Nguyên cán bộ CA tỉnh trong vụ sửa điểm thi ở Hà Giang: "Em có một số cháu cần nhờ anh giúp đỡ, để các cháu được đi học"

Trí thức trẻ| 03/07/2019 14:46

Quá trình điều tra và tại VKS, nữ PGĐ Sở giáo dục Hà Giang không thừa nhận có nhờ "nâng điểm" môn ngữ văn mà chỉ "nhờ xem điểm".

Theo dự kiến, giữa tháng 7/2019, TAND tỉnh Hà Giang sẽ mở phiên sơ thẩm xét xử 5 bị can trong vụ án gian lận điểm thi THPT quốc gia.

5 bị can bị truy tố gồm: Nguyễn Thanh Hoài (cựu trưởng Phòng Khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang), Vũ Trọng Lương (cựu phó Phòng Khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục), Phạm Văn Khuông, Triệu Thị Chính (2 cựu phó giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang) và Lê Thị Dung (cựu cán bộ Công an tỉnh Hà Giang).

Cán bộ Công an tỉnh nhờ nâng điểm 20 thí sinh

Theo cáo trạng, cuối tháng 4/2018, Lê Thị Dung (nguyên cán bộ Công an tỉnh Hà Giang) có đến nhà Nguyễn Thanh Hoài, khi ngồi chơi, Dung có nói chuyện "trong kỳ thi này em có một số cháu cần nhờ anh giúp đỡ, để các cháu được đi học". Hoài bảo: "Để anh xem xét đã".

Khoảng đầu tháng 6/2018, Dung tiếp tục đến nhà Hoài đưa danh sách 4 thí sinh và 1 thì sinh khác do Dung nhắn qua điện thoại, khoảng 3 - 4 ngày sau Dung lại đến nhà thêm một lần nữa đưa một danh sách 15 thí sinh nhờ Hoài xem xét giúp đỡ và được Hoài đồng ý.

Khi đưa danh sách Dung chỉ nói "anh cố gắng giúp". 

Kết quả, 20 thí sinh do Dung nhờ Hoài được nâng điểm các môn thi trắc nghiệm.

Vụ nâng điểm ở Hà Giang: Cán bộ CA tỉnh nhờ nâng điểm 5 học sinh, Phó GĐ Sở yêu cầu nâng điểm cho con trai - Ảnh 2.

Bị can Phạm Văn Khuông bị bắt. Ảnh: Công an Hà Giang.

Cuộc điện thoại chớp nhoáng của hai vị PGĐ Sở Giáo dục Hà Giang

Đối với bị can Triệu Thị Tuyết Chính, cơ quan điều tra xác định đầu tháng 7/2018, nữ PGĐ Sở giáo dục này có gọi điện cho Phạm Văn Khuông để hỏi số báo danh con trai nhưng Khuông không nhớ, chỉ nói với Chính nhớ 3 số cuối là 284, thi tại điểm THPT Chuyên, sau đó Chính tắt điện thoại luôn.

Kết quả số báo danh 05000284 của con trai Phạm Văn Khuông được nâng 13,3 điểm với 3 môn thi trắc nghiệm.

Cơ quan điều tra cũng xác đinh, từ ngày 28/6/2018 đến ngày 1/7/2018, Triệu Thị Chính (với vai trò là Ủy viên ban chỉ đạo thi THPT Quốc gia cấp tỉnh, Phó Chủ tịch hội đồng thi, Trưởng Ban chấm thi) đã đến Phòng Trưởng ban thư ký Hội đồng thi ở tầng 2, nhà Hiệu bộ Trường THPT Chuyên tỉnh Hà Giang gặp Hoài, đưa cho Hoài tờ giấy khổ A4 có danh sách đánh máy tính 13 thí sinh, trong đó có 12 thí sinh là nhờ "nâng điểm" môn Ngữ Văn, 1 thí sinh còn lại là "nhờ xem điểm".

Hoài đồng ý giúp Chính, cả hai cùng thống nhất số điểm cần nâng của 12 thí sinh. Sau đó, Chính còn đưa thêm cho Hoài 1 số báo danh khác là 05000582 xét tuyển đại học các môn Toán, Lý, Anh nhưng Hoài không nhận lời giúp.

Quá trình chấm thi Ngữ Văn và nhập điểm, ghép phách, kiểm dò diễn ra từ ngày 1/7/2018 – 9/7/2018, đây là khoảng thời gian Hoài có thế can thiệp nâng điểm được. 

Nhưng vào ngày 7/7/2018, Vũ Trọng Lương bị phát hiện vận chuyển bài thi trắc nghiệm từ trường Chuyên về Sở giáo dục cho nên bị can Hoài phải tham gia nhiều cuộc họp, ông không thể nâng điểm cho danh sách thí sinh mà Chính đã đưa.

Quá trình điều tra và tại VKS, bị can Chính không thừa nhận có nhờ Hoài nâng điểm môn ngữ văn mà chỉ "nhờ xem điểm". Tuy nhiên, căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, cơ quan tố tụng khẳng định bà Chính nhờ Hoài nâng điểm chứ không phải xem điểm.

Kết luận giám định của Viện khoa học hình sự - Bộ Công an cũng thể hiện, trong điện thoại của Triệu Thị Tuyết Chính có nội dung tin nhắn giữa bị can và một số người đã nhờ Chính giúp. Ngoài ra, hành vi phạm tội của nữ PGĐ Sở giáo dục còn được chứng minh bằng các lời khai của những người có liên quan, các dữ liệu điện tử có trong hồ sơ vụ án.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • 18 tỉnh, thành phố tham gia Hội chợ trái cây, nông sản an toàn tại Hà Nội
    Tối 22/11, Sở Công thương Hà Nội chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố tại Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Thanh Trì, Hà Nội.
  • Chung sức, đồng lòng thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới
    Sau gần 40 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, tình hình kinh tế - xã hội đất nước có bước chuyển mình mạnh mẽ, đột phá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân. Bên cạnh những thành tựu to lớn, Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có tình trạng lãng phí, gây tác họa nghiêm trọng, lâu dài, khó khắc phục, cản trở đất nước vươn mình, giàu mạnh. Bởi vậy, hiện nay, Đảng, Nhà nước coi triệt bỏ lãng phí là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu.
Đừng bỏ lỡ
Nguyên cán bộ CA tỉnh trong vụ sửa điểm thi ở Hà Giang: "Em có một số cháu cần nhờ anh giúp đỡ, để các cháu được đi học"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO