Những hãng hàng không nào trả lương phi công cao nhất Việt Nam?

pv| 08/06/2018 15:10

Sau sự việc hàng loạt phi công của Vietnam Airlines nộp đơn xin nghỉ việc vì lương thấp so với mặt bằng chung ngành hàng không, thu nhập của ngành nghề này đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

Chia sẻ với báo chí ngày 30/5, lãnh đạo của Vietnam Airlines nói "lương phi công của Vietnam Airlines hiện ở mức 250-300 triệu đồng/tháng. Các anh mà kêu là thấp thì xã hội có nghe các anh không?”.

Phản hồi lại thông tin này, nhiều người trong nhóm phi công có bức xúc cho biết, thu nhập thực tế mà họ nhận về chỉ khoảng một phần ba so với con số chia sẻ của lãnh đạo hãng, dao động ở mức 100-150 triệu đồng/tháng.

Còn theo báo cáo tài chính thường niên của Vietnam Airlines, năm 2017 thu nhập trung bình của phi công tăng 5% so với năm trước, tương đương khoảng 121 triệu đồng/tháng (1,45 tỷ đồng/năm).

Thu nhập phi công Vietjet Air cao gần gấp rưỡi Vietnam Airlines, nhưng vẫn thấp hơn Bamboo Airways

Theo tìm hiểu, mức thu nhập trung bình 1,45 tỷ đồng/năm của phi công Vietnam Airlines đang thấp hơn nhiều so với những người đồng nghiệp tại Vietjet Air.

Cụ thể, báo cáo thường niên 2017 của Vietjet Air cho biết, số lượng phi công tại hãng này đang là 499 người, với thu nhập lên tới 180 triệu đồng/người/tháng, tương đương 2,16 tỷ đồng mỗi năm, cao hơn phi công Vietnam Airlines tới gần 49%.

Con số này được đánh giá là cao vượt trội so với mặt bằng thu nhập của phi công nội địa, tuy nhiên, vẫn chưa “hậu hĩnh” bằng một tân binh vừa gia nhập thị trường là Bamboo Airways.

Đại diện hãng hàng không này cho biết, theo bảng thu nhập đã được phê duyệt, mức lương phi công tại Bamboo Airways sẽ đạt mức trên 200 triệu đồng/người/tháng, tức hơn 2,4 tỷ đồng/năm. Mức thu nhập này cao hơn Vietnam Airlines khoảng 65,5% và cao hơn Vietjet Air 11%.

Những hãng hàng không nào trả lương phi công cao nhất Việt Nam?

Ảnh 1: So sánh thu nhập bình quân của ba hãng hàng không tại Việt Nam

Lương phi công Việt Nam ở mức nào so với thế giới?

Theo khảo sát từ các trang web thống kê lương phi công thế giới, mức lương của phi công từ cấp cơ phó (thu nhập miễn thuế) của các nước trong khu vực Asean dao động từ 2.500 - 9.750 USD/tháng (khoảng 57 - 224 triệu đồng).

Một phi công thương mại tại Indonesia có mức khởi điểm dao động từ 2.500-4.000 USD/tháng không bị tính thuế.

Tại Ấn Độ, phi công của Indigo, hãng hàng không lớn nhất nước này, rơi vào khoảng 7.500 USD một tháng, tương đương khoảng 170 triệu đồng.

Còn tại Singapore, phi công lái các dòng máy bay như Boeing 777 hay Airbus A330 thường có mức lương khởi điểm khoảng 6.800 USD một tháng, khoảng 155 triệu đồng, sẽ tăng dần theo thời gian làm việc.

Như vậy, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, mức lương trung bình của phi công tại Vietnam Airlines không chênh lệch quá xa so với các nước trong khu vực, trong khi thu nhập trung bình của một người Việt Nam hiện thấp hơn 2-20 lần so với người lao động tại các quốc gia nói trên.

Riêng mức chi trả của những hãng như Bamboo Airways và Vietjet Air thậm chí có thể xếp vào mức cao tại Asean, tương đương với những quốc gia trả cao nhất cho phi công như Singapore, với mứclương trung bình từ 6.800 USD – 9.000 USD/tháng (155 triệu – 207 triệu).

Thông tin từ Bamboo Airwayscho biết, để chuẩn bị cho mục tiêu cất cánh vào cuối năm 2018, hãng đã có đợttuyển dụng quy mô từ tháng 4/2018, với nhu cầu lên tới gần 600 vị trí ở nhiều lĩnh vực khác nhau, từ an ninh, kỹ thuật, dịch vụ, khai thác, bảo dưỡng, thương mại, phi công, tiếp viên…Trong đó, nhu cầu cho phi công, bao gồm cơ trưởng và cơ phó, là hơn 90 vị trí.

Ngoài mức lương vượt trội, các phi công và nhân viên của hãng cũng được thực hiện đầy đủ các chính sách về bảo hiểm, được tham gia các chương trình đào tạonghiệp vụ trong và ngoài nước, đặc biệt các vị trí cấp cao sẽ được gửi tới các hãng đào tạo hàng không quốc tế uy tín để nâng cao trình độ, hoàn thiện nghiệp vụ chuyên môn.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” - Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
    Tối 31/3, tại Landmark 81 (TP.HCM) đã diễn ra sự kiện ra mắt bộ phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối'. Bộ phim tái hiện cuộc sống và quá trình chiến đấu của những du kích ở Củ Chi trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • [Podcast] Bánh đúc riêu cua – Món ngon của người Hà Nội xưa
    Hà Nội là nơi lưu giữ những hương vị khó quên với những món ăn không quá cầu kỳ nhưng lại chứa đựng biết bao tinh túy của đất trời, của văn hóa, của con người, được tích tụ và lan tỏa theo chiều dài hơn 1000 năm lịch sử. Và có một món ăn dân dã, bình dị nhưng đã đi cùng bao thế hệ người Hà Nội, nhất là những ai từng lớn lên trong những con phố nhỏ. Một món ăn mà chỉ cần nghe tên thôi cũng đủ gợi lên cả một trời ký ức: Bánh đúc riêu cua.
  • Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ khởi công và xây dựng 43 cụm công nghiệp
    UBND TP Hà Nội ban hành Thông báo số 171/TB-VP ngày 31/3 về kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền tại cuộc họp rà soát quy trình thành lập cụm công nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
Những hãng hàng không nào trả lương phi công cao nhất Việt Nam?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO