Người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Phát huy giá trị di sản, văn hóa trong phát triển du lịch của Thủ đô

Ly Ly 14/07/2023 18:12

Xây dựng thương hiệu du lịch văn hoá của Hà Nội cần gắn liền với 2 trọng tâm, đó là phát huy giá trị di sản với giá trị văn hoá tiêu biểu của Hà Nội.

Du lịch Thủ đô phục hồi ấn tượng sau đại dịch COVID-19

Sáng ngày 14/7, Đoàn kiểm tra việc triển khai, thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025” do Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại Sở Du lịch Hà Nội.

Tham gia đoàn công tác còn có các đồng chí: Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà; Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân An; lãnh đạo các sở, ban, ngành của Thành phố…

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị đồng chí Nguyễn Văn Phong cho biết, phát triển du lịch văn hoá trên địa bàn Thủ đô cần lưu ý đến 3 nhóm vấn đề là: liên vùng, kết nối vùng; nhóm cấp Thành phố và nhóm ở mỗi địa phương.

6.jpg
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong phát biểu tại Hội nghị

Báo cáo tại Hội nghị, Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu nêu rõ, thực hiện Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành uỷ Hà Nội về “Phát triển văn hoá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch số 176/KH-UBND ngày 30/7/2021 của UBND Thành phố thực hiện Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành uỷ; ngành Du lịch của Thủ đô tiếp tục có sự phục hồi ấn tượng sau ảnh hưởng của đại dịch COVID – 19 với nhiều kết quả tích cực trong năm 2022 và nửa đầu năm 2023. Ngành Du lịch đã vượt trên 50% tất cả chỉ tiêu phát triển du lịch cả năm 2023, trong đó lượng khách du lịch quốc tế dự kiến đạt 75% mục tiêu cả năm.

Năm 2022, Hà Nội nhận giải thưởng “Điểm đến du lịch thành phố hàng đầu Châu Á năm 2022” và giải thưởng “Điểm đến du lịch thành phố hàng đầu Thế giới năm 2022” do tổ chức Du lịch thế giới World Travel Awards 2022 đề cử và bình chọn.

Năm 2023, Hà Nội tiếp tục được các chuyên trang, tạp chí du lịch uy tín đánh giá cao về mức độ hấp dẫn du lịch như: Giải thưởng Travel + Leisure Luxury Awards Asia Pacific 2023, hạng mục “Thành phố” đã vinh danh thành phố Hà Nội thuộc top 10 thành phố hàng đầu Châu Á. Đồng thời, Hà Nội có 48/103 nhà hàng đạt chuẩn Michelin Guide, trong đó, đặc biệt có 03 nhà hàng được gắn 1 sao Michelin - giải thưởng danh giá trong làng ẩm thực thế giới.

5(1).jpg
Quang cảnh Hội nghị

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu cho biết, trong quá trình triển khai các hoạt động, ngành Du lịch Thủ đô còn gặp những khó khăn, tồn tại nhất định. Mặc dù đã có một số sản phẩm du lịch đặc sắc, khai thác các yếu tố giá trị văn hóa nhưng hệ thống sản phẩm du lịch còn nhiều hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới như thiếu các sản phẩm du lịch trải nghiệm, du lịch đêm, chất lượng, dịch vụ phụ trợ còn nghèo nàn. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như cơ sở lưu trú, cơ sở dịch vụ du lịch chưa đồng bộ, thiếu về số lượng, chất lượng chưa đồng đều; đặc biệt rất thiếu các cơ sở lưu trú có chất lượng cao (hạng 4-5 sao) chưa đáp ứng kịp tốc độ tăng trưởng và nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Các khu du lịch, khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại, nghỉ dưỡng cuối tuần, công viên chuyên đề mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế, đủ sức hấp dẫn để kéo dài thời gian lưu trú và tăng mức chi tiêu của khách du lịch còn thiếu. Chưa tạo dựng được các sự kiện văn hóa - du lịch, thể thao - du lịch có tính chất định kỳ, thường niên…

Gắn phát triển văn hoá với câu chuyện du lịch

Phát biểu chia sẻ tại Hội nghị, đại diện các sở, ngành đều nhất trí cao với báo cáo kết quả triển khai, thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Sở Du lịch Hà Nội, đồng thời bày tỏ mong muốn ngành du lịch Thủ đô có thêm nhiều sản phẩm du lịch như: Du lịch trải nghiệm, du lịch học đường, du lịch cộng đồng…

4(2).jpg
Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh chia sẻ

Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho biết, Chương trình số 06-CTr/TU cùng với Nghị quyết 09-NQ/TU về “Phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô với định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” được đánh giá là một trong những điểm mạnh của Hà Nội được Trung ương và các tỉnh, thành rất quan tâm. Trong giai đoạn hiện nay, du lịch được xác định là ngành kinh tế tổng hợp mũi nhọn. Sở Văn hoá và Thể thao đã phối hợp rất chặt chẽ với Sở Du lịch trong quá trình triển khai các vấn đề về du lịch văn hoá như: Du lịch di sản gắn với các di tích, lễ hội; Du lịch với thể thao; các mô hình du lịch văn hoá…Ngành Du lịch cần quan tâm hơn nữa đến khâu chuyển đổi số tại các di tích trên địa bàn Thủ đô.

2(1).jpg
Phó Chủ tịch UBND Thành phố  Vũ Thu Hà phát biểu

Từ ý kiến của Sở Du lịch và các thành viên trong đoàn kiểm tra, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Phó Trưởng ban Thường trực BCĐ Chương trình số 06-CTr/TU Vũ Thu Hà khẳng định: “Chương trình 06 và Nghị quyết 09 của Thành uỷ xác định rõ việc xây dựng thương hiệu du lịch văn hoá Hà Nội cần gắn liền với 2 trọng tâm, đó là phát huy giá trị di sản với giá trị văn hoá tiêu biểu của Hà Nội. Sở Du lịch cần thực hiện song song hai nhiệm vụ: xây dựng lộ trình từng năm chi tiết ngắn hạn đồng thời với phải có một chiến lược phát triển dài hạn trong các giai đoạn tiếp theo”.

1(1).jpg
Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang phát biểu tại Hội nghị

Tiếp thu ý kiến của Đoàn công tác, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang khẳng định, Sở Du lịch mong muốn tiếp tục có sự bứt phá vượt bậc để đáp ứng kỳ vọng của Thành phố.

“Thành phố cần bổ sung cơ chế chính sách riêng đặc thù cho ngành Du lịch Thủ đô. Bên cạnh đó, Thành phố phê chuyển thêm chức năng nghiên cứu thị trường cho Sở Du lịch; đầu tư kinh phí để Sở xây dựng trang thông tin chuyên biệt về du lịch…”, Giám đốc Sở Du lịch Đặng Hương Giang đề xuất.

Sau khi nghe báo cáo của Sở Du lịch và các Sở ngành, Phó Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Phong - Trưởng BCĐ Chương trình 06-Ctr/TU đề nghị Sở Du lịch và các sở, ngành tập trung làm rõ hơn một số nội dung gồm: Phát triển văn hoá gắn với câu chuyện về du lịch; tìm điểm “nghẽn” còn tồn tại gây cản trở trong quá trình phát triển du lịch Thủ đô; quan tâm đến xây dựng Quy hoạch du lịch của Hà Nội tích hợp với quy hoạch Thủ đô; hệ thống cơ chế chính sách, hạ tầng của du lịch Thủ đô; ưu tiên phát triển nguồn nhân lực có chuyên môn cao về du lịch; xây dựng kế hoạch triển khai Giải thưởng về du lịch của Thành phố. Sở Du lịch cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá về các sản phẩm du lịch không chỉ trên các phương tiện truyền thông nước nước mà cần phải mở rộng tuyên truyền trên các các kênh quốc tế; gắn câu chuyện du lịch với phát triển nông thôn mới, nâng thôn mới nâng cao nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống của mỗi địa phương. Quan tâm đến công tác chuyển đổi số trong ngành du lịch Thủ đô…

Với những thành tựu đã đạt được toàn diện trên các lĩnh vực: Văn hóa, du lịch, giáo dục, y tế… góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân Thủ đô, Chương trình 06-Ctr/TU thực sự trở thành giá trị tinh thần to lớn, nguồn lực nội sinh quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của Thủ đô./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh phù hợp với bối cảnh mới
    Trong nhiều năm qua, thành phố Hà Nội đã tập trung, ưu tiên nhiều nguồn lực cho phát triển văn hoá, góp phần “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” theo các Chỉ thị, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương cũng như của Thành phố.
  • Hướng đến xây dựng Thị xã Sơn Tây thành đô thị văn hóa lịch sử của Thủ đô Hà Nội
    Sáng 22/11, Đoàn kiểm tra số 2 của Thành ủy, do đồng chí Nguyễn Doãn Toản, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình, chủ trì kiểm tra việc triển khai, thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2024 của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025” của Đảng bộ thị xã Sơn Tây.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Niềm tự hào của xứ Mường huyện Ba Vì trong xây dựng nông thôn mới
    Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đợt 1 năm 2024, trong đó có xã Minh Quang (huyện Ba Vì) – địa phương miền núi có tới hơn 40% là đồng bào dân tộc Mường.
  • Tăng cường xây dựng người Ba Đình văn minh, thanh lịch, nghiêm túc, nghĩa tình
    Quận ủy Ba Đình đã tổ chức Hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh chuyên đề năm 2024 về “Phát huy giá trị văn hóa truyền thống”; triển khai Kế hoạch của Ban Thường vụ Quận uỷ về triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”; phát động cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 4.
  • Phát huy vai trò của Phụ nữ Thủ đô trong xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch
    Tiếp tục triển khai hiệu quả 02 bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố là một trong những nội dung trọng tâm được đề cập đến trong Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • Trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc
    Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc khai mạc trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc với hơn 600 hiện vật quý hiếm, với nhiều loại hình và chất liệu phong phú.
  • Hà Nội: Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
    UBND Thành phố Hà Nội vừa có công văn gửi các Sở, ngành, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hà Nội về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Phát huy giá trị di sản, văn hóa trong phát triển du lịch của Thủ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO