Nhà văn Nguyên Hồng: Từng trang chữ là trọn vẹn trái tim và linh hồn trao gửi

Vân Hạ/NHNCT| 11/07/2019 14:47

Mới đây, NXB Kim Đồng cho ra mắt ấn bản mới của tập truyện Dưới chân Cầu Mây - một trong những tập truyện đầu tiên dành cho thiếu nhi của tủ sách Kim Đồng khi mới thành lập. Tác giả của Dưới chân Cầu Mây là nhà văn Nguyên Hồng (1918 - 1982). Từ dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà văn Nguyên Hồng cuối năm 2018 đến nay, liên tục nhiều tác phẩm của nhà văn đã được xuất bản và tái bản như Một tuổi thơ văn, Những ngày thơ ấu, Dưới chân Cầu Mây, Nhật ký Nguyên Hồng.

Nhà văn Nguyên Hồng: Từng trang chữ là trọn vẹn trái tim và linh hồn trao gửi

Ấn bản mới Dưới chân Cầu Mây bao gồm 3 câu chuyện đặc sắc: Cháu gái người mãi võ họ Hoa đầy xót thương về cuộc đời đầy thăng trầm của cô bé Tiểu Hoa từ lúc theo cha mãi võ bên bờ sông Tam Bạc đến khi chiến tranh xảy ra. Dưới chân Cầu Mây là câu chuyện cảm động về anh thương binh bị giặc Pháp bắt và tra tấn dã man nhưng đã tìm cách trốn thoát khỏi nhà tù.

Trong khoảng thời gian chờ liên lạc với đơn vị, ở phố Cầu Mây, anh không phút nào ngồi yên mà đã dạy bình dân học vụ, hướng dẫn bà con đào hầm tránh đạn, dìu dắt các em thiếu nhi khối phố tăng gia sản xuất, hoạt động văn thể... Đôi chim tan lạc là tác phẩm lần đầu tiên được ra mắt công chúng. Đây là một trong những truyện miêu tả về thiên nhiên và thế giới loài vật hay nhất của nhà văn, được nhà văn viết vào khoảng thời gian năm 1967 - 1970.

Nhà văn Nguyên Hồng xưa nay vẫn được gọi “đính kèm” với nhiều cái tên như “nhà văn của những người cùng khổ”, “nhà văn viết cho phụ nữ và trẻ em”. Là bởi, ông dành tình cảm sâu sắc cho những người ở tầng lớp lao động nghèo, thân phận phụ nữ và đặc biệt là số phận của rất nhiều trẻ em trước Cách mạng Tháng Tám.

Có thể tìm thấy những đứa trẻ đói rách, nghèo khổ, bất hạnh, không có tuổi thơ, phải làm đủ mọi nghề để tồn tại mà vẫn thường xuyên bị đọa đầy trong rất nhiều câu chuyện của nhà văn như Những mầm non, Hai nhà nghề, Giọt máu, Đi, Hơi thở tàn, Tết của tù đàn bà… Không được xã hội bảo vệ, phải chịu nhiều cay đắng bất công, những đứa trẻ ấy vẫn vượt qua những gian lao của tuổi thơ mà lớn lên nhưng không lúc nào không cháy lên khao khát được sống, hy vọng được hạnh phúc một cách chân thành và hướng thiện.

“Sáng tác! Thật là rứt thịt mình ra” - có lẽ Nguyên Hồng viết về số phận những đứa trẻ thiếu tình yêu thương của một gia đình không vẹn toàn như là ông viết về chính tuổi thơ cam chịu, khốn khó của mình. Những ngày tháng gian nan ấy, tuổi thơ lớn lên trong gia đình không êm ấm ấy, nhà văn cũng đã bộc bạch trong tự truyện đặc sắc Những ngày thơ ấu mà các thế hệ học sinh Việt Nam sau này đều biết đến qua đoạn trích Trong lòng mẹ đầy xúc động được giới thiệu trong sách giáo khoa.

Sau này, nhà văn tiếp tục viết về cuộc đời của mình qua nhiều trang hồi ký khác như Bước đường viết văn của tôi, Những nhân vật ấy đã sống với tôi, Một tuổi thơ văn. Cách đây không lâu, những trang nhật ký của nhà văn cũng lần đầu tiên được gia đình công bố. Những trang nhật ký của ông được viết từ 1941 - 1982 đã không chỉ cho bạn đọc được biết về cuộc sống của nhà văn mà còn như được thấy cả một giai đoạn lịch sử, đặc biệt là về đời sống văn nghệ của đất nước trong suốt hơn nửa đầu thế kỷ XX. Nhật ký Nguyên Hồng ngay khi vừa ra mắt đã nhận được sự đón nhận nồng nhiệt của bạn đọc.

Nhà văn Nguyên Hồng nổi tiếng là người viết được ở nhiều thể loại. Khởi đầu là truyện ngắn Linh hồn ông viết năm 17 tuổi, như con gái của nhà văn đã viết trong lời đầu của cuốn Nhật ký Nguyên Hồng: “Tác phẩm đầu tay của cha tôi đã ra đời như thế đấy!... Một chàng trai mười bảy tuổi, nghèo đói đến lằn ranh của sự sống và cái chết, đã viết như ngày mai sẽ chết, để dâng tặng cho cuộc đời, cho tất cả những kiếp người đói khổ và cùng cực “những rung động cực điểm” của trái tim mình”. Sống và viết như thể ngày mai không còn, sau này, nhà văn Nguyên Hồng tiếp tục có các truyện ngắn và vừa như Bảy Hựu, Hai dòng sữa, Miếng bánh, Giọt máu, Đêm giải phóng, Giữ thóc...

Song, những tác phẩm làm nên tên tuổi của nhà văn phải kể đến dòng tiểu thuyết với Bỉ vỏ, Cửa biển, Núi rừng Yên Thế, Khi đứa con ra đời, Sóng gầm… Luôn cảm thấy mình chung số kiếp với những người nghèo khổ cùng kiệt đang sống cuộc đời lầm than khó khăn và tủi nhục nhưng vẫn một lòng tin yêu cuộc sống, lạc quan một ngày mai đây những nỗi áp bức bất công, những sự tàn bạo độc ác sẽ được vạch ra và trừ bỏ đến tận ngọn nguồn... là động lực để Nguyên Hồng lần lượt hoàn thành từng con chữ, từng trang viết như “những dòng máu không chết nặng trĩu đầu ngòi bút”.

Ông viết để gửi tặng những số phận ấy, mong muốn họ làm chứng cho sự sống của ông, việc làm của ông, nhận lấy từng trang chữ là trọn vẹn trái tim và linh hồn mà ông trao gửi. Đó cũng là một trong những nhân cách sống cao đẹp của Nguyên Hồng mà bạn văn đương thời và hậu thế luôn nhắc đến. Năm 1996, nhà văn Nguyên Hồng đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt 1).

(0) Bình luận
  • Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An cùng các đơn vị có liên quan tổ chức Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.
  • Trao 80 di ảnh phục dựng chân dung Anh hùng liệt sĩ tại tỉnh Ninh Bình
    Trong không khí trang nghiêm và xúc động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2025); vừa qua, Hội Cựu Công an Nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình, phối hợp với “Trái tim người lính Việt Nam,” đã tổ chức Lễ trao Di ảnh Anh hùng - Liệt sĩ CAND và Anh hùng – Liệt sĩ có thân nhân là Công an tỉnh Ninh Bình, như một hành động thiết thực thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc.
  • Trưng bày “Gan vàng dạ sắt”: Thế hệ trẻ thêm vững bước trên con đường bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
    Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò (TP. Hà Nội) tổ chức trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt”. Đây là sự kiện không chỉ gợi nhắc ký ức hào hùng mà còn lan tỏa niềm tự hào, khơi dậy tinh thần yêu nước cho thế hệ hôm nay.
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” - Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
    Tối 31/3, tại Landmark 81 (TP.HCM) đã diễn ra sự kiện ra mắt bộ phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối'. Bộ phim tái hiện cuộc sống và quá trình chiến đấu của những du kích ở Củ Chi trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • [Podcast] Bánh đúc riêu cua – Món ngon của người Hà Nội xưa
    Hà Nội là nơi lưu giữ những hương vị khó quên với những món ăn không quá cầu kỳ nhưng lại chứa đựng biết bao tinh túy của đất trời, của văn hóa, của con người, được tích tụ và lan tỏa theo chiều dài hơn 1000 năm lịch sử. Và có một món ăn dân dã, bình dị nhưng đã đi cùng bao thế hệ người Hà Nội, nhất là những ai từng lớn lên trong những con phố nhỏ. Một món ăn mà chỉ cần nghe tên thôi cũng đủ gợi lên cả một trời ký ức: Bánh đúc riêu cua.
  • Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ khởi công và xây dựng 43 cụm công nghiệp
    UBND TP Hà Nội ban hành Thông báo số 171/TB-VP ngày 31/3 về kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền tại cuộc họp rà soát quy trình thành lập cụm công nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
Nhà văn Nguyên Hồng: Từng trang chữ là trọn vẹn trái tim và linh hồn trao gửi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO