Phát huy thế mạnh của không gian sáng tạo trong phát triển công nghiệp văn hóa

Đăng Chung| 11/10/2018 20:31

Sáng 11/10, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong chủ trì hội thảo “Phát huy những tiềm năng thế mạnh các không gian sáng tạo rong việc phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn thủ đô thời kỳ hội nhập và phát triển”.

Với bề dày truyền thống, Thăng Long – Hà Nội là nơi hội tụ, giao thoa, chắt lọc và lan tỏa các giá trị văn hóa của dân tộc. Nghị quyết số 15 của Quốc hội khóa 12 về việc điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô được Quốc hội thông qua đã đặt một dấu mốc lịch sử, mở ra nhiều tiềm năng, cơ hội, không gian để Thủ đô phát triển trên một tầm cao mới.
Phát huy thế mạnh của không gian sáng tạo trong phát triển công nghiệp văn hóa
Hội thảo phát huy tiềm năng không gian sáng tạo trong phát triển công nghiệp văn hóa (Ảnh: Đăng Chung).

Phát biểu khai mạc hội thảo: “Phát huy những tiềm năng thế mạnh các không gian sáng tạo trong việc phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô thời kỳ hội nhập và phát triển” do Ban Tuyên giáo tổ chức, ông Đào Xuân Dũng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho biết, đối với việc phát triển văn hóa - xã hội, Chương trình 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh ”là một trong những chương trình lớn của thành phố và là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt qua gần hai nhiệm kỳ (từ năm 2011 đến nay).

Để thực hiện hiệu quả mục tiêu Chương trình 04 đặt ra, hàng năm, Ban Tuyên giáo Thành ủy và các sở, ban, ngành, địa phương trên toàn TP đã có nhiều hoạt động triển khai thiết thực. Đặc biệt, trong 2 năm (2016-2017), Hà Nội là địa phương đi tiên trong cả nước tiến hành triển khai Chiến lược Phát triển CNVH của Chính phủ. Đó là việc Ban Chỉ đạo Chương trình 04 chỉ đạo nghiên cứu và phê duyệt ban hành Đề án “Đề xuất các giải pháp xây dựng và phát triển công nghiệp văn hoá trên địa bàn Thủ đô trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế”.

Đây là cơ sở, là nền tảng quan trọng để Hà Nội thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, áp dụng vào thực tiễn các ngành, nghề, lĩnh vực của công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô một cách hữu hiệu, thiết thực hơn trong năm 2018 và những năm tiếp theo. Một trong những ngành được xác định là mũi nhọn trong việc phát triển Công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô mà Đề án đã lựa chọn đó chính là các không gian sáng tạo.

Tại hội thảo, có 10 tham luận được các chuyên gia, nhà văn hóa, chủ sở hữu nhiều không gian văn hóa như: Không gian sáng tạo – cơ hội cho Hà Nội hướng tới một Thủ đô sáng tạo, thanh lịch và thịnh vượng (Người thực hiện Nhà báo Trương Uyên Ly); Kinh nghiệm kiến tạo không gian sáng tạo trong thành phố từ Vương quốc Anh (Người thực hiện Phạm Minh Hồng – Phòng Quản lý nghệ thuật Hội đồng Anh); Không gian sáng tạo trong thành phố sáng tạo (Trần Thị Thu Thủy – Cán bộ chương trình văn hóa UNESCO)…

Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội nhận được nhiều bài tham luận có nội dung phong phú, đa dạng, có chiều sâu nêu nổi bật được các vấn đề liên quan đến thưc trạng trong vấn đề hoạt động của các không gian sáng tạo hiện nay; gợi mở những sáng kiến hay, những mô hình hoạt động hiệu quả để tiếp tục phát huy những tiềm năng thế mạnh của Thủ đô.

Thông qua hội thảo đã làm rõ 03 vấn đề: làm rõ khái niệm, vị trí, vai trò, đặc trưng của các không gian sáng tạo trong bức tranh toàn cảnh hiện nay tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng; Phân tích và đánh giá một cách khách quan để làm rõ những tiềm năng, lợi thế, thời cơ và thách thức của các không gian sáng tạo trên địa bàn Thủ đô trong cuộc cách mạng 4.0 hiện nay; Nêu ra những bài học kinh nghiệm của quốc tế của những tổ chức, cá nhân trong việc phát triển các không gian sáng tạo và đề xuất các giải pháp, hướng đi để phát triển và xây dựng thương hiệu cho các không gian sáng tạo trên địa bàn Thủ đô Hà Nội phù hợp với xu thế thời đại.

Đồng thời tạo sự kết nối và xây dựng mạng lưới liên kết, tương tác có tính bền vững lành mạnh trong hoạt đông, phát triển của các không gian sáng tạo và tích cực tham gia đóng góp vào sự phát triển chung về kinh tế - văn hoá - xã hội của Thủ đô.

Kết thúc Hội thảo, đồng chí Nguyễn Văn Phong, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh, phát triển các không gian sáng tạo là một trong những ngành mũi nhọn trong việc phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Hà Nội, để từng bước đạt được mục tiêu Hà Nội trở thành một trong ba trung tâm công nghiệp văn hóa lớn….

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhiều bộ phim cách mạng được chiếu miễn phí tại Hà Nội vào dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất non sông
    “Biệt động Sài Gòn”, “Cánh đồng hoang”, “Giải phóng Sài Gòn”, “Mùa xuân toàn thắng”… những bộ phim sống cùng lịch sử sẽ được công chiếu cho khán giả Thủ đô trong chương trình Những ngày phim Việt Nam kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) tại Rạp Ngọc Khánh (523 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội).
  • Sáng tỏ diện mạo văn học nghệ thuật Thủ đô sau ngày đất nước thống nhất
    Sáng ngày 16/4/2025, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội đã tổ chức hội thảo với chủ đề "Văn học, nghệ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày đất nước thống nhất" nhằm đánh giá những thành tựu, hạn chế; đồng thời đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thiết thực để xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật Thủ đô trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hội thảo quy tụ đông đảo các các nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ của 9 hội chuyên ngành với nhiều tham luận và ý kiến quý báu.
  • Chắp cánh cho hình ảnh “Hà Nội là nơi đáng đến và lưu lại” vươn cao, bay xa
    Nhiều năm qua, Hà Nội đã xây dựng hình ảnh “là nơi đáng đến và lưu lại” trong suy nghĩ, cách nhìn của du khách trong nước và quốc tế. Góp phần hiện thực hóa nhiệm vụ này, UBND Thành phố Hà Nội vừa xây dựng và đang lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Nghị quyết khu phát triển thương mại và văn hóa. Qua đây để Thủ đô bảo tồn các giá trị văn hóa, mở ra những không gian mới cho phát triển văn hóa, du lịch tiến tới kỷ nguyên vươn mình.
  • 5 nhóm giải pháp phát huy vai trò tiên phong của văn học, nghệ thuật Thủ đô
    “Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã đưa đất nước ta bước sang một trang sử mới - trang sử hòa bình, thống nhất, độc lập, tự do, đổi mới và phát triển; đồng thời cũng mở ra cho văn học, nghệ thuật nước nhà một không khí mới, không gian mới, giai đoạn văn hóa, văn nghệ thống nhất, giao hòa, phát triển trong tính tổng thể, toàn vẹn, tiến bộ và cách mạng”, NSND Trần Quốc Chiêm - Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội khẳng định tại hội thảo “Văn học nghệ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày đất nước thống nhất” do Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội tổ chức sáng ngày 16/4/2025.
  • Xây dựng "Trường học hạnh phúc" gắn với các hoạt động thực tế của ngành giáo dục Thủ đô
    Hàng trăm học sinh cùng các giáo viên tại các trường THPT trên toàn thành phố Hà Nội hào hứng cổ vũ cho các tác phẩm thể loại hòa tấu và đệm hát do các em học sinh thuộc các ban/nhóm nhạc thể hiện tại trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam; qua đó cho thấy hiệu quả của Liên hoan các ban nhạc, nhóm nhạc học sinh trung học phổ thông thành phố Hà Nội lần thứ II năm 2025 do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức đã có sức thu hút và lan tỏa rộng rãi, góp phần xây dựng trường học hạnh phúc mà ở đó tình cảm giữa thầy và trò, giữa các em học sinh với nhau thực sự gắn kết và gần gũi.
Đừng bỏ lỡ
Phát huy thế mạnh của không gian sáng tạo trong phát triển công nghiệp văn hóa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO