Nhóm "Van Hoa" trăn trở về ý tưởng sáng tạo của văn hóa Hà Nội

KTĐT| 03/12/2021 08:28

Trong khuôn khổ Tuần lễ thiết kế Việt Nam với chủ đề “Đánh thức truyền thống” đang diễn ra tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nhóm “Van Hoa” - tập hợp của một nhóm các bạn trẻ cùng chung niềm tin đã gây ấn tượng bằng ý tưởng sáng tạo các sản phẩm văn hoá mang đậm dấu ấn biểu tượng, hoa văn Việt.

Hoạ tiết, biểu tượng trên cổ vậtVừa qua, trong Hội thảo “Thiết kế sáng tạo từ nguồn lực Văn hoá Thủ đô” tại di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Huyền Châu – thành viên của nhóm “Van Hoa” (thành viên Việt Nam dưới 30 tuổi đầu tiên được mời tham dự cuộc họp thường xuyên của diễn đàn kinh tế thế giới tại Thuỵ Sĩ, năm 2014) chia sẻ: “Khi đi đến các nước, em thường có thói quen tự di chuyển, hỏi đường. Mỗi khi được người địa phương giúp đỡ, em sẽ tặng một món quà và nói rằng tôi là người Việt Nam. Từ thói quen này, em thấy rằng các sản phẩm mang đậm nét văn hoá Việt Nam thiết kế ít và không đủ nhẹ, nhỏ để dễ dàng để mang đi. Từ đó, em suy nghĩ là cần làm một sản phẩm như vậy, để khi người nước ngoài chỉ cần nhìn đã thấy hình ảnh Việt Nam, không cần phải ghi dòng chữ made in Viet Nam”.
Với mong muốn đó, Huyền Châu cùng các bạn trẻ trong nhóm đã triển khai nhiều dự án, sáng tạo các sản phẩm lấy cảm hứng từ các họa tiết, biểu tượng mang dậm dấu ấn Việt Nam. Trong đó, dự án nổi bật là bộ hoạ tiết trang trí lấy ý tưởng từ cổ vật tại Hoàng thành Thăng Long.Nhóm đã triển khai dự án bằng cách tổng hợp và phát triển hoạ tiết ứng dụng từ hình hoa sen trên các cổ vật được khai quật tại Hoàng thành Thăng Long để thử nghiệm đưa vào các sản phẩm.Theo đó, các hoạ tiết đầu hoa sen trên gạch vuông lát nền, thời Đại La, thế kỷ thứ VIII; ngói ống lợp bờ dải gắn biểu tượng uyên ương thời Lý, thể kỷ thứ XI-XII; mảnh góc tháp thời Trần, thế kỷ XIII – XIV… đã được các bạn trẻ trong nhóm “Van Hoa” chụp, scan, dựng đồ hoạ cơ bản và sáng tạo để trở thành các sản phẩm thử nghiệm làm quà lưu niệm như: Hộp đựng quà, miếng lót cốc, ốp điện thoại di động.Bên cạnh đó, nhóm “Van Hoa” đã phối hợp với các nghệ nhận để đưa các hoạ tiết từ cổ vật tại Hoàng thành Thăng Long vào giấy dó. Từ đó, các sản phẩm thử nghiệm mang đậm nét văn hoá, truyền thống Việt Nam như sổ, sách, thiệp… đã hình thành.Khó tiếp cận dữ liệu hoa văn, biểu tượng chính thốngTrên thực tế, các sản phẩm thương mại mang hoạ tiết và hoa văn của Việt Nam đã được nhiều DN nước ngoài sử dụng như thương hiệu Marou của Pháp hay cà phê Arabiaca của Brazil. Tuy nhiên, đó chỉ là sản phẩm của DN mang tính thương mại, chưa phải là sản phẩm văn hoá của Việt Nam. Ssau khi hoàn thành bộ hoạ tiết lấy ý tưởng từ cổ vật tại Hoàng thành Thăng Long,Huyền Châu chia sẻ: “Chúng em khi làm bộ hoạ tiết, biểu tượng này xong rất sợ bị các chuyên gia về bảo tồn mắng. Bởi khi tạo ra một sản phẩm có in hoạ tiết, biểu tượng, để được xem là sản phẩm văn hoá thì mọi người phải nhận đó là của Việt Nam. Thực tế, bộ sản phẩm có biểu tượng, họa tiết lấy ý tưởng từ cổ vật ở Hoàng thành Thăng Long khi đưa ra với đám đông không ai nhận ra vì các họa tiết này không được đưa vào giáo dục”.
Vì vậy, tại Hội thảo “Thiết kế sáng tạo từ nguồn lực Văn hoá Thủ đô”, các bạn trẻ trong nhóm “Van Hoa” mong muốn có đơn vị số hoá các bộ hoá tiết, biểu tượng được công nhận mang tính văn hoá. Đồng thời, nhóm đề xuất cần có cơ chế kết hợp các bên với mục tiêu có thể công nhận tính chính danh của các hoạt tiết; khuyến khích các bạn trẻ tham gia vào quá trình sáng tạo thiết kế văn hoá; khuyến khích nhu cầu việc sử dụng trong đại chúng.Ý tưởng của nhóm “Van Hoa” đã được các nhà nghiên cứu về văn hoá đánh giá cao. Bởi, thế hệ trẻ đã năng động trong việc kế thừa, kiến tạo và ứng dụng các yếu tố văn hoá bản địa trong các sản phẩm thực tế để tạo ra các điểm nhấn bản sắc văn hoá, xây dựng những giá trị không thể thay thế đối với mỗi cá nhân và tổ chức của Việt Nam trong quá trình hội nhập và vươn ra thế giới.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Quận Thanh Xuân: Kiên quyết nói “Không” giao xe cho học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông
    Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) Lê Hồng Thắng vừa cho biết, UBND quận mới đây đã ban hành Kế hoạch thực hiện quy định của pháp luật về “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông” trên địa bàn quận.
  • Khởi tranh Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup 2024
    Ngày 21/11, tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra buổi Họp báo và Công bố Vòng chung kết Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup lần thứ 8 năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Nhóm "Van Hoa" trăn trở về ý tưởng sáng tạo của văn hóa Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO