Những gia đình kỳ lạ nhất Việt Nam

Hoàng Ngọc/DTO Tổng hợp| 19/10/2017 14:23

Những tưởng lời kể về gia đình 20 năm tuyệt giao với xã hội, người đàn ông được phong danh “vua đẻ” hay gia đình lùn “truyền kiếp”,... chỉ có trong trí tưởng tượng. Nhưng đó đều là những câu chuyện có thật và khiến không ít người phải ngỡ ngàng.

“Vua đẻ” xứ Cao Bằng

Ở bản Tả Bốc, xã Lương Thông, tỉnh Cao Bằng, người ta phong cho anh Trương Văn Ve biệt danh “vua đẻ”, bởi ở cái tuổi 51, anh có đến… 21 người con. Việc đẻ nhiều có thể coi như truyền thống của gia đình anh. Đời ông nội anh Ve có 12 con, bố mẹ anh cũng sinh được 8 người.

Anh Trương Văn Ve. (Ảnh: danviet)
Anh Trương Văn Ve. (Ảnh: danviet)

Khi chưa lập gia đình, nhà anh Ve to nhất xóm Tả Bốc. Nhưng hiện tại, vì có quá nhiều con nên năm nào cũng thiếu cái ăn, phải đem bán cái nọ, đổi cái kia, tằn tiện chắt bóp mới có thể đưa đại gia đình vượt qua cơn đói.

Sau 4 lần người vợ đầu mang thai con gái, năm 1993, anh Ve quyết định lấy thêm vợ nữa. Khi biết đứa con đầu lòng của vợ hai là con trai, anh ngay lập tức mổ lợn ăn mừng. Nhưng chẳng lâu sau, người vợ cả mang bầu đứa con thứ 5 và cũng đẻ ra một bé trai bụ bẫm.

Cũng từ đây, hai người vợ anh Ve “thay phiên” nhau mang bầu rồi lại đẻ. Cứ thế, chẳng mấy chốc anh có tới 21 người con. Trong đó, bà vợ cả đẻ được 10 đứa, còn vợ hai có 11 đứa. Cả 21 đứa trẻ đều được sinh tại nhà do trạm xá ở cách đó quá xa.

Người vợ cả cùng các con của mình. (Ảnh: danviet)
Người vợ cả cùng các con của mình. (Ảnh: danviet)

Cả nhà anh Ve sống bằng nghề trồng ngô, trồng lúa nương. Cái đói, cái nghèo bủa vây quanh năm, có gì ăn nấy. Căn nhà tăm tối thì được chia làm hai khu: khu nữ, khu nam. Lũ trẻ cứ tự ăn, tự ra suối tắm rồi đi ngủ và bảo ban nhau theo “lệnh” của anh chị lớn hơn. Trong đám trẻ, chỉ có 4 đứa được đi học và đứa học cao nhất cũng chỉ đến lớp 9.

4 đời không thoát kiếp lùn

Đến thăm gia đình ông Lưu Qươn, thôn Bà Rén, xã Quế Xuân I, huyện Quế Sơn - Quảng Nam, ai cũng xót xa trước cảnh nghèo khó đến tận cùng của gia đình “lùn nhất Việt Nam”. Ông cho biết, gia đình ông có 8 thành viên, người nào cũng bị chứng lùn, thấp lè tè.

Người cao nhất là bà Phạm Thị Điển (83 tuổi, vợ ông Qươn) chỉ cao được 1,33m. Các con ông là Lưu Quạng (57 tuổi) cao 1,3m, Lưu Trịnh (47 tuổi) cao 1,29m, Lưu Tám (39 tuổi) cao 1,27m, Lưu Mười (37 tuổi) cao 1,25m, Lưu Hai (36 tuổi) cao 1,1m, con gái út là Lưu Thị Hoa (34 tuổi) cao 1,1m. Ông Lưu Qươn (83 tuổi) là người thấp nhất, chỉ cao 1,08m, hai chân lại bị tật bẩm sinh.

Gia đình ông Lưu Quơn. (Ảnh: Internet)
Gia đình ông Lưu Quơn. (Ảnh: Internet)

Ông Quơn cho biết, ước mơ lớn nhất của cuộc đời ông là cải tạo giống nòi. Chính vì vậy, khi đến thế hệ thứ 3, ông Quơn giao mục tiêu cho các con, phải bằng mọi cách lấy được những người cao hơn mình ít nhất… 2 gang tay.

Tuy nhiên, mơ ước đó vẫn cứ mãi xa vời. Những đứa cháu của ông Quơn cũng chỉ cao không quá 1m5, có những đứa đôi chân loèo khoèo sát mặt đất. Chính vì chiều cao hạn chế như vậy nên đồ đạc trong nhà luôn phải cưa bớt đi cho ngắn. Nhiều người trêu gia đình ông giống như những chú lùn trong cổ tích.

Không chỉ có cái lùn, cái nghèo đói, bệnh tật cũng đeo bám gia đình họ từ mấy đời nay. Mọi khoản chi tiêu, thuốc men phụ thuộc vào tiền trợ cấp và vài khoản vặt vãnh kiếm được, lúc có lúc không.

Gia đình tuyệt giao với xã hội gần 20 năm

Cách đây vài tháng, dư luận xôn xao trước thông tin về một gia đình ở xã Thành Vân (huyện Thạch Thành, Thanh Hóa) sống như thời kì đồ đá, không giao lưu với xã hội bên ngoài, không dùng điện, nước và mặc quần áo kì dị,… Đó là gia đình bà Thành - ông Thái.

Bà Nguyễn Thị Dung (Bí thư chi bộ Trạm bảo vệ rừng Thành Vân) – người từng khá thân thiết với gia đình ông Thái – bà Thành cho biết, nhà bà Thành trước kia khá giả nhất vùng. Bà Thành nhanh nhẹn tháo vát, 2 đứa con cũng khôi ngô, xinh đẹp, giỏi giang. Nhưng từ năm 2001, bà Thành bắt đầu thay đổi tâm tính, bán hết bò đi mua bát đĩa, lưỡi cày về đem chôn xuống vườn.

Ngôi nhà lụp xụp nằm giữa khu vườn tăm tối. (Ảnh: danviet)
Ngôi nhà lụp xụp nằm giữa khu vườn tăm tối. (Ảnh: danviet)

Thấy việc làm của bà kì dị nên người trong xóm đến xem rất đông, nhưng các thành viên trong gia đình xua đuổi và cho rào cổng lại. Cán bộ lâm trường đến khuyên nhủ cũng bị các thành viên cầm hung khí xua đuổi. Bà Thành còn tháo dỡ ngôi nhà lớn để làm vật liệu dựng nhiều ngôi nhà nhỏ có hình dáng kì dị khắp vườn. Cứ như vậy, khu vườn nhà bà Thành trở thành nơi “bất khả xâm phạm”, không một ai dám lui tới.

Những người hàng xóm quanh đó thì cho biết, thỉnh thoảng, ông Thái vẫn đi chợ. Trước đây, có thời gian cả nhà ăn chay, ăn đến nỗi bị phù nề khiến người con trai thứ hai mất mạng và được chôn ngay sau nhà.

Con gái ông Thái – bà Thanh với trang phục và lời nói kỳ lạ. (Ảnh: danviet)
Con gái ông Thái – bà Thanh với trang phục và lời nói kỳ lạ. (Ảnh: danviet)

Đoàn lãnh đạo của huyện Thạch Thành đã nhiều lần muốn vào trong tặng quà, cố gắng thuyết phục, giúp đỡ để gia đình trở lại cuộc sống bình thường nhưng không được vào. Thông thường, ông Thái vẫn hay xuất hiện để “đón khách” với lối mặc kỳ dị, đầu đội chiếc nón tự làm che kín nửa mặt, bên trong là mũ kết bằng những sợi nhựa nhìn như binh lính ngày xưa và nói những lời rất khó hiểu.

Kể từ ngày gia đình bà Thành sống kỳ lạ như vậy, hàng trăm lý do được người dân đồn đoán và truyền tai nhau nhưng chưa ai có thể lý giải được chính xác nguyên nhân. Có người nói rằng do mê tín mù quáng, có người nói rằng bà Thành bị bỏ bùa nên mới thành ra ngộ dại.

Thế nhưng, nguyên nhân được người dân ở đây đồn đoán nhiều nhất vẫn là do nguồn nước ở dải đất này. Nguồn nước vốn được bắt nguồn từ Đền Bùi, nhưng vì công trình vệ sinh nhà bà Thành nằm ngay bên cạnh đó, gây ô nhiễm vệ sinh nên đã bị trời “phạt".

Gia đình một ngón

Ông Nguyễn Tiến Thiểu (thôn Hoàng Ly, xã Hoàng Đông, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) mắc một căn bệnh khó hiểu, đó là tay chỉ có một ngón, còn chân thì biến dạng giống chân chim. Không chỉ ông Thiểu mà em trai và 2 người con cũng mắc căn bệnh như vậy. Thế nhưng, vượt qua mọi khó khăn về dị biệt của cơ thể, họ vẫn trở thành những con người tài hoa.

Ngay từ nhỏ, ông Thiểu đã biến khó khăn thành động lực. Ông chăm chỉ hơn các bạn cùng trang lứa và làm được những việc khiến người khác phải ngỡ ngàng. Viết chữ, học hành, đạp xe, đi xe máy… ông đều thành thạo sau những ngày tập luyện đau đớn, trầy da tróc thịt, ngã rồi lại dậy.

Bàn tay chỉ có 1 ngón nhưng ông Thiểu vô cùng tài hoa. (Ảnh: Internet)
Bàn tay chỉ có 1 ngón nhưng ông Thiểu vô cùng tài hoa. (Ảnh: Internet)

Với sự siêng năng hiếu học, ông tốt nghiệp khoa tiếng Trung của Đại học Hà Nội rồi được nhận về dạy học ở trường Nguyễn Huệ (Hà Đông, Hà Nội). Sau một thời gian, ông Thiểu lại thử sức với ngành ngân hàng. Từ một nhân viên ở phòng tín dụng, ông chuyển sang vị trí kế toán rồi sau đó lên đến chức Trưởng phòng tổ chức.

Ông kết hôn với hai người vợ và có 7 người con, nhưng có 1 con trai và 1 con gái bị di truyền chân tay một ngón giống bố. Đã nhiều lần các đoàn cán bộ làm khoa học về gia đình ông để nghiên cứu nhưng vẫn không ai kết luận được đâu là căn nguyên của chứng "một ngón".

Em trai ông Thiểu là ông Nguyễn Văn Tuấn cũng bị di truyền căn bệnh lạ kỳ này. Nhưng ông Tuấn cũng tài hoa không kém anh vì vẽ rất đẹp và có thể tự mình làm được mọi việc như một người bình thường.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) - Một góc nhìn”
    Nhà phê bình văn học Phạm Phú Phong cùng các cộng sự giới thiệu và ra mắt sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) - Một góc nhìn” tại TP Huế.
  • “Chân mây” - những vẻ đẹp dung dị của cuộc sống
    Nguyễn Linh Khiếu, thời gian qua đã khẳng định là một nhà thơ đương đại khác biệt. Ở văn xuôi, với tùy văn, ông cũng đang từng bước khai mở một con đường riêng. Với ba tập tùy văn “Beijing lá phong vàng” (2018), “Hoa khởi trinh” (2024) và “Chân mây” (2024), Nguyễn Linh Khiếu đã hé lộ cảm quan nhân sinh và cả tình yêu cuộc sống.
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • 6 nhiệm vụ phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2025
    Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đã ký ban hành Kế hoạch 320/KH-UBND về thực hiện đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2025. Đề án đặt ra 6 nhiệm vụ phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2025.
  • [Inforgraphic] 5 định hướng trọng tâm về cải cách hành chính
    Kết luận Hội nghị giao ban Ban chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024. Ban chỉ đạo Thành phố Hà Nội đã nhấn mạnh 5 định hướng về cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 thời gian tới.
Đừng bỏ lỡ
Những gia đình kỳ lạ nhất Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO