Phát triển công trình xanh: Xu hướng tất yếu

KTĐT| 17/01/2022 08:08

Việc ứng dụng tiến bộ công nghệ mới trong ngành xây dựng không chỉ nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, rút ngắn tiến độ mà còn góp phần giảm ô nhiễm môi trường, tiến tới phát triển công trình xanh, đảm bảo điều kiện sống cho cộng đồng.

Trụ sở Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), tòa nhà đầu tiên tại Hà Nội đạt tiêu chuẩn của Hiệp hội Xây dựng xanh Hoa Kỳ.
Trụ sở Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), tòa nhà đầu tiên tại Hà Nội đạt tiêu chuẩn của Hiệp hội Xây dựng xanh Hoa Kỳ.  

Hàng loạt công nghệ được ứng dụng

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ và có sức ảnh hưởng rất lớn tới mọi hoạt động của đời sống xã hội, trong đó có ngành xây dựng. Hiện tại, Việt Nam đã có một số sản phẩm vật liệu xây dựng (VLXD) áp dụng công nghệ mới, tạo dựng được thương hiệu trên thị trường trong nước lẫn quốc tế. Ví như kính tiết kiệm năng lượng low-e, gạch bê tông siêu nhẹ AAC, thanh polymer cốt sợi thủy tinh chống ăn mòn, dùng cho các công trình ven biển, xốp cách nhiệt, tấm lợp sinh thái, sơn thích ứng biến đổi khí hậu…

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu tái chế phế thải xây dựng, tro, xỉ từ các nhà máy... mang tính thực tiễn, giúp giảm ô nhiễm môi trường, tránh lãng phí nguồn tài nguyên tự nhiên cũng được quan tâm, chú trọng. Theo TS Tống Tôn Kiên - Khoa VLXD (trường Đại học Xây dựng Hà Nội), các cốt liệu tái chế từ phế thải xây dựng có cấu tạo rỗng xốp và nhẹ hơn cốt liệu tự nhiên. "Việc sử dụng, tái chế các chất thải trong công nghiệp xây dựng không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế, giảm chi phí vận chuyển mà còn góp phần bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên khoáng sản đang dần cạn kiệt" - TS Tống Tôn Kiên chia sẻ.

Không chỉ trong lĩnh vực VLXD đang từng bước đổi mới, các DN trong nước đã làm chủ nhiều công nghệ trong thiết kế, thi công nhà cao tầng, công trình giao thông, thủy lợi, công trình công nghiệp có quy mô lớn.

Sớm có chiến lược xanh trong toàn bộ các công đoạn

Từ năm 90 của thế kỷ trước, một số nước châu Âu đã nhen nhóm hình thành dạng công trình hướng tới mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, thích ứng các điều kiện khí hậu, tiết kiệm sử dụng tài nguyên nước và vật liệu cũng như giảm thiểu tác động môi trường, đảm bảo điều kiện sống cho cộng đồng. Đến nay, “cuộc cách mạng công trình xanh” trong lĩnh vực xây dựng đã lan tỏa tới hơn 100 quốc gia.

Theo số liệu thống kê, từ năm 2010 trở đi, trải qua 10 năm (2012 - 2021), số lượng công trình xanh của Việt Nam tính đến tháng 5/2021 đã được hoàn thành và có chứng nhận 174 công trình. Số lượng đang được thiết kế và thi công chưa có chứng nhận khoảng 100 - 150 công trình. Trong cuộc hội thảo mới đây được tổ chức tại Hà Nội với chủ đề “Xu hướng phát triển công trình xanh trong kiến trúc Việt Nam”, TS.KTS Tạ Quốc Thắng (Vụ Quy hoạch - Kiến trúc, Bộ Xây dựng) cho rằng, kinh nghiệm của các nước đi trước cho thấy, công trình xanh cần được nhìn nhận và áp dụng tổng thể trên các khía cạnh môi trường, xã hội, văn hóa và kinh tế với điều kiện Việt Nam.

"Cần nhận thức rõ công trình xanh không phải là giải pháp riêng cho các nước phát triển mà của cả các nước đang phát triển để giải quyết một loạt các vấn đề về môi trường đang đặt ra trên bình diện toàn cầu. Công trình xanh không đi ngược lại nhu cầu phát triển kinh tế và phù hợp với điều kiện văn hóa xã hội của từng địa phương, trên cơ sở lựa chọn và nghiên cứu điều chỉnh phù hợp" - TS. KTS Tạ Quốc Thắng chia sẻ.

Đồng quan điểm, PGS.TS.KTS Hoàng Mạnh Nguyên - Viện Khoa học Công nghệ Đô thị xanh cho rằng, để có thể hiện thực các giải pháp phát triển công trình xanh tại Việt Nam, cần có chiến lược xanh trong toàn bộ các lĩnh vực, công đoạn và cần bắt đầu ngay từ khâu thiết kế.

"Phát triển công trình xanh cần được triển khai bao trùm trên cả đô thị, công trình kiến trúc, vật liệu và các sản phẩm xây dựng. Những sản phẩm của thiết kế sinh thái là một quá trình khép kín. Giảm thiểu những đầu vào của đô thị và kiến trúc (những vật liệu thô), giảm thiểu đầu ra của đô thị và kiến trúc (ô nhiễm, rác thải, nước thải…). Sử dụng triết lý “nguồn gốc trở về nguồn gốc - C2C” để thực hiện việc tái sử dụng các vật liệu cũ càng nhiều càng tốt" - PGS.TS.KTS Hoàng Mạnh Nguyên nhận định.

Nhiều chuyên gia, nhà khoa học đánh giá, công trình xanh cần được nhìn nhận và áp dụng tổng thể trên các khía cạnh môi trường, xã hội, văn hóa và kinh tế với điều kiện Việt Nam. Cần nhận thức rõ công trình xanh không phải là giải pháp riêng cho các nước phát triển mà của cả các nước đang phát triển để giải quyết một loạt các vấn đề về môi trường đang đặt ra trên bình diện toàn cầu. Công trình xanh không đi ngược lại nhu cầu phát triển kinh tế và phù hợp với điều kiện văn hóa xã hội của từng địa phương, trên cơ sở lựa chọn, nghiên cứu điều chỉnh phù hợp.

Để công trình xanh có thể đi vào đời sống, cần thực hiện được 4 công việc không thể thiếu gồm: Xây dựng chính sách; Sản phẩm xanh; Khách hàng cho sản phẩm xanh và Quản lý và khuyến khích các sản phẩm xanh. Trong đó, về xây dựng chính sách, cần có sự cam kết của cấp lãnh đạo, có một hệ thống luật rõ ràng như cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển; đầu tư phát triển công trình xanh trong nhà ở, nhà công cộng, tòa nhà được đầu tư từ ngân sách Nhà nước; hệ thống định mức, quy chuẩn tiêu chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật xây dựng công trình xanh…

PGS.TS.KTS Hoàng Mạnh Nguyên - Viện Khoa học Công nghệ đô thị xanh

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 1569/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với những quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn cuốn sách song ngữ . Sách vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành và giới thiệu tới độc giả.
  • Nhà văn hoá Nguyễn Đình Thi - người nghệ sĩ tài hoa của Thủ đô và đất nước
    Chiều 12/12/2024, Thành ủy Hà Nội phối hợp cùng Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, Báo Nhân Dân và các cơ quan tuyên giáo, văn hóa, văn nghệ tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay” nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của nhà văn hóa lớn, nghệ sĩ tài năng Nguyễn Đình Thi (20/12/1924 – 20/12/2024). Hội thảo là dịp để nhìn nhận, đánh giá, tôn vinh di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi.
  • “Hiến kế” cho Hà Nội xây dựng mô hình quản trị đô thị trong kỷ nguyên mới
    Trên cơ sở phân tích lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thành phố Hà Nội, TS. Đỗ Tất Cường (Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học) và TS. Ngô Thị Ngọc Anh (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Viện Kinh tế) - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã “hiến kế” cho Hà Nội một số định hướng phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
  • Nhiều hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử năm 2025
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà vừa ban hành Kế hoạch số 362/KH-UBND về tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước, Thủ đô trong năm 2025 trên địa bàn Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Phát triển công trình xanh: Xu hướng tất yếu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO