Nguy cơ mất trắng khi vay tiền ở Đông Anh (Hà Nội): Bài 1 - Nhiều uẩn khúc trong việc vay tiền bằng hợp đồng chuyển nhượng

Nguyễn Thành/ Tùng Nguyễn| 14/09/2019 12:03

Ngày 3/12/2013 do cần tiền cấp bách, bà Lại Thị Phúc, thôn Võng La, Đông Anh (ĐA), liều vay “nóng” bằng cách chấp nhận ký hợp đồng chuyển nhượng, nhà đất với chủ nợ mà không biết rằng mình đã trắng tay

Nắm trong tay mọi quyền được chủ nhà ủy quyền, chủ nợ tự do giao dịch, mua bán nhà đất của người vay.

Năm 2013, do khó khăn nên bà Lại Thị Phúc (ngụ thôn Võng La, xã Võng La, Đông Anh, Hà Nội), để có tiền vay “nóng” bà đã gặp chị Mai Việt Hằng – Sinh năm 1975, tổ 9, Khu Chợ mới, thị trấn Đông Anh. Tại đây, tất cả mọi giao dịch đều được chị Hằng đạo diễn và được gặp ông Đ. X Mạnh - Hướng dẫn ký kết mọi thủ tục giấy tờ về khoản vay số tiền 250 triệu đồngvới lãi suất 12%/tháng, trong thời hạn 3 năm.

Thay vì chỉ ký hợp đồng vay nợ có thế chấp nhà đất, chị Hằng yêu cầu bà Phúc phải ký thêm hợp đồng chuyển nhượng (QSDĐ), sang tên ông Đ. X Mạnh để có toàn quyền quyết định các giao dịch đối với nhà đất, đảm bảo cho khoản vay.

Cần tiền trả nợ nên bà Phúc vội vàng chấp thuận làm theo chỉ đạo của chị Hằng với sự kém hiểu biết của mình bà đã ký giấy vay tiền cùng với biên bản thỏa thuận cam kết, hợp đồng thế chấp vay tiền ngày 3/12/2013 và cũng giao toàn bộ giấy tờ  do bà đứng tên tại địa chỉ thôn Võng La (ĐA), cho ông Mạnh giữ toàn bộ giấy tờ gốc.

Sau này bà mới tá hỏa ra chỉ trong thời gian ngắn sau khi ký hợp đồng vay nợ, ông Mạnh đã chuyển nhượng nhà, đất của bà cho người khác mà không hay biết.

Để tìm hiểu thông tin, pv Báo Người Hà Nội đã có buổi làm việc, được bà Phúc cung cấp toàn bộ hồ sơ giấy tờ liên quan: Theo hồ sơ được cung cấp, trong biên bản thỏa thuận cam kết ngày 3/12/2013 giữa hai bên nêu rõ; bên A cam kết chỉ dùng tài sản để vay vốn ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác. Không được mua bán chuyển nhượng sang tên cho người thứ ba, không được làm xáo trộn cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bên B trong thời hạn 3 năm ký hợp đồng chuyển nhượng, quyền sử dụng đất (QSDĐ), mà bên B đã chuyển nhượng cho bên A.

Nguy cơ mất trắng khi vay tiền ở Đông Anh (Hà Nội): Bài 1 - Nhiều uẩn khúc trong việc vay tiền bằng hợp đồng chuyển nhượng
Biên bản thỏa thuận cam kết giữa hai bên
Nguy cơ mất trắng khi vay tiền ở Đông Anh (Hà Nội): Bài 1 - Nhiều uẩn khúc trong việc vay tiền bằng hợp đồng chuyển nhượng
 Bà Lại Thị Phúc ký g
iấy vay tiền của ông Đào Xuân Mạnh

Sau 3 năm hết hạn hợp đồng bên B cam kết trả lại cho bên A toàn bộ số tiền đã vay của bên A. Sau khi hoàn tất khoản nợ bên A phải có trách nhiệm trả lại cho bên B giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã hợp đồng chuyển nhượng cho bên A ngày 3/12/2013 (theo đứng tên của chủ hộ gia đình bên B là giấy chứng nhận QSDĐ), do UBND huyện Đông Anh cấp ngày 27/11/2013 – số: BR 519373; hồ sơ gốc số: 00186, thửa đất số: 54 + 55, tờ bản đồ số: 37, diện tích: 120m2.

Cũng theo lời bà Phúc bàng hoàng kể lại, vào khoảng 9h đến 11h ngày 9/9/2019, “khi tôi ốm nằm trong nhà thì có khoảng gần chục người đến nói là chủ đất và họ cùng nhau phá, tháo dỡ đồ đạc; như cửa cuốn, bạt… vứt lung tung khắp nơi lúc đấy cả nhà chỉ có mình tôi là phụ nữ nên tôi rất hoảng loạn. Sau một hồi bình tĩnh lại tôi mới biết đất nhà mình đã bị chủ nợ chuyển nhượng cho người khác, trong thời gian vay tiền hàng tháng tôi vẫn nộp lãi đều và đã trả được 150 triệu tiền gốc, số tiền 100 triệu còn lại tôi hẹn đến hết kỳ vay tôi trả nốt”  các khoản lãi và gốc tôi toàn chuyển tài khoản cho chị Mai Việt Hằng, giờ tôi mới biết là tài sản của mình đã hợp thức hóa cho người khác.       

“Tôi đâu có biết luật gì đâu, khi ký chị Hằng nói chỉ để đảm bảo hợp thức hóa vay tiền chứ không phải mua bán nhà nên tôi mới tin ký, chứ đâu biết ra nông nỗi này...” - bà Phúc nói.

Tuy nhiên ít người hiểu biết về thủ tục này. Chủ nợ sử dụng hợp đồng chuyển nhượng, ủy quyền, mua bán để bán luôn nhà, đất. Có chủ nợ bán xong rồi bỏ trốn để lại rắc rối pháp lý lẫn tinh thần cho người vay lãnh đủ. Điển hình như sự việc nhà bà Phúc đây cũng là cảnh tỉnh cho những người đang vay theo kiểu hình thức này. Để đảm bảo an ninh trật tự tránh xôn xao dư luận, đề nghị UBND thành phố Hà Nội, UBND huyện Đông Anh, UBND xã Võng La, các ban ngành liên quan cần sớm vào cuộc làm rõ để lấy lại công bằng cho các bên.

Thông tin kỳ tiếp theo sẽ được pv Báo Người Hà Nội tiếp tục cập nhật tới bạn đọc.

Sau đây là một số hình ảnh nhóm người đến nhận đất của họ và phá, tháo dỡ đồ đạc tại điểm tranh chấp:

Nguy cơ mất trắng khi vay tiền ở Đông Anh (Hà Nội): Bài 1 - Nhiều uẩn khúc trong việc vay tiền bằng hợp đồng ủy quyền

Nguy cơ mất trắng khi vay tiền ở Đông Anh (Hà Nội): Bài 1 - Nhiều uẩn khúc trong việc vay tiền bằng hợp đồng chuyển nhượng

Nguy cơ mất trắng khi vay tiền ở Đông Anh (Hà Nội): Bài 1 - Nhiều uẩn khúc trong việc vay tiền bằng hợp đồng ủy quyền

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống trong nghiên cứu cũng như nhận thức xã hội về loại hình di sản đặc biệt này.
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • Ngày đầu tiên vận hành chính quyền 2 cấp tại phường Ba Đình diễn ra thông suốt
    Sáng 1/7, 126 xã, phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội chính thức vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được đánh giá diễn ra thuận lợi, người dân đánh giá cao tinh thần phục vụ chu đáo của đội ngũ cán bộ, công chức.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Phú Thượng: Nâng cao hiệu quả phục vụ nhân dân
    Sáng 1/7, HĐND phường Phú Thượng (Hà Nội) khóa I tổ chức kỳ họp thứ Nhất, nhiệm kỳ 2021-2026, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đừng bỏ lỡ
Nguy cơ mất trắng khi vay tiền ở Đông Anh (Hà Nội): Bài 1 - Nhiều uẩn khúc trong việc vay tiền bằng hợp đồng chuyển nhượng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO