Năm 2008, Kiểm toán Nhà nước đã thực hiện 135 cuộc kiểm toán tại 35 tỉnh thà nh, 20 Bộ, 23 tập đoà n kinh tế và nhiửu tổng công ty và tổ chức tà i chính... Kết quả kiểm tra của 224 đơn vị thà nh viên thuộc 16 tập đoà n tổng công ty, số doanh nghiệp là m ăn thua lỗ chiếm gần 10%.
Một số đơn vị thua lỗ nhiửu trong năm 2006 là Tổng công ty Sông Hồng và Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn, với số tiửn 57,7 tỷ đồng. Tổng công ty lắp máy VN lỗ lũy kế đến tháng 12/2007 là 23,4 tỷ đồng, Tổng công ty xây dựng Sà i Gòn lỗ 90,4 tỷ đồng, tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8 - 93,4 tỷ đồng và Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5 lỗ 102,7 tỷ đồng...
Tổng số nợ của các doanh nghiệp Nhà nước là 181.000 tỷ đồng.
Các tổng công ty khác như Khánh Việt, Địa ốc Sà i Gòn, tuy số lãi theo báo cáo, trên 600 tỷ đồng, nhưng số nợ phải trả hơn 4.600 tỷ đồng, chiếm lần lượt là 40 và hơn 60% tổng nguồn vốn. Như vậy, mặc dù lợi nhuận trước thuế, theo báo cáo của kiểm toán, đạt gần 1.800 tỷ đồng, nhưng số nợ phải trả quá lớn.
Tính đến hết tháng 12/2007, tổng số nợ phải thu của các doanh nghiệp nhà nước được kiểm toán là 32.409 tỷ đồng. Tỷ lệ bình quân phải thu trên tổng tà i sản là 10,8% và trên vốn chủ sở hữu là 29,03%. Và tính đến hết năm, tổng số nợ mà các doanh nghiệp Nhà nước phải trả là trên 181.000 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ nợ phải trả trên tổng nguồn vốn bình quân hơn 60%.
Theo Phó tổng kiểm toán Nhà nước - Lê Minh Khái, các khoản nợ của tập đoà n và tổng công ty Nhà nước trên không đáng lo ngại và vẫn bảo toà n được vốn nhà nước nhử mở rộng sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm. Trong đó, Tập đoà n Điện lực được coi là doanh nghiệp nhà nước hoạt động đa ngà nh với tổng lợi nhuận trước thuế đạt cao nhất với 4.400 tỷ đồng.
Đối với các tổ chức tà i chính, ngân hà ng, trong năm 2008, Kiểm toán Nhà nước đã kiểm toán báo cáo tà i chính tại 162 đơn vị thà nh viên, chi nhánh trực thuộc của 7 tổ chức tà i chính, ngân hà ng, bảo hiểm. Kết quả cho thấy, hoạt động cho vay tại các ngân hà ng thương mại nhà nước vẫn còn vượt nhu cầu vốn của khách hà ng, cho vay không đúng đối tượng, trích lập dự phòng rủi ro không chính xác... Ngoà i ra, việc quản lý và theo dõi công nợ giữa hội sở chính và các chi nhánh còn chưa kịp thời và nhầm lẫn... Nguyên nhân là các ngân hà ng phân loại nợ vẫn mang tính chủ quan, các chi nhánh chỉ căn cứ kế hoạch tà i chính, quử¹ tiửn lương được duyệt để điửu chỉnh nhóm nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.
Một điểm đáng chú ý trong báo cáo kiểm toán năm 2008 là hầu hết các báo cáo tà i chính của các doanh nghiệp, tổ chức tà i chính, ngân hà ng... bị sai lệch, không phản ánh đúng thực tế tà i sản, chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh của các đơn vị nà y.
Sai phạm vẫn tập trung và o những ông lớn như Tập đoà n Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoà n Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng công ty Hà ng hải (Vinalines), Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama), Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sà i Gòn (Sabeco)...