Những nỗi niềm của nghề dạy trẻ tự kỷ

Diệu Linh| 16/07/2021 09:44

Nghề giáo vốn đã cần nhiều tình thương, sự nhẫn nại, dạy trẻ tự kỷ còn cần nhiều sự nhẫn nại và tình thương hơn thế. Họ đã và đang cố gắng làm những điều dù là bé nhỏ nhất để tạo nên kỳ tích, niềm hạnh phúc và hy vọng cho những đứa trẻ kém may mắn.

Có những “người thầy” rất đặc biệt, bởi họ không bao giờ đứng trên bục giảng, không soạn giáo án và cũng không biết đến những kì nghỉ hè. Đó là nghề giáo viên dạy trẻ tự kỉ, mỗi ngày đến lớp họ đều mang đến cho những học sinh kém may mắn của mình tình yêu thương, lòng nhiệt huyết và sự niềm mong mỏi chưa bao giờ nguôi về một ngày các con cũng giống như bao bạn cùng trang lứa được đến trường, học tập và vui chơi bình thường. Đây là công việc vừa chứa đựng những khó khăn vất vả nhưng niềm vui cũng nhân lên gấp bội khi nhìn thấy những thay đổi tích cực, dù là nhỏ nhất ở các con.

Những thách thức đối với giáo viên không đứng trên bục giảng

Không bảng đen, không phấn trắng, giáo án dạy trẻ tự kỉ là sự nhẫn nại, tình thương giành cho con trẻ và đây thực sự là hành trình đầy gian lao và thử thách.

Khi được hỏi về những nỗi vất vả sự gian truân trong nghề giáo đặc biệt này cô giáo Phạm Thị Ánh (sinh năm 1994, trú tại quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết:“Những bạn nhỏ mắc hội chứng tự kỷ thường không giống nhau và mỗi bạn có một tình trạng riêng. Trong lớp học, việc muốn các con lắng nghe và im lặng đã là một thử thách. Dù đã được hướng dẫn ngồi vào bàn, mắt hướng lên về trước, nhưng chỉ chưa đầy 5 phút là các con đã quay mặt khóc và gào thét. Thậm chí có bạn tự cắn, khóc, tự cào cấu bản thân và đánh cô giáo.”

Nghề dạy học vốn mang những đặc thù, với trẻ tự kỷ người giáo viên lại cần nhiều hơn những nét khác biệt và đặc thù trong giảng dạy.

Nói về công việc của mình, cô giáo Diệu Linh -người đã gắn bó với công việc này gần 4 năm chia sẻ: “Áp lực công việc là không tránh khỏi trong bất cứ ngành nghề nào. Nhưng áp lực của nghề chúng tôi đến từ nhiều phía khác nhau, áp lực không chỉ đến từ trẻ tự kỷ mà còn đến từ bố mẹ các em. Có rất nhiều bố mẹ không chấp nhận sự thật là tự kỉ sẽ theo con suốt đời. Vì thời gian học trên lớp ít, chủ yếu là bé sống cùng gia đình nên nếu bố mẹ thiếu kiến thức về tự kỉ sẽ khiến con chậm tiến bộ và khó hòa nhập hơn. Không ít ông bố bà mẹ bận công việc, bỏ bê con ở nhà một mình. Hay mỗi lần dạy con, nhìn con chậm hiểu, không nói được lại bực bội, la mắng.”

Những nỗi niềm của nghề dạy trẻ tự kỷ

Cho bé chơi, nhưng vẫn phải học, công việc tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được

Khi những người dạy học không đứng trên bục giảng, không có giáo án và cũng chẳng có khái niệm nghỉ hè. Đó là những cô giáo dạy trẻ tự kỉ: Các cô vừa là người dạy dỗ, là người bạn của các bé, đảm nhận vai trò chăm sóc, chia sẻ như mẹ hiền và vừa dạy cho học trò của mình những kỹ năng sống đơn giản nhất mà bất kỳ đứa trẻ bình thường nào cũng cần biết.

Cô Trần Thị Diệu Thúy chia sẻ: “Các cô ở đây chẳng có hè. Vì các bé là rất nhanh quên. Trong khi dạy được cho trẻ những kỹ năng rất đơn giản thôi cũng đã mất rất nhiều thời gian và công sức của cả cô lẫn trò. Ở nơi đây, mỗi tiến bộ tưởng như là điều bình thường với những đứa trẻ khác thì lại là cả một niềm hạnh phúc lớn lao với những cô giáo.”

Niềm hạnh phúc lớn lao

Dạy các em không phải chỉ cần sự kiên nhẫn mà còn cần có lòng yêu thương. Tất nhiên, người làm nghề giáo ai cũng yêu học sinh của mình. Nhưng với các bé tự kỷ, tình yêu đó phải đủ để vượt qua tất cả những mệt nhọc, những khó khăn mỗi ngày, Dù có những lần cô miệt mài giảng giải nhưng các con vẫn không thể nào tập trung, thì những người giáo viên đặc biệt ấy vẫn không ngừng cố gắng.

Hạnh phúc của người giáo viên không phải là những điều lớn lao mà là chính chính những điều đơn giản nhất trong cuộc sống thường nhật.

Cô Trần Thị Thùy Trang - người có 3 năm kinh nghiệm trong nghề không giấu cảm xúc khi tâm sự: “Công việc nhiều áp lực nên nhiều lúc không tránh khỏi mệt mỏi và căng thẳng nhưng mỗi ngày qua đi, nhìn thấy học sinh tiến bộ tôi lại có thêm động lực để gắn bó với nghề.”

Những nỗi niềm của nghề dạy trẻ tự kỷ

Hạnh phúc của những giáo viên dạy trẻ tự kỉ là nhìn thấy trẻ tiến bộ hơn mỗi ngày

Dù mỗi ngày lên lớp, các cô giáo đều phải đối mặt với những vất vả, nhưng khi các bé tiến bộ từng chút một cũng niềm xúc động lớn lao cho những giáo viên đặc biệt này.

Cô giáo Phạm Thị Vi (24 tuổi) sau 2 năm gắn bó với công việc dạy những bạn nhỏ đặc biệt, cô cũng đã nhận lại không ít niềm vui.

“Hạnh phúc với người dạy trẻ tự kỉ chỉ đơn giản như là cuối buổi học, thấy các bé cười hớn hở, biết lấy dép, lấy mũ và balô của mình về mỗi khi bố mẹ tới đón và quay lại vẫy tay "bai bai" chào cô…

Hiện nay, tự kỉ chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng có thể cải thiện sự phát triển của trẻ bằng các liệu pháp can thiệp sớm, phương pháp đúng cách để trẻ có thể phát triển đúng hướng và sớm hòa nhập với cộng đồng.

Trên thực tế đã cho thấy rằng có nhiều vĩ nhân trên thế giới gặp phải chứng bệnh này trong số đó có thể kể đến: Albert Einstein, Thomas Jefferson… Nhưng nhờ phương pháp giảng dạy hợp lí của thầy cô, sự nhẫn nại của của cha mẹ đã khai thác những tiềm năng nội tại của bản thân họ.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Những nỗi niềm của nghề dạy trẻ tự kỷ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO