Nội dung phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12/2017

Đăng Chung| 30/12/2017 08:36

Chiều 29/12, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 12/2017 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Đây là phiên họp Chính phủ thường kỳ cuối cùng của năm 2017, diễn ra ngay sau Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương về triển khai nhiệm vụ kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2018.

Tại phiên họp, Chính phủ đã nghe Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo tình hình thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Chính phủ và tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh năm 2017; báo cáo tổng hợp đề nghị xây dựng các dự án luật sửa đổi, bổ sung các luật liên quan đến đất đai, xây dựng, nhà ở, môi trường, đầu tư kinh doanh, kiểm tra chuyên ngành và quy hoạch.


Sau khi nghe ý kiến các thành viên Chính phủ, kết luận nội dung này, Thủ tướng nhất trí cho rằng  việc ban hành văn bản quy định chi tiết luật so với trước đã nhanh hơn. Nợ đọng văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ không còn.


Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại như tình trạng xin điều chỉnh chương trình, có nhiều dự án luật, pháp lệnh chưa trình đúng thời gian quy định, gây nhiều khó khăn cho công tác thẩm tra. Tình trạng “bắc nước chờ gạo” đã ít hơn những vẫn diễn ra. Có dự án sau khi Chính phủ thông qua nhưng đại diện các bộ vẫn có ý kiến khác trong quá trình cơ quan của Quốc hội cho ý kiến thảo luận.


“Cái gì Chính phủ đã thông qua rồi thì dứt khoát các bộ không được có ý kiến khác. Đồng chí Thứ trưởng có đi họp các ủy ban của Quốc hội thì có cùng tiếng nói đó”, Thủ tướng lưu ý và nhấn mạnh, xây dựng thể chế, pháp luật là việc khó nên các Bộ trưởng phải trực tiếp quan tâm đến vấn đề này, quan tâm hơn đến Vụ Pháp chế của bộ, chọn người giỏi, am hiểu để làm công tác này. Các Bộ trưởng nên bớt các công việc mang tính sự vụ để quan tâm hơn đến công tác xây dựng thể chế pháp luật.


Các bộ cần chủ động phối hợp với các cơ quan của Quốc hội, kể cả trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện văn bản, nhất là phối hợp chỉnh lý những dự án được Quốc hội cho ý kiến.


Cũng tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo sơ kết tình hình thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020. Theo đó, việc thực hiện các nhiệm vụ của các bộ, ngành đã đạt được nhiều kết quả tích cực: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành kinh tế vĩ mô; cơ cấu lại thị trường tài chính, trọng tâm là các tổ chức tín dụng; phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân. Qua rà soát 60 nhiệm vụ bộ, ngành cần thực hiện trong năm 2017 có  44 nhiệm vụ triển khai và có kết quả rõ ràng (chiếm 73,3%), 14 nhiệm vụ đã triển khai và có kết quả bước đầu (chiếm 23,7%), chỉ có 3 nhiệm vụ đã triển khai nhưng chưa có kết quả (chiếm 3,5%).


Với các địa phương, qua rà soát, năm 2017, tỉ lệ nhiệm vụ đã triển khai và đạt kết quả tốt khoảng 17%, tỉ lệ nhiệm vụ đã triển khai và đạt kết quả bước đầu khoảng 79%, nhiệm vụ đã triển khai nhưng chưa có kết quả khoảng 4%.


Bên cạnh các kết quả đạt được, vẫn tồn tại một số hạn chế như chậm thực hiện một số nhiệm vụ so với kế hoạch đề ra, một số nhiệm vụ đã triển khai nhưng chưa có kết quả rõ ràng. Một số nhiệm vụ các bộ, ngành đã xin lùi tiến độ thực hiện…


Về vấn đề này, Thủ tướng cho rằng từ khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 27/NQ-CP về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội về tái cơ cấu (vào tháng 2/2017) đến nay, mới được hơn 10 tháng nhưng đã đạt một số kết quả đáng ghi nhận. Nhiều bộ, ngành, địa phương khá quyết liệt về tái cơ cấu, góp phần quan trọng vào thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội 2017. Không chỉ về kinh tế, ngay bộ máy của các bộ cũng được tái cơ cấu mạnh.


Tuy nhiên, việc thực hiện nhiều nhiệm vụ còn chậm, kết quả còn chưa rõ rệt, cần làm rõ nguyên nhân chủ quan và khách quan.


Thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục tập trung thực hiện các Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, phải hiểu rõ sự cần thiết, tầm quan trọng của tái cơ cấu “chứ đầu tư tràn lan, chi tiêu, đào tạo tràn lan… rất nguy hiểm”.


Nhất trí với các biện pháp mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất, Thủ tướng nhấn mạnh việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập, tạo điều kiện và môi trường kinh doanh thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, trong đó có khu vực kinh tế tư nhân.


Đổi mới cách thức thực hiện liên kết trong phát triển kinh tế vùng. Tăng cường vai trò tham gia của cơ quan điều phối từ khâu xây dựng quy hoạch, kế hoạch đến giám sát việc triển khai các hoạt động liên kết vùng trên toàn bộ lãnh thổ. Đầu tư công phải thực sự hiệu quả, gắn với khai thác tối đa các nguồn lực ngoài nhà nước, phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực phát triển kinh tế. Đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước với tinh thần công khai, minh bạch, không để thất thoát. Tăng cường kiểm tra đôn đốc, nhân rộng mô hình tốt. Xây dựng và ban hành bộ tiêu chí đánh giá cơ cấu lại nền kinh tế.


Thủ tướng đề nghị Tổ công tác của Thủ tướng kiểm tra một số bộ, ngành, địa phương về thực hiện tái cơ cấu kinh tế trong năm 2018.


Cũng tại phiên họp, Chính phủ đã nghe, thảo luận về dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam, về đề nghị xây dựng các dự án luật: Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi), Luật Công an nhân dân (sửa đổi) và đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015. Bộ trưởng Bộ Công Thương báo cáo xin ý kiến thành viên Chính phủ điều chỉnh một số nội dung dự thảo Nghị định kinh doanh theo phương thức đa cấp./.

(0) Bình luận
  • Khai mạc triển lãm HanoiPrintPack 2025
    HanoiPrintPack 2025 quy tụ hơn 150 gian hàng đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm giới thiệu công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực in ấn và đóng gói, hệ thống tự động hóa và vật liệu mới.
  • Khai mạc triển lãm ENTECH HANOI 2025
    Sáng ngày 25/6, Hội chợ triển lãm quốc tế công nghệ năng lượng-môi trường Hà Nội năm 2025 (ENTECH HANOI 2025) đã được khai mạc.
  • Taste of Queensland: Kết nối tôn vinh mối quan hệ đối tác bền chặt giữa Việt Nam và Queensland
    “Taste of Queensland” do Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư bang Queensland (TIQ) phối hợp với Hiệp hội Thịt và Chăn nuôi Australia (MLA) tổ chức tại Hà Nội đã trở thành điểm nhấn nổi bật trong hành trình thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương giữa Queensland và Việt Nam.
  • Đóng giao diện Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh từ 1-7-2025
    Văn phòng Chính phủ hoàn thành việc nâng cấp chức năng của Cổng Dịch vụ công quốc gia; phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kết nối thông suốt với Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, đáp ứng yêu cầu triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp và đóng giao diện Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh, đưa vào thử nghiệm chính thức trên Cổng Dịch vụ công quốc gia trước ngày 28-6-2025 để bảo đảm vận hành thông suốt từ ngày 1-7-2025.
  • Tôn vinh 125 doanh nghiệp, cá nhân tại Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam năm 2025
    Tối 22/6, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Tự động hóa Việt Nam, Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số tổ chức Lễ biểu dương “Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam – Industrie 4.0 Awards” lần thứ tư, năm 2025.
  • Cầu nối xúc tiến chuyển giao công nghệ, kết nối chuỗi cung ứng và thúc đẩy đầu tư hiệu quả
    Với chuỗi hoạt động chuyên môn thiết thực, Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Việt Nam 2025 – VIET INDUSTRY 2025 khẳng định vai trò là điểm kết nối hiệu quả giữa công nghệ – đầu tư – sản xuất.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động phong trào “Học tập trên các nền tảng số”
    Nhằm thực hiện đồng bộ các chủ trương, đường lối của Đảng và nhiệm vụ của Chính phủ về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành kế hoạch phát động phong trào “Học tập trên các nền tảng số” để trở thành phong trào “học tập số” thường xuyên, phổ cập, nâng cao kiến thức về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo... trong công chức, viên chức, người lao động của ngành.
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Khai mạc triển lãm HanoiPrintPack 2025
    HanoiPrintPack 2025 quy tụ hơn 150 gian hàng đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm giới thiệu công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực in ấn và đóng gói, hệ thống tự động hóa và vật liệu mới.
  • Hà Nội tuyên dương 39 tập thể, cá nhân trong "Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc"
    Sáng 2/7, Ban Chỉ đạo 138 thành phố Hà Nội tổ chức Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ); tuyên dương các điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ năm 2025.
Đừng bỏ lỡ
Nội dung phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12/2017
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO