Người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Nhiều thông điệp ý nghĩa từ chung khảo Hội thi “Tuyên truyền viên giỏi về Quy tắc ứng xử nơi công cộng” TP. Hà Nội năm 2023

Ly Ly 19/11/2023 16:56

Sáng ngày 19/11, tại khu vực Sân khấu ngoài trời, phố đi bộ Trịnh Công Sơn (quận Tây Hồ), Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Thành đoàn Hà Nội tổ chức Chung khảo Hội thi “Tuyên truyền viên giỏi tuyên truyền về Quy tắc ứng xử nơi công cộng” TP. Hà Nội năm 2023.

Góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh
Đại biểu tham dự vòng Chung khảo có các đồng chí: Nguyễn Hữu Dũng - Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Nguyễn Sỹ Trương - Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội; Phạm Thị Nguyên Hạnh - Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan TP Hà Nội; Trần Thị Vân Anh - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, Trưởng Ban tổ chức Hội thi.

img_1407.jpeg
Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh phát biểu khai mạc.

Phát biểu khai mạc chung khảo Hội thi, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho biết, Quy tắc ứng xử nơi công cộng được UBND Thành phố ban hành theo Quyết định 1665/QĐ-UBND ngày 10/3/2017. Đối tượng áp dụng của Quy tắc là các tổ chức và cá nhân làm việc, sinh sống, công tác, tham quan, học tập trên địa bàn thành phố Hà Nội. Bộ Quy tắc gồm 4 chương 14 Điều, quy định rõ những việc nên và không nên làm trong ứng xử chung; tại vườn hoa, quảng trường, tượng đài, công viên; tại cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, nơi thờ tự; tại bảo tàng, thư viện, nhà văn hóa; tại trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng, quán ăn; tại nhà ga, bến xe ô tô, bến tàu, sân bay; tại vỉa hè, lòng đường; khi tham gia giao thông và tại khu vui chơi, giải trí, điểm tham quan du lịch.

“Hơn 6 năm qua, việc triển khai, thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng đã được lãnh đạo và nhân dân Thành phố duy trì thành nề nếp, thường xuyên, liên tục và phù hợp với tình hình thực tế của các cơ quan, đơn vị, địa phương; từng bước xây dựng, hình thành những chuẩn mực văn hóa nhằm điều chỉnh lời nói, thái độ, hành vi ứng xử của cá nhân, tổ chức nơi công cộng trên địa bàn thành phố phù hợp với chuẩn mực xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, đồng chí Trần Thị Vân Anh nhấn mạnh.

Trước đó, ngày 29/8/20203, Sở Văn hóa và Thể thao và Thành đoàn Hà Nội đã xây dựng và ban hành Kế hoạch Liên tịch số 586/KH-SVHTT-TĐHN về việc tổ chức hội thi Tuyên truyền viên giỏi trong công tác tuyên truyền, vận động triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng năm 2023.

img_1401.jpeg
Đại biểu tham dự Chung khảo Hội thi.

Chung khảo Hội thi có 10 đội thi đã xuất sắc vượt qua vòng Sơ khảo, đại diện cho các quận, huyện: Long Biên, Hoàng Mai, Tây Hồ, Đông Anh, Mê Linh, Thanh Trì, Ứng Hòa, Thạch Thất, Gia Lâm và Cầu Giấy.

Thành phần Ban Giám khảo vòng Chung khảo có các đồng chí: Hoàng Quốc Việt, Trưởng phòng Văn hóa văn nghệ, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội; Nguyễn Tri Phương, Ủy viên thường trực, Trưởng Ban phong trào, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội; Nguyễn Thị Huệ, Trưởng phòng Dân vận các cơ quan Nhà nước, Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội; Nguyễn Diên Thành, Trưởng phòng Nghiệp vụ 1, Ban Thi đua Khen thưởng TP Hà Nội; Phạm Minh Phúc, Trưởng ban Tuyên giáo Thành đoàn Hà Nội; Lý Thị Thúy Hạnh, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Thành phố, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội.

img_1395.jpeg
Ban Tổ chức tặng hoa cho các đơn vị tham dự Chung khảo.

Nhiều thông điệp ý nghĩa từ Hội thi

Tại vòng Chung khảo, các đội dự thi lần lượt thể hiện tài năng của mình qua 3 phần thi: Phần chào hỏi, thuyết trình và kỹ năng ứng xử.
Với sự chuẩn bị nghiêm túc và phần thể hiện ấn tượng của tất cả các đội tham dự chứng tỏ sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo, sự đồng tình hưởng ứng tích cực của mọi tầng lớp nhân dân tại mỗi địa phương trên địa bàn Thủ đô trong việc triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử của Thành phố. Quy tắc ứng xử sẽ trở thành hành trang, kim chỉ nam điều chỉnh hành vi, lời nói, ứng xử thanh lịch văn minh của mọi người dân nói chung và tuổi trẻ Thủ đô nói riêng.

Ở phần chào hỏi, thông qua các hình thức sân khấu hóa: thơ, ca, hò, vè,… các đội đều đã giới thiệu khái quát về các thành viên của đội thi, sơ lược đặc điểm của địa phương, đơn vị; kết quả triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng; các hình thức tuyên truyền của đơn vị về vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong xây dựng “Người Hà Nội - Hào hoa - Thanh lịch - Nghĩa tình - Văn minh”.

img_1463.jpeg
Ban tổ chức trao giải Nhất cho đội thi của huyện Thanh Oai

Phần thuyết trình, ở mỗi khía cạnh khác nhau, song mỗi đội đã thuyết trình nhằm nêu bật về vai trò, trách nhiệm lớn lao, xung kích của thanh niên trong tuyên truyền xây dựng “Người Hà Nội - Hào hoa - Thanh lịch - Nghĩa tình - Văn minh” gắn với việc thực hiện 02 Quy tắc ứng xử trên địa bàn Thành phố.

Các đội quận Long Biên, Hoàng Mai, huyện Thạch Thất thể hiện trách nhiệm gương mẫu, đi đầu của thanh niên trong tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, nói lời hay, làm việc tốt, văn minh, lịch sự.

Thông qua Hội thi, các đơn vị được trao đổi, chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm bổ ích; nhiều mô hình sáng tạo, cách làm hay, nhiều gương cá nhân/tập thể điển hình tiêu biểu từ thực tiễn thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố tại mỗi địa phương như mô hình: chợ văn minh, trường học thân thiện.

img_1460.jpeg
Ban Tổ chức trao giải Nhì cho đội thi của quận Long Biên và huyện Ứng Hoà

Đại diện đội thi đến từ huyện Thành Oai chia sẻ, Hội thi đã thực sự tạo ra một sân chơi bổ ích, thiết thực để các quận, huyện, thị xã giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm tuyên truyền Quy tắc ứng xử, đặc biệt là các mô hình đã, đang tổ chức thực hiện có hiệu quả tại địa phương. Hội thi là kênh tuyên truyền hiệu quả Quy tắc ứng xử nơi công cộng của Thành phố. Huyện Thành Oai đến với Hội thi với vai trò của một thí sinh mà còn với trách nhiệm của một tuyên tuyền viên về Quy tắc ứng xử nơi công cộng.

Hội thi Tuyên truyền viên giỏi trong công tác tuyên truyền, vận động triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng năm 2023 là một trong những hoạt động thiết thực, nhằm đa dạng các hình thức tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố, góp phần đưa Quy tắc trở thành nét đẹp trong đời sống của cán bộ và nhân dân Thủ đô, hình thành những chuẩn mực văn hóa, xây dựng Thành phố văn hiến, văn minh, hiện đại./.

Kết thúc vòng Chung khảo Hội thi BTC đã trao 01 giải Nhất, 02 giải Nhì và 07 giải Ba cho các đơn vị. Ngoài ra 10 đơn vị tham dự được BTC và Nhà tài trợ trao tặng mỗi đội 1 chiếc Tivi.

Một số hình ảnh được phóng viên Tạp chí Người Hà Nội ghi nhận tại vòng Chung khảo:

img_1405.jpeg
Phần thi của đội quận Long Biên
img_1431.jpeg
Phần dự thi của đội huyện Gia Lâm
img_1416.jpeg
Phần thi thuyết trình của đội quận Hoàng Mai
img_1420.jpeg
Phần dự thi của đội quận Tây Hồ
img_1457(1).jpeg
Ban Tổ chức trao giải 7 giải Ba cho các đơn vị tham dự vòng Chung khảo.
beauty_1700385391316.jpeg
Ban Tổ chức trao tặng cho 10 đội tham dự vòng Chung khảo mỗi đội một chiếc Tivi.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Xây dựng chuẩn mực văn hoá, con người Hà Nội mang tính đại diện vị thế Thủ đô trong thời kỷ nguyên mới
    “Với vị thế Thủ đô ngàn năm văn hiến, Hà Nội không chỉ là nơi hội tụ tinh hoa dân tộc mà còn là biểu tượng đại diện cho bản sắc, hình ảnh và sức mạnh mềm của quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, xây dựng và phát huy hình ảnh con người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, thân thiện, văn minh, hòa bình và sáng tạo đã luôn được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và toàn bộ hệ thống chính trị Thành phố”, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho biết.
  • Hội nghị tổng kết các nhiệm vụ của Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội thực hiện Chương trình số 06
    Những năm qua, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã triển khai thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy (Chương trình số 06) và Kế hoạch 176/KH-UBND ngày 30/7/2021 của UBND Thành phố về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025" quyết liệt, hiệu quả, với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù của Thành phố được ban hành, có tác động tích cực đến đời sống nhân dân, được người dân đồng tình, hưởng ứng.
  • Nhân rộng và lan toả những mô hình di tích kiểu mẫu trong giai đoạn mới
    Việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, xây dựng nếp sống văn minh tại di tích, nơi thờ tự, trong đó có hoạt động xây dựng mô hình “Di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn” trên địa bàn Thủ đô nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, góp phần xây dựng hệ giá trị văn hoá Thủ đô, người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Tăng cường trao đổi, kết nối về văn hoá giữa Hà Nội và Thái Nguyên
    Sáng 28/11, Đoàn khảo sát, trao đổi kinh nghiệm trong đẩy mạnh các giải pháp thực hiện, tuyên truyền triển khai về các hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới tiếp tục có buổi làm việc hiệu quả tại tỉnh Thái Nguyên.
  • Xây dựng hệ giá trị văn hóa Thủ đô trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    “Chương trình khảo sát trao đổi kinh nghiệm trong việc triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới giữa các địa phương nhằm tăng cường hiệu quả triển khai thực tiễn, đồng thời bổ sung và hoàn thiện tiến tới xây dựng khung hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam nói chung cũng như hệ giá trị văn hóa đặc thù riêng của Thủ đô phù hợp trong kỷ nguyên vươn mình củ
  • Góp phần xây dựng TP Hà Nội tiêu biểu về lối sống và phong cách ứng xử.
    Sáng ngày 26/11, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) tổ chức chương trình khảo sát, trao đổi kinh nghiệm tại thành phố Hải Phòng. Đây là hoạt động nhằm triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới; Tăng cường thực hiện nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • Hội Điện ảnh Hà Nội: Nhiều hoạt động ghi dấn ấn trong năm 2024
    Sáng ngày 11/12, Hội Điện ảnh Hà Nội đã tổ chức Lễ tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025.
  • Vinmec tiên phong mang công nghệ tiêu chuẩn quốc tế vào điều trị bệnh mề đay
    Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City (Hà Nội) là đơn vị đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ UCARE, khẳng định năng lực chuyên môn vượt trội trong chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh mề đay (mày đay) theo tiêu chuẩn quốc tế GA2LEN.
Đừng bỏ lỡ
Nhiều thông điệp ý nghĩa từ chung khảo Hội thi “Tuyên truyền viên giỏi về Quy tắc ứng xử nơi công cộng” TP. Hà Nội năm 2023
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO