết cường điệu và diễn xuất kịch hóa. Song, vài năm trở lại đây, mảng phim này đã có những bước tiến mới với sự đầu tư nghiêm túc, chuyên nghiệp, hướng đến khán giả. Đạo diễn Victor Vũ kể, ê kíp mất 2 năm để chuẩn bị cho phim “Trại hoa đỏ”. “Với tôi, 8 tập “Trại hoa đỏ” giống như 8 bộ phim truyện điện ảnh thu nhỏ. Quá trình chuẩn bị, thực hiện phim đều được làm theo đúng quy trình của phim điện ảnh”, đạo diễn Victor Vũ cho hay. Theo ông, giai đoạn mất nhiều công sức nhất là xây dựng kịch bản, làm sao để chắt lọc được những tình tiết hợp lý, có cao trào, có chiều sâu. Việc tìm và xây dựng bối cảnh cũng phải thật kỹ lưỡng, để có sự kết nối phù hợp về góc quay và nội dung phim.

Nghệ sĩ nhân dân Trọng Trinh, người tham gia nhiều phim truyền hình với tư cách đạo diễn và diễn viên cho rằng, để làm được những bộ phim chất lượng cao, thì yếu tố quan trọng nhất là nhân lực, cùng với đó là thiết bị, kỹ thuật. Không chỉ diễn viên, mà đạo diễn, biên kịch, quay phim, kỹ thuật viên… cũng cần được nâng cao kỹ năng, có thể tiếp cận và sử dụng phương thức hiện đại để làm phim. Những phim truyền hình được giới nghề và khán giả đánh giá tốt thường sử dụng máy quay chất lượng cao, được thu tiếng trực tiếp tại hiện trường. Hầu hết các phim truyền hình hiện nay đều có giám đốc hình ảnh để chỉ đạo quay phim, thiết kế từng khuôn hình.

Là khán giả lâu năm của phim truyền hình Việt, chị Nguyễn Minh Ngọc (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy) chia sẻ: “Hiện nay, nhiều gia đình đã có điều kiện sắm thiết bị giải trí màn hình lớn, âm thanh sống động, nên nhu cầu xem phim truyền hình chất lượng cao ngày càng nhiều. Khán giả sẵn sàng trả tiền để có những trải nghiệm điện ảnh tốt ngay tại nhà”.

Hiện tại, ngoài các kênh truyền hình, nhiều nền tảng xem phim, như: Netflix, FPT Play, Danet, VTV Giải trí... cũng đang được khán giả lựa chọn để thưởng thức theo nhu cầu. Đặc biệt, trên nền tảng xem phim phổ biến toàn cầu Netflix - nơi quy tụ nhiều phim truyền hình, phim truyện điện ảnh mới của các quốc gia trên thế giới đã bắt đầu xuất hiện nhiều phim Việt Nam. Tuy nhiên, mới chỉ có phim truyện điện ảnh, còn phim truyền hình dài tập vẫn vắng bóng trên nền tảng này. Song, với đà đổi mới, nâng cao chất lượng, chắc chắn phim truyền hình Việt Nam sẽ có chỗ đứng và lan tỏa đến đông đảo khán giả thế giới thông qua các nền tảng xem phim trực tuyến.

(0) Bình luận
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
  • Triển lãm tranh, ảnh kỷ niệm 120 năm thành lập Hà Đông
    Sáng 29-11, tại Trung tâm Văn hóa Thành phố Hà Nội (số 7, đường Phùng Hưng, phường Văn Quán, quận Hà Đông), Quận ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Hà Đông khai mạc Triển lãm tranh, ảnh kỷ niệm 120 năm thành lập Hà Đông (1904 - 2024).
  • Hơn 14.000 tác phẩm tham dự Cuộc thi ảnh “Tự hào một dải biên cương” lần thứ III - năm 2024
    Tối 25-11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức Lễ trao giải cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia “Tự hào một dải biên cương” lần thứ III, năm 2024.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nơi “nuôi dưỡng” niềm tự hào dân tộc
    Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã từng đi nhiều nơi và đã có rất nhiều địa điểm in dấu chân Người, gắn liền với sự kiện quan trọng của dân tộc. Một trong số đó là ngày 3/12/1946, Bác Hồ về nhà cụ Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) để chuẩn bị rút lên chiến khu. Tại ngôi nhà này, Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và được Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển đến toàn thể quốc dân, đồng bào, kêu gọi bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.
  • Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024
    Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam: Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một Thế giới hòa bình”, Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 quy tụ 16 tỉnh, thành phố tham gia: Bắc Giang, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Sơn La, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc và Quảng Trị.
  • Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - sứ mệnh lịch sử
    Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng. Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là kỷ nguyên đột phá, phát triển tăng tốc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa quốc gia, dân tộc lên một tầm cao mới, tiến cùng thời đại.
  • Những âm thanh cổ điển vang lên trong đêm “Hà Nội Concert: Hoà nhạc mùa đông”
    Tối 13/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Dàn nhạc giao hưởng trẻ Việt Nam cùng Dàn hợp xướng Bình Minh đã có những màn trình diễn thăng hoa trong đêm hòa nhạc “Hà Nội Concert: Hoà nhạc Mùa đông” dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng trẻ tài năng Phan Đỗ Phúc.
  • Triển khai đợt 2 Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch vừa có Công văn đề nghị các cơ quan, đơn vị trực thuộc triển khai đợt II xét tặng Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021 - 2025.
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
Phim truyền hình Việt Nam: Trải nghiệm điện ảnh chất lượng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO