Phiên họp thứ 22 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV: Thống nhất một cơ quan cạnh tranh trực thuộc

TTXVN| 14/03/2018 12:32

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 22, chiều 13-3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các vấn đề còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi).

Mở rộng phạm vi điều chỉnh

Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi). Ngay sau Kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan nghiên cứu giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật gồm 10 chương và 123 điều, trong đó bổ sung thêm 1 chương mới (8 điều), 2 điều mới, gộp 7 điều thành 2 điều, bỏ 3 điều và bổ sung một số điểm, khoản. 
Phiên họp thứ 22 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV: Thống nhất một cơ quan cạnh tranh trực thuộc
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: An Đăng/TTXVN

Theo báo cáo một số vấn đề lớn trong giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi), về phạm vi điều chỉnh (Điều 1), có ý kiến đề nghị cần làm rõ tính khả thi của việc mở rộng phạm vi điều chỉnh trong dự thảo Luật, nhất là quy định nội dung bên ngoài lãnh thổ Việt Nam cụ thể như thế nào, trong trường hợp không có điều ước quốc tế giữa Việt Nam và các quốc gia, vùng lãnh thổ khác. 

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nêu rõ: Việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật đối với các hành vi được thực hiện bên ngoài lãnh thổ Việt Nam gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh trên thị trường Việt Nam là cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và phù hợp với thông lệ quốc tế. 

Để đảm bảo tính khả thi của việc mở rộng phạm vi điều chỉnh, dự thảo Luật đã quy định Ủy ban Cạnh tranh quốc gia có trách nhiệm tiến hành các hoạt động hợp tác với các cơ quan cạnh tranh nước ngoài trong quá trình tố tụng cạnh tranh để kịp thời phát hiện, điều tra và xử lý đối với các hành vi được thực hiện bên ngoài lãnh thổ Việt Nam gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh trên thị trường Việt Nam thông qua các cam kết quốc tế về cạnh tranh trong các hiệp định thương mại song phương, đa phương. Trong trường hợp không có điều ước quốc tế giữa Việt Nam và các quốc gia, vùng lãnh thổ khác, cơ quan cạnh tranh sẽ hợp tác với các cơ quan cạnh tranh các nước thông qua các diễn đàn cạnh tranh quốc tế như ASEAN, APEC, Diễn đàn cạnh tranh quốc tế (ICN), Diễn đàn cạnh tranh các nước Đông Á và hợp tác song phương. 

Giải trình thêm về nội dung này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết, Luật Cạnh tranh 2004 chưa quy định cơ sở pháp lý rõ ràng điều chỉnh các hành vi diễn ra bên ngoài lãnh thổ ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường cạnh tranh tại Việt Nam. Trong khi đó, tại nhiều nước trên thế giới, các cơ quan cạnh tranh đã điều tra, xử lý nhiều vụ việc hạn chế cạnh tranh xuyên biên giới. Vì vậy, việc mở rộng phạm vi như dự thảo Luật nhằm tạo hành lang pháp lý để điều tra, xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh dù xảy ra ở đâu nhưng tác động và có khả năng tác động tiêu cực đến môi trường cạnh tranh của Việt Nam. Bên cạnh đó, cơ quan cạnh tranh Việt Nam hợp tác với cơ quan cạnh tranh các nước trong vấn đề điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh, tạo điều kiện thực thi cam kết về cạnh tranh trong các điều ước song phương và đa phương. 

Đảm bảo tính độc lập, khách quan 

Về trách nhiệm quản lý nhà nước về cạnh tranh (Điều 7), có hai loại ý kiến khác nhau. Loại ý kiến thứ nhất tán thành quy định Cơ quan Cạnh tranh quốc gia trực thuộc Bộ Công Thương, nhưng cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan này trong Luật vì cơ quan này vừa thực hiện chức năng tham mưu trong quản lý nhà nước về cạnh tranh, vừa thực hiện tố tụng cạnh tranh. Trong khi đó, một số ý kiến đề nghị không quy định cơ quan quản lý cạnh tranh trực thuộc Bộ Công Thương mà thuộc Chính phủ hoặc Quốc hội để bảo đảm tính độc lập, khách quan trong xử lý vụ việc cạnh tranh. 

Dự thảo Luật bổ sung một chương (Chương VII) quy định về cơ quan cạnh tranh, trong đó định danh cơ quan cạnh tranh là Ủy ban Cạnh tranh quốc gia, đồng thời, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Cạnh tranh quốc gia và chức danh pháp lý, thẩm quyền của những người tiến hành tố tụng cạnh tranh. Người có thẩm quyền xử lý vụ việc cạnh tranh là các ủy viên Ủy ban Cạnh tranh quốc gia do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm. Khi xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh hoạt động độc lập theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số và chỉ tuân theo pháp luật. 

Thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng, việc quy định một cơ quan cạnh tranh là Ủy ban Cạnh tranh quốc gia trực thuộc Bộ Công Thương (trên cơ sở hợp nhất cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh và Văn phòng Hội đồng cạnh tranh hiện nay) vừa thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh, vừa thực hiện chức năng tố tụng trong lĩnh vực cạnh tranh là rất cần thiết và là lựa chọn phù hợp nhất trong bối cảnh hiện nay. Điều này giúp thu gọn đầu mối các cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh, phù hợp với tinh thần đổi mới, sắp xếp lại bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo chủ trương chung của Đảng và Nhà nước nhưng vẫn bảo đảm độc lập, khách quan trong xử lý vụ việc cạnh tranh. Mặt khác, ngay sau khi Luật được ban hành, Ủy ban Cạnh tranh quốc gia có đầy đủ chức năng quyền hạn, chức danh pháp lý cũng như thẩm quyền để thực hiện chức năng tham mưu quản lý nhà nước về cạnh tranh, đồng thời thực hiện các hoạt động tố tụng trong lĩnh vực cạnh tranh một cách độc lập sẽ tạo điều kiện để Luật Cạnh tranh (sửa đổi) sớm đi vào cuộc sống. 

Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh: Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản thống nhất hướng giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi). Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nhất trí với việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của dự án Luật, đồng thời thống nhất quy định một cơ quan cạnh tranh là Ủy ban Cạnh tranh quốc gia trực thuộc Bộ Công Thương (trên cơ sở hợp nhất cơ quan quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh, Văn phòng Hội đồng cạnh tranh hiện nay) và cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan này trong Luật. 

Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Ủy ban Kinh tế cùng cơ quan soạn thảo rà soát, tiếp thu các ý kiến, hoàn chỉnh lại dự thảo Luật gửi xin ý kiến các đoàn đại biểu Quốc hội. 

* Tại phiên họp chiều 13-3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, quyết định việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội đối với ông Ngô Đức Mạnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận.
(0) Bình luận
  • Khai mạc triển lãm HanoiPrintPack 2025
    HanoiPrintPack 2025 quy tụ hơn 150 gian hàng đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm giới thiệu công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực in ấn và đóng gói, hệ thống tự động hóa và vật liệu mới.
  • Khai mạc triển lãm ENTECH HANOI 2025
    Sáng ngày 25/6, Hội chợ triển lãm quốc tế công nghệ năng lượng-môi trường Hà Nội năm 2025 (ENTECH HANOI 2025) đã được khai mạc.
  • Taste of Queensland: Kết nối tôn vinh mối quan hệ đối tác bền chặt giữa Việt Nam và Queensland
    “Taste of Queensland” do Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư bang Queensland (TIQ) phối hợp với Hiệp hội Thịt và Chăn nuôi Australia (MLA) tổ chức tại Hà Nội đã trở thành điểm nhấn nổi bật trong hành trình thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương giữa Queensland và Việt Nam.
  • Đóng giao diện Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh từ 1-7-2025
    Văn phòng Chính phủ hoàn thành việc nâng cấp chức năng của Cổng Dịch vụ công quốc gia; phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kết nối thông suốt với Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, đáp ứng yêu cầu triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp và đóng giao diện Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh, đưa vào thử nghiệm chính thức trên Cổng Dịch vụ công quốc gia trước ngày 28-6-2025 để bảo đảm vận hành thông suốt từ ngày 1-7-2025.
  • Tôn vinh 125 doanh nghiệp, cá nhân tại Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam năm 2025
    Tối 22/6, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Tự động hóa Việt Nam, Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số tổ chức Lễ biểu dương “Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam – Industrie 4.0 Awards” lần thứ tư, năm 2025.
  • Cầu nối xúc tiến chuyển giao công nghệ, kết nối chuỗi cung ứng và thúc đẩy đầu tư hiệu quả
    Với chuỗi hoạt động chuyên môn thiết thực, Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Việt Nam 2025 – VIET INDUSTRY 2025 khẳng định vai trò là điểm kết nối hiệu quả giữa công nghệ – đầu tư – sản xuất.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tuần lễ Văn học Phần Lan: Kết nối bạn đọc Việt qua thế giới Moomin
    Chiều 11/7/2025, tại Nhà xuất bản Kim Đồng (55 Quang Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc “Tuần lễ Văn học Phần Lan – Trưng bày Tove Jansson & Moomins 80”, mở đầu chuỗi hoạt động diễn ra từ ngày 12 đến 20/7/2025. Chương trình do NXB Kim Đồng phối hợp cùng Đại sứ quán Phần Lan tại Việt Nam và The Initiative of Children's Book Creative Content (ICBC) tổ chức nhân kỷ niệm 80 năm ra đời tác phẩm đầu tiên về nhân vật Moomin của nhà văn Tove Jansson.
  • 20 giải thưởng được trao tại Triển lãm ảnh “Việt Nam qua ống kính nhiếp ảnh gia quốc tế”
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 2397/QÐ-BVHTTDL ngày 9/7/2025 về việc tặng Giải thưởng cho các tác giả Triển lãm ảnh “Việt Nam qua ống kính nhiếp ảnh gia quốc tế” (lần 3).
  • Góc nhìn đa chiều và sâu sắc của một học giả Nhật về Việt Nam
    Nhằm cung cấp thêm cho bạn đọc góc nhìn của một học giả nước ngoài về Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sbooks phát hành cuốn sách “Việt Nam - Một góc nhìn từ Nhật Bản” của GS.TS. Furuta Motoo. Không chỉ thể hiện tầm vóc học thuật, cuốn sách còn là sự kết tinh của gần 50 năm gắn bó, nghiên cứu nghiêm túc và đầy tâm huyết của một học giả Nhật Bản dành cho đất nước hình chữ S.
  • Mít tinh hưởng ứng Ngày Dân số thế giới
    Sáng 11/7, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam tổ chức Lễ mít-tinh hưởng ứng Ngày Dân số thế giới (11/7) năm 2025 và công bố Báo cáo tình trạng dân số thế giới năm 2025 của UNFPA.
  • Quyết tâm cao, nỗ lực lớn để tổ chức triển lãm thành tựu Đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh
    Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có Công điện tới Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Thủ trưởng các cơ quan trung ương có liên quan; Bí thư, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc khẩn trương tập trung triển khai tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh.
Đừng bỏ lỡ
Phiên họp thứ 22 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV: Thống nhất một cơ quan cạnh tranh trực thuộc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO