Sự kiện & Bình luận

Nhiều hoạt động ý nghĩa gắn kết kiều bào với quê hương

Thu Trang 09:04 25/03/2025

Năm 2025 là năm đặc biệt với nhiều ngày lễ lớn của đất nước như: 50 năm Ngày thống nhất đất nước, 80 năm Ngày Quốc khánh, 95 năm Ngày thành lập Đảng...

9cc4f0151519a547fc08-1742811931239.jpg
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Mạnh Đông thông tin về các hoạt động tiêu biểu của kiều bào trong năm 2025.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao Nguyễn Mạnh Đông đã thông tin một số hoạt động dành cho kiều bào trong quý II/2025.

Thông tin về chương trình Đoàn kiều bào tham dự Giỗ tổ Hùng Vương, ông Nguyễn Mạnh Đông cho biết, Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 Âm lịch) là một trong những ngày Quốc lễ của Việt Nam, thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.

Việc tổ chức Đoàn kiều bào dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 vừa thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, vừa góp phần triển khai chủ trương, chính sách mà Đảng và Nhà nước đề ra cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới.

Đây cũng là hoạt động tăng cường sự gắn kết giữa kiều bào ở nước ngoài với quê hương, đất nước, phát huy truyền thống hướng về cội nguồn và tri ân công đức của Tổ tiên; qua đó, góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp trong cộng đồng người Việt ở khắp nơi trên thế giới, tăng cường và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.

Dự kiến, chương trình diễn ra vào ngày 3-4/4 (tức ngày 6-7/3 Âm lịch, thay vì tổ chức một ngày như các năm trước), gồm các hoạt động chính như: Dâng hương, làm lễ báo công tại Đền Hùng, gặp gỡ lãnh đạo Tỉnh Phú Thọ; thăm và làm việc với UBND tỉnh Tuyên Quang, thăm khu di tích lịch sử Tân Trào, trao quà từ thiện. Và đặc biệt tại Tuyên Quang, Đoàn kiều bào sẽ có buổi giao lưu gặp gỡ với các gia đình kiều bào hồi hương sinh sống tại đây.

Trong tháng 4/2025, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với Quân chủng Hải quân tổ chức chương trình "Đoàn kiều bào thăm quân, dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1” cho khoảng 100 kiều bào.

Các hoạt động chính trong hoạt động lần này dự kiến gồm: Thăm, tặng quà quân, dân huyện đảo Trường Sa; dự lễ tưởng niệm anh linh các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc, tổ chức các chương trình giao lưu nghệ thuật với cán bộ, chiến sỹ và nhân dân đang sinh sống và làm việc tại Trường Sa; sau đó sẽ tham dự Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Các hoạt động thể hiện tinh thần đại đoàn kết dân tộc giữa đồng bào trong và ngoài nước, giữa nhân dân và chiến sỹ trên huyện đảo Trường Sa và tại các nhà giàn, làm sâu sắc thêm mối quan hệ quân, dân trong thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước, nhất là trong bối cảnh kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.

Đây cũng là dịp thể hiện vai trò và đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; khơi dậy và tăng cường ý thức bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, biển đảo Việt Nam, tuyên truyền về đường lối bảo vệ Tổ quốc, đối ngoại hòa bình, hữu nghị của Đảng và Nhà nước ta; khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại các khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Đặc biệt, nhân kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với UBND Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban người Việt Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức một số hoạt động giao lưu và tham quan cho kiều bào tại Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi, Đền tưởng niệm Bến Dược và các công trình văn hóa, biểu tượng của Thành phố Hồ Chí Minh. Riêng tại lễ kỷ niệm chính thức ngày 30/4, khối 120 đại biểu kiều bào sẽ tham gia diễu hành, cùng với khoảng 200 kiều bào khác tham dự sự kiện từ trên khán đài./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Sáng tỏ diện mạo văn học nghệ thuật Thủ đô sau ngày đất nước thống nhất
    Sáng ngày 16/4/2025, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội đã tổ chức hội thảo với chủ đề "Văn học, nghệ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày đất nước thống nhất" nhằm đánh giá những thành tựu, hạn chế; đồng thời đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thiết thực để xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật Thủ đô trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hội thảo quy tụ đông đảo các các nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ của 9 hội chuyên ngành với nhiều tham luận và ý kiến quý báu.
  • Chắp cánh cho hình ảnh “Hà Nội là nơi đáng đến và lưu lại” vươn cao, bay xa
    Nhiều năm qua, Hà Nội đã xây dựng hình ảnh “là nơi đáng đến và lưu lại” trong suy nghĩ, cách nhìn của du khách trong nước và quốc tế. Góp phần hiện thực hóa nhiệm vụ này, UBND Thành phố Hà Nội vừa xây dựng và đang lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Nghị quyết khu phát triển thương mại và văn hóa. Qua đây để Thủ đô bảo tồn các giá trị văn hóa, mở ra những không gian mới cho phát triển văn hóa, du lịch tiến tới kỷ nguyên vươn mình.
  • "Gia đình, bạn bè và đất nước" - Hồi ký sinh động về cuộc đời bà Nguyễn Thị Bình
    Nhằm tái hiện chân thực cuộc đời của bà Nguyễn Thị Bình - một nhân chứng lịch sử đã trực tiếp tham gia và chứng kiến những biến cố, thăng trầm của dân tộc trong thế kỷ XX - từ thời thơ ấu, quá trình tham gia hoạt động cách mạng đến những dấu mốc quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, và cả những năm tháng sau khi nghỉ hưu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã xuất bản lần thứ hai cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước”.
  • Xây dựng "Trường học hạnh phúc" gắn với các hoạt động thực tế của ngành giáo dục Thủ đô
    Hàng trăm học sinh cùng các giáo viên tại các trường THPT trên toàn thành phố Hà Nội hào hứng cổ vũ cho các tác phẩm thể loại hòa tấu và đệm hát do các em học sinh thuộc các ban/nhóm nhạc thể hiện tại trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam; qua đó cho thấy hiệu quả của Liên hoan các ban nhạc, nhóm nhạc học sinh trung học phổ thông thành phố Hà Nội lần thứ II năm 2025 do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức đã có sức thu hút và lan tỏa rộng rãi, góp phần xây dựng trường học hạnh phúc mà ở đó tình cảm giữa thầy và trò, giữa các em học sinh với nhau thực sự gắn kết và gần gũi.
  • 200 tài liệu quý lần đầu hé lộ về lịch sử hải cảng Đông Dương
    Triển lãm trực tuyến "Hải cảng xưa: Từ Đông Dương ra thế giới" giới thiệu khoảng 200 tài liệu, hình ảnh đặc sắc về quá trình quy hoạch cảng biển, hải đăng cũng như hoạt động vận tải đường biển ở Đông Dương cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố.
Đừng bỏ lỡ
Nhiều hoạt động ý nghĩa gắn kết kiều bào với quê hương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO