Người thương binh nhiệt huyết trong các phong trào cơ sở

Đặng Thủy| 21/08/2020 15:03

Nhiều năm qua, người dân Tổ dân phố 21, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội đã không còn xa lạ với người thương binh “vác tù và hàng tổng”. Ông chính là Lưu Minh Bàn - một Đảng viên luôn năng động trong các phong trào cơ sở, góp phần tích cực trong việc xây nếp sống người Hà Nội văn minh, thanh lịch tại địa bàn phường Nghĩa Đô.

Người thương binh nhiệt huyết trong các phong trào cơ sở
Cùng với chiếc xe đạp, ông Lưu Minh Bàn đi tới từng ngõ ngách để tuyên truyền vận động người dân thực hiện tốt quy tắc ứng xử nơi công cộng. - Ảnh Đặng Thủy
Ông Lưu Minh Bàn sinh năm 1953 tại xã Ngọc Vân, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Năm 17 tuổi, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc ông khoác ba lô lên đường ra chiến trường. Năm 1973, ông Bàn xung phong vào chiến trường B. Lời dặn của cha trước ngày nhập ngũ: “Con làm gì thì làm cũng đừng để gia đình và địa phương phải hổ thẹn” luôn được ông Bàn khắc ghi như một động lực trong những ngày ra trận.

“Ngày ấy, tôi được giao nhiệm vụ lái xe vận tải quân sự tiếp viện cho chiến trường miền Nam. Biết bao gian khó chúng tôi đã từng trải qua trên những cung đường, có khi đêm cũng như ngày cứ mải miết trên xe, có khi ăn cơm chỉ có rau rừng. Nhưng điều khiến tôi ám ảnh nhất thời ấy lại không phải là những khó khăn vất vả mình đã trải qua mà là sự hi sinh của đồng đội. Có người đồng đội của tôi đã không thể giữ được mạng sống cho mình khi chiếc xe trượt dốc rồi đổ nhào trên cung đường hiểm trở, giữa trùng điệp núi non” - ông Bàn nhớ lại.

Những năm tháng “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” dẫu đã lùi vào quá vãng nhưng ông Bàn chẳng dễ nguôi quên. Ông vẫn nhớ như in những cung đường “nhấp nhô bụi hồng” mà mình đã trải qua trong những ngày đảm trách công việc lái xe của Đoàn 559, nhớ những người đồng đội đã cùng ông vào sinh ra tử, nhớ những chiếc xe ngụy trang bằng những cây rừng… Sau này, khi miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất, ông Bàn tiếp tục gắn bó với Binh đoàn 12 (tiền thân của Đoàn 559) làm nhiệm vụ xây dựng cầu đường giao thông trên những địa bàn trọng yếu của đất nước. 

Với ông, những nếm trải trong cuộc đời người lính chính là sự tôi luyện cho ý chí, nghị lực và cả niềm tin trong cuộc sống. Ông tự nhận mình may mắn hơn những người đồng đội đã mãi mãi ra đi không trở lại và luôn tự nhủ mình còn sức là còn phải cống hiến để xây dựng quê hương. Cũng bởi thế mà khi nghỉ hưu ông tiếp tục đảm trách nhiều công việc tại địa phương như: Phó Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng tổ dân phố, Đội trưởng đội phòng cháy chữa cháy cơ sở, Đội trưởng đội tự quản phường Nghĩa Đô, tổ trưởng tổ hòa giải, hội viên Câu lạc bộ chống cướp giật… 

Khi còn làm Tổ trưởng tổ dân phố, ông đã góp phần tích cực trong việc tuyên truyền vận động nhân dân địa phương thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng. Ông Bàn nhớ lại, những năm đầu tiên khi Thành phố Hà Nội ra quân triển khai thực hiện Bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng, bản thân ông cũng có rất nhiều trăn trở để làm sao cho việc triển khai tuyên truyền tại địa phương có hiệu quả. Sau khi suy nghĩ, ông đã đề xuất với lãnh đạo phường chuẩn bị các tờ rơi để dán trên bảng tin, nhà văn hóa rồi phát đến từng hộ dân. Đều đặn hằng ngày nắng cũng như mưa, cứ vào tầm 6h30 sáng và 17h30 chiều, ông lại đạp xe chở chiếc loa lưu động len lỏi đến từng ngõ nhỏ để tuyên truyền bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng tại tổ dân phố; phát tờ rơi đến từng hộ dân để nhắc nhở, vận động người dân không bán hàng rong, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, vứt rác đúng nơi quy định, ứng xử có văn hóa, đồng thời tuyên truyền phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường. 

“Thoạt đầu, một số người dân cảm thấy bỡ ngỡ, thậm chí khó chịu khi bị nhắc nhở, nhưng tôi cứ kiên trì thuyết phục theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”. Tại những “điểm đen” về vệ sinh môi trường trên địa bàn, tôi còn phải đến ngồi “canh” cả ngày, cứ thấy ai đem rác ra đổ là tôi nhắc nhở. Có lẽ cũng bởi sự kiên trì, kiên quyết của tôi, mà nhiều người từ chỗ không hợp tác đã dần thay đổi, tự giác thực hiện quy tắc. Cho đến nay, việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn phường đã có những chuyển biến rõ rệt, tổ dân phố của tôi cũng không còn điểm tồn đọng rác thải” - ông Bàn chia sẻ.

Hay như mới đây khi Thành phố Hà Nội bước vào trận chiến với dịch bệnh Covid-19, ông Bàn cũng tiếp tục nêu cao vai trò của công tác thông tin tuyên truyền trên địa bàn cơ sở. Với chiếc xe đạp được cấp cho công tác bảo vệ dân phố, ông buộc thêm chiếc loa lưu động sau yên xe, len lỏi vào từng ngõ, ngách của các tổ dân phố tuyên truyền về các hộ dân trong phường không nên tích trữ thực phẩm, giải thích về thông tin về giãn cách xã hội, cách phòng chống dịch bệnh theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế…

Với cương vị là đội dân phòng chuyên trách, ông luôn phối hợp với các lực lượng chức năng tuần tra, phát hiện các đối tượng vi phạm. Dịp trước Tết Nguyên đán vừa qua, trong quá trình đi tuần tra ông đã kịp thời phát hiện và bàn giao cho công an phường 30 quả pháo. Trung tuần tháng 1/2020, trong khi đi làm nhiệm vụ, ông đã kiểm tra và phát hiện 5 cháu nhỏ tàng trữ 30 quả pháo tại khu vực sân bóng đình làng An Phú. Ông Bàn đã kịp thời thu giữ, nhắc nhở các cháu đồng thời bàn giao số pháo trên về công an phường.

Trong công tác hòa giải, đối với những vụ việc mâu thuẫn trong nhân dân, ông Bàn luôn nỗ lực để tìm ra các giải pháp thuyết phục bằng những phân tích dựa trên cơ sở pháp lý, giúp hai bên hiểu rõ đúng sai từ đó nhắc nhở họ có thái độ ứng xử văn hóa.

Mang trong mình vết thương thời lửa đạn nhưng ông Lưu Minh Bàn luôn tâm niệm lời dạy của Bác “thương binh tàn nhưng không phế”. Ông tự nhủ, còn sức là còn phải cống hiến để xây dựng đất nước, quê hương và tuổi càng cao thì luôn phải là tấm gương sáng để thế hệ trẻ noi theo. Cũng bởi thế mà đảm trách công việc gì ông đều tận tụy, tâm huyết và trách nhiệm. Phần thưởng minh chứng cho những đóng góp của ông chính là những tấm bằng khen của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội, Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội, UBND quận Cầu Giấy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận Cầu Giấy, Hội Cựu chiến binh Việt Nam…  Năm 2019, ông đã vinh dự được tặng danh hiệu Người tốt việc tốt cấp thành phố.

Nhiệm kỳ 2020 - 2022 dẫu vẫn được nhân dân tin tưởng bầu làm Tổ trưởng tổ dân phố, tuy nhiên ông xin được thôi không tham gia để lớp trẻ năng động tiếp tục kế cận. “Tôi chỉ thôi không làm Tổ trưởng tổ dân phố chứ còn những “nhiệm vụ” khác thì tôi vẫn tham gia, nào hòa giải, nào phòng cháy chữa cháy, nào dân phòng, nào quản lý các đối tượng sau cai nghiện… Với tôi niềm vui và hạnh phúc đó là được đóng góp và cống hiến cho xã hội” - ông Bàn chia sẻ khi tôi tạm biệt ông ra về.

Giữa phố phường tấp nập người xe, bất giác tôi lại nhớ tới hình ảnh của ông trong màu áo lính cùng các chiến sĩ cảnh sát giao thông tham gia phân làn, giải tỏa giao thông trong giờ cao điểm tại ngã tư Nguyễn Văn Huyên - Hoàng Quốc Việt. Người lính Trường Sơn năm xưa dẫu đã bước sang tuổi lục tuần, nhưng nhiệt huyết thì vẫn vẹn nguyên như thời còn trai trẻ... 
(0) Bình luận
  • Hướng đến xây dựng Thị xã Sơn Tây thành đô thị văn hóa lịch sử của Thủ đô Hà Nội
    Sáng 22/11, Đoàn kiểm tra số 2 của Thành ủy, do đồng chí Nguyễn Doãn Toản, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình, chủ trì kiểm tra việc triển khai, thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2024 của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025” của Đảng bộ thị xã Sơn Tây.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Niềm tự hào của xứ Mường huyện Ba Vì trong xây dựng nông thôn mới
    Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đợt 1 năm 2024, trong đó có xã Minh Quang (huyện Ba Vì) – địa phương miền núi có tới hơn 40% là đồng bào dân tộc Mường.
  • Tăng cường xây dựng người Ba Đình văn minh, thanh lịch, nghiêm túc, nghĩa tình
    Quận ủy Ba Đình đã tổ chức Hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh chuyên đề năm 2024 về “Phát huy giá trị văn hóa truyền thống”; triển khai Kế hoạch của Ban Thường vụ Quận uỷ về triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”; phát động cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 4.
  • Phát huy vai trò của Phụ nữ Thủ đô trong xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch
    Tiếp tục triển khai hiệu quả 02 bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố là một trong những nội dung trọng tâm được đề cập đến trong Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
  • Tạo sự thống nhất, đồng thuận trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    UBND thành phố Hà Nội vừa có Kế hoạch tổ chức thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đến năm 2025”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Người thương binh nhiệt huyết trong các phong trào cơ sở
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO