Những đồ dùng trong nhà có thể gây ung thư mà bạn không ngờ tới

Nguyễn Như/VOV| 26/09/2018 07:29

Không trực tiếp là tác nhân gây bệnh nhưng rèm cửa, bàn đá hay nước tẩy rửa... có thể ẩn chứa các chất gây ung thư.

Những đồ dùng trong nhà có thể gây ung thư mà bạn không ngờ tới
Ghế tựa bằng da: Trong một số đồ nội thất bằng gỗ, một số loại thuốc nhuộm, chất tạo màu dùng trong ngành dệt và sản xuất xi măng đã từng phát hiện Crom IV là một chất gây ung thư. Một nghiên cứu của Đan Mạch phát hiện gần một nửa số giày da và dép nhập khẩu có chứa một số chất gây ung thư. Vậy nên, trước khi mua sắm hàng hóa cần chú ý đến nhãn mác, nguồn gốc.

Những đồ dùng trong nhà có thể gây ung thư mà bạn không ngờ tới
Rèm cửa và thảm: Đây được coi là vật gián tiếp gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Cụ thể, Cadmium là một thành phần gây ung thư có trong khói thuốc lá. Nếu ai đó hút thuốc trong nhà, cadmium và các thành phần khác của khói thuốc có thể lưu lại trên các bề mặt mềm như rèm cửa, thảm. Chúng vẫn có thể tồn tại mặc dù mùi khói thuốc đã hoàn toàn biến mất. Khuyến cáo: Tốt nhất là không nên cho ai hút thuốc trong nhà. (Ảnh KT)

Những đồ dùng trong nhà có thể gây ung thư mà bạn không ngờ tới
Tủ lạnh cũ: Trong những thiết bị điện cũ thường xuất hiện Polychlorinated biphenyl (PCB), chất có thể gây ung thư (theo cancer.org). Trong khi không còn được sản xuất thương mại tại Mỹ, PCB vẫn được sử dụng ở các nước đang phát triển, có tới 70% vẫn còn trong môi trường. Nguồn tiếp xúc trực tiếp chính là PCB, vì vậy bạn cần loại bỏ những thiết bị cũ như tủ lạnh... (Ảnh KT)

Những đồ dùng trong nhà có thể gây ung thư mà bạn không ngờ tới
Các sản phẩm tẩy rửa: Trong nhiều sản phẩm làm sạch, vệ sinh như nước rửa chén, chất làm mềm vải, nước giặt thảm, sơn... phát hiện có chứa formaldehyde là một chất gây ung thư. Ngoài ra, mọi người cũng có thể phơi nhiễm formaldehyde khi hít thở khói từ bếp ga và lò sưởi. Điều quan trọng là lựa chọn sản phẩm vệ sinh an toàn, trong nhà cũng phải đủ thông thoáng. (Ảnh KT)

Những đồ dùng trong nhà có thể gây ung thư mà bạn không ngờ tới
Cốc xốp dùng một lần: Styrene là chất gây ung thư và được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nhựa polystyrene. Loại nhựa này được sử dụng để sản xuất các vật dụng bằng xốp như chén, đĩa, khay bằng xốp, ngoài ra còn có một số loại bao bì. Chất này có thể thấm vào cà phê nóng hoặc súp khi chúng ta dùng ly, chén xốp. Cách để phòng tránh phơi nhiễm styrene là không dùng ly, chén, dĩa xốp để đựng thức ăn nóng và chất lỏng. (Ảnh KT)

Những đồ dùng trong nhà có thể gây ung thư mà bạn không ngờ tới
Bàn đá granite: Trong nhà người dân thường sử dụng những mặt bàn làm từ đá granite. Trong khi đó, khí radon được hình thành trong tự nhiên từ quá trình phân rã phóng xạ của uranium trong đất và đá. Hít phải khí radon sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư phổi, đặc biệt là với người hút thuốc lá, chuyên gia ung thư người Mỹ Ashley Sumrall nói. Mọi người có nguy cơ phơi nhiễm radon khi trong nhà có mặt bàn làm từ đá granite, hoặc sống trong khu vực có nồng độ uranium và radium trong đá cao. Để phòng ngừa, bạn hãy cân nhắc việc đo mức radon trong nhà mình. (Ảnh KT)

Những đồ dùng trong nhà có thể gây ung thư mà bạn không ngờ tới
Quần áo giặt khô: Trong chất đánh bóng giày và chất tẩy rửa gỗ tìm thấy chất perchloroethylene hóa học làm sạch khô là chất gây ung thư có thể tích tụ ở bất cứ nơi nào. Vì vậy, bạn cần mang găng tay khi đánh bóng giày và làm sạch gỗ. Nếu bạn giặt khô quần áo, hãy tìm địa điểm làm sạch khô không sử dụng perchloroethylene. (Ảnh KT)
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Dự án nghệ thuật công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật sẽ khai mạc ngày 3/5
    Dự án nghệ thuật công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật (quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội) trên cơ sở là cây cầu đi bộ bắc ngang qua phố Trần Nhật Duật được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2014. Dưới sự chung tay của các nghệ sĩ, các tác phẩm nghệ thuật sắp đặt trên cầu đi bộ phố Trần Nhật Duật đã biến không gian công cộng thành một không gian nghệ thuật hấp dẫn, đặc sắc.
  • Tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá
    Giá trị VHNT Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh là một bộ phận nền tảng quan trọng, mang ý nghĩa văn hóa, xã hội trong tiến trình phát triển của đất nước. Điều này được thể hiện rõ nét trên các lĩnh lực: văn học, văn nghệ dân gian, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, múa. Nhìn lại chặng đường gần 50 năm kể từ ngày thống nhất đất nước của VHNT 3 thành phố, có thể thấy rõ những thành tựu và cả những mặt hạn chế tồn tại cần phải thay đổi để tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá.
  • Độc đáo “ngõ cổng vòm” giữa lòng Thủ đô
    Thời gian gần đây, ngách 5/1 phố Từ Hoa (Tây Hồ, Hà Nội) trở thành một địa điểm check-in, chụp hình quen thuộc của người dân Thủ đô. Với lối kiến trúc mộc mạc, con ngách đã trở thành một “góc xưa” giữa Thủ đô hiện đại.
  • Thông tin người phụ nữ bán 3 quả dứa 500 nghìn đồng ở phố cổ cho du khách là không chính xác
    Ngày 1/5, Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng.
  • Hà Nội mùa đông lịch sử
    Đêm Hà Nội những ngày tháng 12, không khí lạnh tăng cường, nhiệt độ thấp nhất ở mức 7-8 độ C, tôi trằn trọc trở mình trong chăn đệm êm ấm, rưng rưng lắng nghe những ca từ xúc động trong bài hát “Cảm xúc tháng Mười” vang lên từ ngôi nhà kế bên. Ngoài kia gió rít từng cơn thổn thức, những cảm xúc nghẹn ngào thôi thúc tôi dậy mở máy tính, xem lại những thước phim tư liệu về 60 ngày đêm bảo vệ Thủ đô của Hà Nội năm 1946. Từ hiện tại bình yên, tôi đã được trở về với mùa đông lịch sử của thành Rồng - một mùa đông giá buốt nhưng rực lửa.
Đừng bỏ lỡ
Những đồ dùng trong nhà có thể gây ung thư mà bạn không ngờ tới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO