Những điểm nhấn kiến trúc của Nhà Hát Lớn, Phủ Chủ tịch, ga Hà ng Cử, Trường Đại học Dược, Ngân hà ng Nhà nước... hoặc giản dị hơn, những ngôi biệt thự cổ mà u và ng ẩn dưới bóng hồng lan cổ thụ luôn khiến tôi có được cảm giác của sự bình yên. Sống giữa một đô thị đang phát triển như ở Hà Nội, nhiửu người cảm thấy tự hà o bởi những mảng kiến trúc của những khu phố Pháp được thiết kế theo các nguyên tắc của một thà nh phố vườn còn sót lại. Đó thực sự là những điểm nhấn kiến trúc, là khoảng nghỉ thật sự thú vị.
Phần lớn biệt thự cổ ở Hà Nội là người Pháp thiết kế
Phần lớn những biệt thự cổ hiện nay ở Hà Nội được các kiến trúc sư người Pháp thiết kế và xây đựng từ đầu thế kỷ 20 cho tới khoảng năm 1945. Và dường như ai cũng nhận ra rằng, khu phố Pháp thực sự là tà i sản kiến trúc vô cùng quan trọng của Hà Nội, thậm chí lối kiến trúc độc đáo nà y đã trở thà nh một quử¹ di sản kiến trúc mang ý nghĩa lịch sử, kết hợp hà i hòa với các thà nh phần kiến trúc và cảnh quan đô thị truyửn thống. Tuy nhiên, thời gian chảy trôi, đến giử nhiửu dấu ấn kiến trúc độc đáo ấy đang bị mai một.
Cách đây và i năm, tôi trọ ở khu tập thể 16 Trần Hưng Đạo, trước cửa nhà là biệt thự số 13, bên trong sân có hai cây chuối cảnh được trồng lâu lắm rồi, nên cao vút và phía trên có cái tổ chim to sụ. Đó là tòa nhà có mà u và ng nhạt rất đẹp, tường rà o xây bằng gạch trùm già n hoa giấy và dây leo xanh mướt. Ngôi nhà thâm u, cánh cổng thường khép chặt ấy luôn có một sức hút mãnh liệt với tôi. Có nhiửu buổi sáng, hay những khuya đêm, tôi ngồi lặng yên bên nà y đường nhìn ngắm ngôi biệt thự cổ, gửi gắm một mơ ước xa vời. Một ngà y nọ, thấy diễn viên Trần Lực cùng êkíp quay phim ghi hình. Tôi không rõ là bộ phim gì, nhưng dường như đó cũng là khoảnh khắc cuối cùng tôi thấy ngôi nhà ấy trong không gian sống nguyên sơ, chưa bị xô đẩy bởi nửn kinh tế thị trường. Bây giử mỗi khi có dịp ngang qua đây, tôi lại xao xác những hồi ức mong manh của mình vử ngôi nhà ấy. Giử đây, biệt thự số 13 nà y đã trở thà nh nhà hà ng sang trọng...
Nói tới những biệt thự cũ trong lòng thà nh phố, tôi nhớ, gần đây báo chí đã bà n khá nhiửu quanh việc bán các ngôi biệt thự. Theo một số liệu cách đây chưa lâu, trong số 970 biệt thự đã thống kê chỉ có 42 cái không được phép bán, 131 không hoặc chưa bán, 163 đã bán xong, 588 biệt thự đã bán một phần, 46 biệt thự cho doanh nghiệp thuê. Còn nếu tính theo tỷ lệ phần trăm, thì có tới trên 80% biệt thự cổ đã bị cải tạo, cơi nới là m biến dạng. Một số liệu từ cuộc điửu tra có thể chỉ ra cụ thể hơn: số biệt thự có 1-2 hộ dân chỉ chiếm 5%, có từ 5-10 hộ dân chiếm 50%, còn lại khoảng 40% số biệt thự có từ 10-15 hộ ở, cá biệt có biệt thự có tới 35-40 hộ ở. Chỉ một và i con số như vậy, đủ để những người ưa hoà i niệm cảm thấy chút gì đó giống như nuối tiếc, giống như ngậm ngùi.
Thực ra thì việc bán hay giữ lại những ngôi biệt thự cũ là một câu chuyện dà i và khá phức tạp. Nhưng bằng tất cả tình yêu và cảm xúc của mình với Hà Nội, tôi thấy thật sự tiếc khi đi qua rất nhiửu khu phố cũ phố cổ bây giử không được hút mắt nhìn ngắm những ngôi nhà mà u và ng, mái ngói thâm nâu lấp ló sau bóng hoà ng lan cổ thụ. Đó là những nét cũ mà nếu gìn giữ được, nó mang dáng hồn thu thảo, nó dung chứa những giá trị của một đô thị có bử dà y lịch sử. Và đó chính là báu vật cho con cháu sau nà y. Tất nhiên, việc quản lý hay sửa chữa, hay ai sẽ sống và giữ các ngôi nhà ấy lại là việc không cho phép cảm xúc hay cảm tính. Nó đòi hửi đến một trình độ quản lý cao, và những rà ng buộc mang tính pháp lý. Nhưng việc bán đi những biệt thự ấy cũng đồng nghĩa rồi đây Hà Nội sẽ mất đi nhiửu ngôi nhà cũ, thay và o đó là một lối kiến trúc mới: pha tạp và tự phát. Điửu ấy khiến nhiửu người cảm thấy tiếc nuối.
Nhà hát lớn
Nhưng Hà Nội vẫn còn có những khoảng không đô thị thật sự lý tưởng dà nh cho những người yêu thiên nhiên và hay hoà i niệm, như quảng trường Nhà hát lớn, như trước cửa Nhà thử lớn, hay quảng trường Đông kinh Nghĩa thục... Với riêng tôi, tôi thích ngồi bên mép đường, phía sau vườn hoa Lý Thái Tổ nhìn chiếc xe đạp hay xích lô hoặc mấy chị đội thúng bánh mì chầm chậm đi ngang tòa nhà Ngân hà ng Nhà nước, sát dãy cây chà là bao năm vẫn lao xao như thế. Đó là một khoảng không gian nhiửu khi rất tĩnh lặng và đẹp hiếm hoi còn sót lại giữa đô thị dư thừa sự hối hả, ồn à o như Hà Nội hôm nay.