Những bông hoa đẹp của ngành Giáo dục Thủ đô

HNM| 10/11/2017 13:33

Cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” là nội dung cụ thể hóa việc thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị (Khóa XI) về Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của ngành Giáo dục Thủ đô. Hội nghị tổng kết 10 năm cuộc vận động này diễn ra ngày 8-11, là dịp tôn vinh sứ mệnh cao cả của những thầy giáo, cô giáo hết lòng vì các thế hệ học trò.

Những bông hoa đẹp của ngành Giáo dục Thủ đô
Giờ học chuyên đề “Thanh lịch, văn minh trong giao tiếp” của học sinh Trường THPT Sơn Tây (thị xã Sơn Tây). Ảnh: Thái Hiền

Dự hội nghị có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội: Nguyễn Văn Sửu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố; Nguyễn Thị Tuyến, Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố. Ông Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội đánh giá, qua 10 năm triển khai cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” đã có tác động lớn đến từng nhà giáo Thủ đô trong việc trau dồi trình độ chuyên môn, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, xây dựng lối sống lành mạnh, phong cách mẫu mực. Sự nỗ lực, kiên trì của mỗi nhà giáo đã góp phần làm nên những chuyển biến rõ nét về kết quả giáo dục và đào tạo của toàn ngành, tạo niềm tin vững chắc cho nhân dân.

Từ cuộc vận động, đã xuất hiện nhiều tấm gương nhà giáo tận tụy, hết mình với công việc, luôn không ngừng đổi mới, sáng tạo để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, tạo ra “sản phẩm” là những thế hệ học trò có tri thức, giỏi kỹ năng, có đạo đức, nhân cách tốt. Cô giáo Cao Thanh Nga, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú (quận Đống Đa) là một trong số rất nhiều nhà giáo Thủ đô như thế. Cô Nga chia sẻ: “Chúng tôi nhận thức rõ, nếu mỗi học trò không trở thành một công dân tốt, sống có ích thì việc có kiến thức dù giỏi đến bao nhiêu cũng vô nghĩa. Bởi vậy, bên cạnh triển khai bộ tài liệu “Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh” theo thời lượng quy định, ở mỗi thời điểm, việc giáo dục kỹ năng cho học sinh được thực hiện theo “đơn đặt hàng từ cuộc sống”. Đó là khi tình hình giao thông phức tạp, mà lứa tuổi học sinh THPT đã trực tiếp tham gia giao thông hằng ngày, chúng tôi hiểu sự cấp thiết phải dạy các con chấp hành nghiêm quy định của Luật Giao thông đường bộ; là lúc nhận thấy hầu hết phụ huynh ngày càng bận rộn, việc dạy cách cư xử, nếp sống cho con em còn hạn chế, chúng tôi đã dạy các con học cách sắp xếp đồ dùng, cách giao tiếp chuẩn mực, văn minh...”.

Trong suốt 10 năm qua, hưởng ứng cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, đội ngũ thầy, cô giáo Thủ đô đã không ngừng hoàn thiện về mọi mặt, xứng đáng với sự kính trọng của học sinh, phụ huynh và sự nể phục của đồng nghiệp.

Cô giáo Nguyễn Thị Chín, giáo viên dạy môn giáo dục công dân, Trường THPT Trần Hưng Đạo (quận Hà Đông) là một trong những điển hình vượt qua khó khăn để tự học, sáng tạo và gắn bó với nghề đã chọn. 28 năm gắn bó với nghề, đôi khi, bản thân cô không khỏi ngậm ngùi với thân phận “môn phụ” bởi có không ít học sinh, phụ huynh chưa thực sự quan tâm, đầu tư cho môn học. “Chính thực tế ấy thúc giục tôi nỗ lực sáng tạo, đưa mỗi bài giảng thường được coi là khô cứng gần hơn với cuộc sống. Ngoài ra, nắm bắt được sự phức tạp trong diễn biến tâm lý của học sinh THPT, tôi đã xin thành lập phòng tư vấn học đường để có cơ hội gần gũi với học sinh hơn”. Từ một người gần như không biết về máy tính, cô Chín đã tự học, đến năm học 2016-2017, cô mạnh dạn đăng ký cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử và đoạt giải Nhì cấp thành phố.

“Tôi đang cùng một nhóm học sinh thực hiện đề tài nghiên cứu về “Sự vô cảm học đường, thực trạng và giải pháp”. Tôi muốn cùng học sinh có trải nghiệm thực tế, giúp các em tiếp cận và cảm nhận được suy nghĩ của phụ huynh, của bạn học về những hành động chưa đẹp của lứa tuổi học trò, từ đó tự rút kinh nghiệm cho bản thân mình” - cô Nguyễn Thị Chín chia sẻ...

Đó chỉ là những điển hình đại diện cho hơn 100.000 nhà giáo Thủ đô đang âm thầm, miệt mài gánh vác trọng trách cao cả: Trồng người. Dù ở cương vị nào, đảm nhận công việc gì, họ đều nỗ lực không mệt mỏi, hoàn thiện mình để trở thành những nhà giáo có chuyên môn giỏi, phẩm chất tốt, phong cách mẫu mực. Những điển hình ấy là những "bông hoa đẹp" đã và đang lan tỏa, làm đẹp cho nghề giáo.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Danh họa Nguyễn Tư Nghiêm: Người kết nối giá trị thẩm mỹ truyền thống với đương đại
    Cuộc đời danh họa Nguyễn Tư Nghiêm gắn liền với 3 giai đoạn lịch sử nghệ thuật hiện đại Việt Nam: Từ mỹ thuật Đông Dương rồi mỹ thuật kháng chiến đến thời kỳ đổi mới. Đồng hành với nghệ thuật gần một thế kỷ, Nguyễn Tư Nghiêm đã tạo nên một đỉnh cao mới của nghệ thuật hiện đại Việt Nam. Phóng viên Tạp chí Người Hà Nội đã có cuộc trò chuyện với họa sĩ Đặng Thị Khuê - nguyên Ủy viên Ban thư ký Hội Nghệ sĩ tạo hình Việt Nam thời kỳ đổi mới để hiểu hơn về những cống hiến trong nghệ thuật của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm.
  • Tổ chức cuộc thi trực tuyến tìm hiểu nội dung cuốn sách về xây dựng, phát triển văn hóa của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy cho biết, vừa ban hành kế hoạch tổ chức Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu về nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Nâng cao vị thế, vai trò của văn học nghệ thuật Thủ đô
    Hơn một thiên niên kỷ nay, Thủ đô Hà Nội luôn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Nhất là từ sau ngày giải phóng Thủ đô, vai trò trung tâm ấy càng thể hiện rõ nét hơn. Với số lượng đông đảo, trong đó có không ít tác giả tên tuổi, văn nghệ sĩ Thủ đô đã góp phần làm nên vóc dáng, diện mạo văn học nghệ thuật (VHNT) Thủ đô.
  • Khai mạc Triển lãm VIMEXPO 2024
    Triển lãm Quốc tế lần thứ 5 về Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo Việt Nam – Vimexpo 2024 được chính thức khai mạc vào ngày 17/10/2024 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế ICE, số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Đề xuất chưa áp dụng thuế TTĐB nước giải khát có đường
    Ngày 17/10, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo “Đánh giá tác động kinh tế của dự thảo thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường”.
Đừng bỏ lỡ
  • Hồ Gươm
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hồ Gươm của tác giả Quang Hoài nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024)
  • [Podcast] Nét văn hóa nhìn từ đám cưới xưa và nay ở Hà thành
    Trong văn hóa truyền thống của người Việt nói chung và người Hà Nội nói riêng, lễ cưới là một sự kiện trọng đại, đánh dấu sự khởi đầu cho cuộc sống hôn nhân, gia đình, lưu giữ những giá trị, chuẩn mực văn hóa của dân tộc. Chuyện cưới hỏi từ bao đời nay vẫn luôn được cho là chuyện hệ trong của cả một đời người. Mỗi nơi, mỗi thời đại lại có cách tổ chức khác nhau. Hà Nội hào hoa xưa và nay vốn là đất Kẻ Chợ, hội tụ tinh hoa văn hóa xứ Bắc, đám cưới vì thế cũng có nhiều nét riêng. So với trước đây, lễ cưới ngày nay đã có nhiều thay đổi.
  •  “Tư duy Thủ đô, hành động Hà Nội” phục vụ nhân dân, doanh nghiệp
    Với tính độc lập trong tổ chức, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin (CNTT) và quy trình số hóa, Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố Hà Nội sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ công, tăng cường tính chuyên nghiệp, hiệu quả trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), khẳng định “Tư duy Thủ đô, hành động Hà Nội” phục vụ nhân dân, doanh nghiệp...
  • Học sinh có thể được miễn phí vé tham quan bảo tàng, di tích lịch sử
    Đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 84 của Chính phủ, quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố để lấy ý kiến rộng rãi.
  • Tây Hồ thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng nhằm phát triển kinh tế - xã hội
    Ngày 16/10, HĐND quận Tây Hồ (TP Hà Nội) khóa VI tổ chức kỳ họp thứ 16 - kỳ họp chuyên đề để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
  • Việt Nam lọt top 15 quốc gia du lịch hấp dẫn nhất thế giới năm 2024
    Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler vừa công bố bảng xếp hạng 20 quốc gia tốt nhất thế giới dành cho khách du lịch năm 2024, Việt Nam xếp hạng thứ 15 với đánh giá 89 điểm.
  • Thị xã Sơn Tây: Hệ thống chính trị quyết tâm cao, kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển
    Chiều 16/10, Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Sơn Tây khóa XXI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã tổ chức kỳ họp thứ 20; Sơ kết công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thị xã 9 tháng đầu năm 2024, phương hướng nhiệm vụ 3 tháng cuối năm. Bí thư Thị ủy Sơn Tây Trần Anh Tuấn cho biết, 9 tháng đầu năm 2024, với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, quyết tâm của cả hệ thống chính trị từ Thị xã đến cơ sở, tình hình chính trị, kinh tế - xã hội trên địa bàn ổn định và đạt được những kết quả tích cực, nổi bật.
  • Triển lãm ảnh về khối Đại đoàn kết toàn dân tộc
    Chiều ngày 16/10, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức Lễ Khai mạc triển lãm trưng bày hình ảnh khối Đại đoàn kết toàn dân tộc và kết quả công tác Mặt trận nhiệm kỳ 2019-2024 với chủ đề “Phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc”.
  • Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc 2024: Trao 3 HCV và 6 HCB cho các đơn vị nghệ thuật
    Liên hoan năm nay có sự tham gia của 24 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp trên toàn quốc, mang đến hơn 200 tiết mục ca múa nhạc và nhạc kịch. Đây là cơ hội để các nghệ sĩ cống hiến những màn trình diễn được dàn dựng công phu, kết hợp giữa nghệ thuật truyền thống và hiện đại, góp phần bảo tồn và phát triển nền văn hóa nghệ thuật của Việt Nam.
  • Lan tỏa những tấm gương phụ nữ Thủ đô tiêu biểu vì cộng đồng, xã hội
    Sáng 16/10, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề “Phụ nữ Thủ đô thi đua xây dựng thành phố Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại”.
Những bông hoa đẹp của ngành Giáo dục Thủ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO