Nhà báo Xuân Thủy bên dòng Nhuệ Giang

Văn Hậu| 21/06/2019 09:22

Xóm Đơi thuộc thôn Hòe Thị, xã Xuân Phương, nay thuộc phường Phương Canh, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội nằm bên dòng Nhuệ Giang. Bác Nguyễn Trọng Phương em con chú ruột của đồng chí Xuân Thủy hồi còn sống kể năm 1946, giặc Pháp định đốt ngôi nhà này của đồng chí Xuân Thủy. Bác Năm Quắt nhận nhà này là nhà của bác, nên chúng không đốt nữa. Biết vậy, đồng chí Xuân Thủy bảo em gái từ Việt Bắc về bán rẻ cho bác, vì bác Quắt chưa có nhà ở riêng. Căn nhà xây kiểu cổ, tường gạch vồ, mái ngói ta, cột nhiều, hiên rộng, cửa sổ cũng là cửa ra vào lắp bằng những tấm gỗ. Căn nhà giữ nguyên từ hồi 1930 tới nay, có năm đồng chí Xuân Thủy về giỗ tổ. Bác trưởng họ nói có ý nhượng lại thì đồng chí nói: “Chúng tôi đã được Nhà nước cấp nhà, gia đình ta cứ tiếp tục sinh sống…”

Nhà báo Xuân Thủy bên dòng Nhuệ Giang
Nhà báo Xuân Thủy (người quàng khăn ngồi giữa) và đồng nghiệp khi làm báo Cứu Quốc tại Chiến khu Việt Bắc - Ảnh tư liệu
Đứng ở đây, tôi bồi hồi nhớ lại. Chính dưới hiên này, đồng chí cùng nhiều bạn bè ở Mỗ, La, Canh, Cót được cụ đồ cũng là người cha giảng cho nghe văn thơ, Đông Kinh Nghĩa Thục. Tại nhà này, đồng chí được học cách chữa bệnh bằng thuốc Nam, thuốc Bắc. Có lần cụ bực cậu vì kho thuốc cứ vơi dần mà tiền mua để cắt thuốc cho người bệnh thiếu. Hay là rượu chè, cờ bạc với bạn bè??? Hóa ra cậu thương người nghèo chữa bệnh không lấy tiền. Ông cụ biết ra không mắng cậu nữa.

Hồi vỡ đê Đông Lao Hà Đông tháng 8/1945, ông cụ thân sinh mất, người làng báo tin cho cậu Thủy ở chợ Nhổn. Đồng chí gạt nước mắt bảo không về được vì còn bận chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám. Dân làng bơi thuyền cho áo quan lên đê để đi chôn cất. Chiều tối hôm sau, trẻ chăn trâu nói lại gặp đồng chí Nhâm (bí danh Xuân Thủy) cùng một vài cán bộ Việt Minh về thắp hương khấn khứa rồi bí mật ra đi.

Tình yêu nước thương nhà ấy cháy lên khi nhà báo Xuân Thủy viết trên báo Cứu Quốc số 31 (ngày 24/8/1945) lần đầu tiên ra mắt đồng bào Hà Nội. Cuối năm 1944, đồng chí Xuân Thủy ở tù Sơn La ra, vừa chữa bệnh tại nhà vừa dịch cuốn “Du kích chiến tranh” tiếng Hán ra tiếng Việt. Bác Sao Đỏ (tức cố Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng) cùng đồng chí từng ở nhà anh Dung (Thượng Cát), anh Tung làng Chèm nay thuộc phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm. Sau đó được đồng chí Bạch Thành Phong dẫn qua bến đò Xù, nay thuộc phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, vượt sông Hồng lên chiến khu Việt Bắc để cùng đồng chí Trường Chinh (Đặng Xuân Thu) ra tờ báo Cờ Giải Phóng, Cứu Quốc hải ngoại.

Gia đình hồi ấy cùng đồng chí Xuân Thủy ăn cơm trộn ngô, nhặt cỏ ở bãi trồng dâu tằm, tán chuyện, kể tiếu lâm, đồng chí Xuân Thủy đã chép bài thơ vào tháng 8/1944 trong sổ tay của cụ Tùng. Sau này dịp tháng 8/1993 khi về thăm gia đình, tôi chép lại trong cuốn sổ ố vàng, nét mực tím nắn nót có chữ ký của Xuân Thủy. Xin được ghi lại một đoạn trong bài thơ mà tôi đã chép:

Ngày nay tôi tạm biệt nơi anh
Hành lý mang theo mối cảm tình
Sương trắng long lanh bờ cỏ biếc.
Nắng vàng vương vất khóm dâu xanh!
Mang nặng tình riêng với nghĩa chung
Chuyến đò đã giục khách sang sông
Bàn tay xiết chặt bàn tay nữa
Thôi nhé tôi đi bạn hiểu lòng
(Từ biệt)
...........................................................
* Xuân Thủy (1912 - 1985) tên thật là Nguyễn Trọng Nhâm. 
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Nhà báo Xuân Thủy bên dòng Nhuệ Giang
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO